TÀI LIỆU ÔN THI HSG
Chia sẻ bởi Lê Ngọc Hân |
Ngày 15/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: TÀI LIỆU ÔN THI HSG thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
Câu 1: Trình bày cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi?
Cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi:
* Cấu tạo kính hiển vi gồm:
- Chân kính
- Thân kính gồm:
+ Ống kính gồm: Thị kính, đĩa quay gắn các vật kính, vật kính
+ Ốc điề chỉnh gồm: Ốc to, ốc nhỏ.
- Bàn kính
* Cách sử dụng kính hiển vi:
- Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu
- Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho mẫu vật nằm ở đúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản. Hãy thận trọng không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào gương là như vậy dễ gây hỏng mắt.
- Mắt nhìn vật từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ, cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.
- Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.
- Điều chỉnh ốc nhỏ để nhìn mẫu vật rõ nhất.
Câu 2: Trình bày cách làm tiêu bản tế bào vảy hành, tế bào thịt quả cà chua? Vẽ hình, chú thích?
Cách làm tiêu bản tế bào vảy hành và tế bào thịt quả cà chua:
* Cách làm tiêu bản tế bào vảy hành:
- Bóc một vảy hành tươi ra khỏi củ hành, dung kim mũi mác khẽ rạch một ô vuông nhỏ, mỗi chiều khoảng 1/3cm ở phía trong vảy hành. Dùng kim mũi mác khẽ lột ô vuông vảy hành cho vào đĩa đồng hồ đã có nước cất.
- Lấy một bản kín sạch đã nhỏ sẵn giọt nước, đặt mặt ngoài mảnh vảy hành sát lam kính,rồi nhẹ nhàng đậy lamen lên. Nếu có nước tràn ra ngoài dung giấy hút nứơc, hút cho đến khi nước không còn tràn ra ngoài nữa.
- Đặt, cố định tiêu bản và đem quan sát, vẽ hình.
* Cách làm tiêu bản tế bào thịt quả cà chua:
- Cắt đôi quả cà chua, dùng kim mũi mác cạo một ít thịt quả cà chua (lưu ý lấy càng ít càng tốt, nếu lấy nhiều khó quan sát vì các tế bào chồng chất lên nhau).
- Lấy 1 lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước, đưa đầu kim mũi mác vào sao cho các tế bào thịt quả cà chua tan đều trong giọt nước, rội nhẹ nhàng đậy lamen lên. Nếu có nước tràn ra ngoài dung giấy hút nứơc, hút cho đến khi nước không còn tràn ra ngoài nữa.
- Đặt, cố định tiêu bản và đem quan sát, vẽ hình.
Câu 3: Mô tả thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm vận chuyển chất hữu cơ qua mạch rây của thân cây?
Mô tả thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm vận chuyển chất hữu cơ qua mạch rây của thân cây:
* Mô tả thí nghiệm:
- Chọn một cành cây trong vườn, bóc một khoanh vỏ.
- Sau một tháng quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra?
* Kết quả thí nghiệm:
Sau một tháng thấy mép vỏ ở phía trên cành cây phình to ra.
* Giải thích kế quả thí nghiệm:
- Mép vỏ ở phía trên chỗ cắt phình to ra, còn mép vỏ ở phía dưới không phình to ra là do:
+ Chất hữu cơ được vận chuyển từ lá xuống bị tắc nghẽn do mạch bị gián đoạn.
+ Phần vỏ phía trên nhận được nhiều chất dinh dưỡng nên phình to ra.
* Kết luận: Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
Câu 4: Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
Người ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa vì: Củ là phần phình to chứa chất dự trử để cây dùng lúc ra hoa tạo quả. Vì vậy nếu trồng cây lấy củ như khoai lang, củ cải…thì phải thu hoạch trước khi ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất hữu cơ dự trữ nhất. Nếu thu hoạch chậm, sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã được chuyển hoá để tạo ra các bộ phận của hoa nên chất lưưọng củ bị giảm rõ rệt.
Câu 5: Mô tả thí nghiệm chứng minh chức năng của mạch gỗ và mạch rây?
Thí nghiệm chứng minh chức năng của mạch gỗ:
- Cắm một cành hoa trắng vào một bình nước màu (đỏ), sau một thời gian cành hoa ngắm màu của nước (đỏ)
- Cắt ngang cành hoa một lát mỏng, quan sát dưới kính lúp ta thấy mạch gỗ bị nhuộm màu.
- Kết luận: Nước và muối khoáng vận chuyển trong thân nhờ mạch gỗ.
Thí nghiệm chứng minh chức năng của mạch rây:
* Mô tả thí nghiệm:
- Chọn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Ngọc Hân
Dung lượng: 190,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)