Tài liệu ôn tập ngữ văn 9

Chia sẻ bởi Nghiem Duc Huu | Ngày 15/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu ôn tập ngữ văn 9 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Nội dung chương trình ôn thi
vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2008 – 2009
Môn: ngữ văn
Bài 1: Ôn tập chung về phân môn Tiếng Việt
I. Từ:
1. Từ loại: (Chủ yếu khai thác nội dung)
a. *Danh từ: Loại từ chỉ người, vật, hiện tượng, sự kiện
Danh từ có hai bộ phận chính: danh từ riêng và danh từ chung.
Chức vụ ngữ pháp quan trọng nhất: làm CN trong câu. DT làm VN khi kết hợp với từ là. Nhóm từ bổ nghĩa cho DT gọi là định ngữ
(GV lấy các ví dụ cụ thể về danh từ và chức vụ ngữ pháp của DT)
* Cụm danh từ: tổ hợp nhiiều từ có danh từ làm thành tố chính
VD: Những học sinh lớp 9
Lom khom dưới núi tiều vài chú
b. * Động từ: Từ chỉ hành động, trạng thái nói chung
ĐT thường kết hợp với: hãy, đừng, chớ… ở phía trước
Chức vụ ngữ pháp quan trọng nhất: làm VN trong câu
Nhóm từ bổ nghĩa cho ĐT gọi là bổ ngữ
(GV lấy các ví dụ cụ thể về động từ và chức vụ ngữ pháp của ĐT)
* Cụm động từ: Tổ hợp từ có động từ làm thành tố chính
VD: Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
c. * Tính từ: Từ chỉ tính chất của sự vật, của hoạt động, trạng thái
Chức vụ ngữ pháp quan trọng nhất: làm VN trong câu
Nhóm từ bổ nghĩa cho TT gọi là bổ ngữ
(GV lấy các ví dụ cụ thể về tính từ và chức vụ ngữ pháp của TT)
* Cụm tính từ: Tổ hợp từ có tính từ làm thành tố chính
2. Các phép tu từ phổ biến (từ xét về các phép tu từ)
a. So sánh:
- Nêu 4 bộ phận thực hiện phép so sánh (vế được so sánh; vế so sánh; cơ sở so sánh; từ dùng để so sánh) có thể 1 trong bố yếu tố trên bị ẩn (Lấy VD)
- Dấu hiệu nhận biết: thông qua từ so sánh: như, là, bằng…
- Tác dụng: làm hình ảnh sự vật giàu giá trị biểu cảm, trở nên cụ thể, gần gũi…
b. Nhân hóa:
c. dụ: vế được so sánh ẩn đi, chỉ còn vế so sánh
Muốn hiểu ẩn dụ phải đặt trong văn cảnh và suy ngẫm để tìm sự liên quan
VD: Phân tích hình ảnh mặt trời ẩn dụ (Bác Hồ, em Akay, mặt trời chân lý=> điểm tương đồng với mặt trời: ánh sáng niềm tin, hi vọng…)
d. Tương phản, chơi chữ
đ. Điệp ngữ
3. Sự phát triển từ vựng:
II. Câu
1. Câu phức có vế câu làm CN, VN (VD)
2. Biện pháp tu từ về câu
3. Các phương châm hội thoại
4. Thuật ngữ
5. Các thành phần biệt lập
6. Nghĩa tường minh, hàm ý
III. Luyện tập:
1. Phân tích giá trị biểu đạt của ngôn từ trong đoạn thơ sau:
“ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
….Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
( Quê hương – Tế Hanh)
2. Chỉ và phân tích biện pháp tu từ được dùng trong đoạn trích:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy đâu
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nghiem Duc Huu
Dung lượng: 33,22KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)