TÀI LIỆU ÔN TÂP SINH 9 VÀO 10 CỰC HAY
Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Duy |
Ngày 15/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: TÀI LIỆU ÔN TÂP SINH 9 VÀO 10 CỰC HAY thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
KẾ HOẠCH LUYỆN THI VÀO LỚP 10
MÔN SINH HỌC
TỔNG SỐ 20 BUỔI
PHÂN CHIA KIẾN THỨC LUYỆN THI
Stt
Nội dung
1
Lý thuyết Lai 1 cặp tính trạng
2
Lý thuyết Lai hai cặp tính trạng
3+4
Bài tập di truyền Menđen
5+6+7
Lý thuyết – Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh – Bài tập
8
Di truyền liên kết – Bài tập
9+10+11
Lý thuyết ADN, gen, ARN, protein – Bài tập
12
Đột biến gen, đột biến NST, LT thường biến – Bài tập
13
Di truyền học người
14+15
Sinh vật và môi trường
- Môi trường và các nhân tố sinh thái
- ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
- ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
16
Hệ sinh thái
- Quần thế sinh vật, quần thể người
- Quần xã sinh vật
- Hệ sinh thái
17
Con người dân số và môi trường, bảo vệ môi trường
18+19
Ôn đề
20
Khảo sát
Chương I: Các Thí nghiệm của Menđen
A. Hệ thống kiến thức
I.Di truyền học
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tỏ tiên cho các thế hệ con cháu. - Biến dị là hiện tượng con sinh ra có những điểm khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. - Di truyền và biến dị là 2 hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản. - Di truyền học là môn khoa học đề cập tới CSVC, cơ chế và tính quy luật của hiện tương di truyền và biến dị. - Di truyền học có vai trò lớn trong y học và đặc biệt có tầm quan trong trong công nghệ sinh học hiện đại II.Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen:"Phân tích cơ thể lai" và một số thuật ngữ căn bản: 1.Các bước phân tích cơ thể lai: -B1: Chọn đối tượng nghiên cứu di truyền phù hợp(đậu hà lan) Lí do:dễ trồng ,phổ biến ở quê hương ông,vòng đời ngắn nên nhanh cóng thu được kết quả lai,có nhiều cặp tính trạng tương phản, đậu Hà Lan có khả năng tự thụ phấn rất cao -> dễ tạo dòng thuần -B2: Tạo dòng thuần chủng:Menden cho đậu hà lan tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ cho đến khi kiểu hình của thế hệ sau đồng loạt giống thế hệ trước. -B3: Cho lai giữa các dòng thuẩn mang các cặp tính trạng tương phản với nhau Chú ý:Menden nghiên cứu sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng sao đó mới nghiên cứu đồng thời sự sự di truyền của nhiều cặp tính trạng -B4: Thống kê các số liệu thu được ở các phép lai rồi dùng toán xác suất và thống kê xử lí các số liệu đó .Từ đó rút ra các quy luật di truyền 2. Những khái niệm và thuật ngữ cơ bản: - Tính trạng: Là những đặc điểm cụ thể về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. - Cặp tính trạng tương phản: Là 2 trạng thái khác nhau của cùng một loại tính trạng mà biểu hiện trái ngược nhau. - Gen: Là Nhân tố di truyền quyết định một hoặc một số tính trạng của sinh vật. - Giống thuần chủng: Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống thế hệ trước . - Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể có kiểu hình trội cần kiểm tra kiểu gen với cơ thể có kiểu hình lặn tương ứng.
+ Nếu kết quả phép lai phân tích là đồng tính chứng tỏ cơ thể cần KT là đồng hợp (thuần chủng)
P: (vàng) AA x aa(xanh) G: A a F1:100%Aa(vàng) + Nếu kết quả phép lai pt là phân tính-> cơ thể cần KT là không thuần chủng: P: (vàng) Aa x aa(xanh) G: A; a a F1:1Aa(vàng):1aa(xanh) -Các kí hiệu:
+ P(parentes) là cặp bố mẹ xuất phát.Pt/c: bố mẹ thuần chủng +G(gamete):giao tử +F(filia):thế hệ con:F1:thế hệ thứ nhất,con của cặp P;F2 là thế hệ thứ hai được sinh ra từ F1 do sự tự thụ phấn hoặc giao phấn giữa các F1,,, +Fb :con lai phân tích III. Quy luật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đức Duy
Dung lượng: 685,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)