Tai lieu, noâi dung tap huan chuan KT-KN tieu hoc
Chia sẻ bởi Trần Minh Hoàng |
Ngày 12/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: tai lieu, noâi dung tap huan chuan KT-KN tieu hoc thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
LỚP BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ QUẢN LÝ TIỂU HỌC
HÈ 2009
Chuyên đề 4 : Dạy theo chương trình tiểu học mới các lớp từ lớp 1 đến lớp 5 (môn Tiếng Việt )
Đà Lạt , ngày 28-31/7 năm 2009
I. DẠY HỌC VẦN :
- Coi trọng tính chặt chẽ của hệ thống ngữ âm Tiếng Việt : Thứ tự âm , vần và cùng với nó là thứ tự các chữ cái , các chữ , không có âm , vần `lạc" ( âm , vần, tiếng chưa học đã xuất hiện )và cũng không có những tiếng không có nghĩa. Các âm có hình thức chữ viết gần giống nhau, được sắp xếp theo từng cụm bài.
- Nội dung coi trọng hình thành và rèn luyện cã 4 kỹ năng : Đọc , viết , nghe , nói; trong đó kỹ năng đọc ,viết được đặt ở vị trí hàng đầu.
- Coi trọng sự tích hợp giữa nội dung dạy học môn Tiếng Việt với các môn học khác : tích hợp giữa hiểu biết sơ giản vế Tiếng Việt với hiểu biết sơ giản về xã hội , tự nhiên , con người , văn hoá , văn học . Ngữ liệu trong sách được chọn lọc kỹ , đảm bảo tính giáo dục và thẩm mỹ.
- Nội dung dạy học vần : + Làm quen với âm và chữ
+ Dạy học âm , vần mới
+ Ôn tập âm , vần
II. DẠY TẬP ĐỌC
- Nội dung các bài tập đọc gần gũi , thiết thực với trẻ theo chủ điểm để cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên , xã hội , con người; tăng cường vốn từ , khả năng diễn đạt.
- Các chủ điểm được chia nhỏ , mở rộng và nâng cao qua mỗi lớp . Việc chia chủ điểm nhỏ hơn với thời lượng dành cho mỗi chủ điểm ít hơn phù hợp với sự phát triển nhận thức của trẻ ; giúp trẻ duy trì hứng thú , loại trừ cảm giác nhàm chán khi học một chủ điểm trong thời gian quá dài.
- * Hệ thống chủ điểm trong SGK Tiếng Việt :
- Lớp 2 : Nhà trường, gia đình, thiên nhiên- đất nước.
- Lớp 3 : Học sinh, nhà trường, gia đình, thiên nhiên- đất nước.
- Lớp 4 : Lòng thương người, đức tính trung thực,ý chí nghị lực, thiên nhiên và cuộc sống, thế giới tự nhiên.
- Lớp 5 :Tổ quốc Việt Nam, tình yêu hoà bình, thiên nhiên , môi trường, lối sống vì mọi người, trách nhiệm công dân, truyền thống.
III. DẠY KỂ CHUYỆN
- Nội dung phân môn kể chuyện trong chương trình mới gắn bó chặt chẽ với phân môn Tập đọc và chủ điểm của từng tuần học.
- Ở giai đoạn học vần , cuối mỗi tiết ôn tập , HS được nghe kể những câu chuyện đơn giản có tên gọi gắn với các vần mới học và tập kể một vài câu về nội dung câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ . Từ phần luyện tập tổng hợp trở đi , KC trở thành một phân môn độc lập , được học trong 13 tuần. Trừ tuần cuối ( ôn tập - kiểm tra ) , mỗi tuần là một chủ điểm tương ứng với 1 truyện kể phù hợp.Các câu chuyện không in trong SGK mà in trong SGV làm cho giờ KC thực sự là giờ rèn kỹ năng nghe cho HS. SGK chỉ thể hiện những tranh minh hoạ ND chính của câu chuyện , những hoạt động chính của GV và HS trong giờ học.
Lớp 2-3 : Nội dung truyện kể là những câu chuyện mà các em vừa học đọc trong tiết TĐ trước đó. Bên cạnh đó , trong một số tiết TLV , còn một số bài tập nghe -kể ( văn bản được in trong trong SGK ) ; lớp 3 không có tiết KC riêng mà bố trí trong bài TĐ hai tiết đầu tuần . HS luyện đọc và tìm hiểu bài TĐ ( khoảng 1,5 tiết ) rồi luyện kể lại câu chuyện đó trong 0,5 tiết.
- Lớp 4,5 : Trong mỗi đơn vị 3 tuần học ở lớp 4 có một bài KC đã nghe , đã đọc gắn với chủ điểm . Những câu chuyện HS kể là những chuyện các em tự sưu tầm trong sách báo hoặc trong đời sống hằng ngày ( nghe người thân hoặc ai đó kể ) để kể lại .Với kiểu bài KC được chứng kiến hoặc tham gia , HS sẽ kể chuyện người thật , việc thật trong cuộc sống xung quanh mà các em đã biết , đã thấy .
IV. DẠY CHÍNH TẢ
- Nội dung trong phân môn chính tả gắn bó chặt chẽ với phân môn TĐ và chủ điểm của từng tuần học . Các bài để tập chép và nghe - viết thường được trích hoặc tóm tắt từ các bài TĐ trong tuần . Bài nhớ - viết là một đoạn thơ hoặc đoạn văn HS đã học thuộc lòng. Nội dung chương trình mới ở phân môn chính tả cũng có một số văn bản mới có nội dung phù hợp chủ điểm đang học để viết chính tả .
- Nội dung các bài tập rất nhiều kiểu , và đa dạng , phong phú . Nhiều mẩu chuyện vui được dùng làm cho sách thêm phần thú vị , hấp dẫn.
- Bên cạnh kiểu bài tập CT bắt buộc , nội dung mới còn có kiểu bài tập lựa chọn ( bài tập mở) để đưa ra nhiều phương án luyện tập khác nhau cho GV và HS lựa chọn theo đặc điểm phát âm của địa phương hay của bản thân HS và những loại lỗi CT mà HS địa phương thường mắc phải.
V. DẠY TẬP VIẾT
- Lớp 1 :
+ Tập tô , tập viết chữ cái , vần , từ ngữ thường cỡ vừa.
+ Tập tô các chữ hoa theo trình tự bảng chữ cái ( A,Ă,Â,B,C,D.)
+ Tập viết các vần , từ ngữ chữ thường cỡ vừa và nhỏ.
- Lớp 2 :
+ Viết các chữ cái viết hoa ; tiếp tục luyện cách viết các chữ viết thường , tập nối nét từ chữ hoa sang chữ thường .
- Lớp 3 :
+ On tập, củng cố cách viết 29 chữ cái viết hoa ,một số chữ ghi âm đầu có chữ cái viết hoa ( Ch, Gi, Gh.)
+ Củng cố kĩ năng viết các chữ thường và chữ hoa cỡ nhỏ , yêu cầu nâng cao( đúng , nhanh )
+ Viết ứng dụng các tên riêng , các câu tục ngữ, ca dao , thơ có số chữ dài hơn lớp 2 nhằm hoàn thiện kỹ năng viết chữ ở giai đoạn đầu lớp 1,2,3.
VI. DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU
- Lớp 2-3 , phân môn luyện từ và câu không có bài học lý thuyết . Các kiến thức từ ngữ và ngữ pháp được thể hiện qua các bài tập thực hành . HS chủ yếu luyện tập , thực hành để từ đó hình thành một cách tự nhiên các nhận thức ban đầu về các kiến thức sẽ học ở các lớp trên .
- Lớp 4-5 yêu cầu HS khái quát hoá các kiến thức từ ngữ và ngữ pháp từ kết quả các bài tập đã thực hiện và phát biểu thành lời .
+ Về từ vựng :
- Cung cấp vốn từ qua bài tập đọc .
- Mở rộng vốn từ theo chủ điểm thông qua các bài tập thực hành.
- Tìm hiểu nghĩa của từ ( trong ngữ cảnh cụ thể )
- Các khái niệm cơ bản về : Từ phân chia theo cấu tạo ( từ đơn , từ ghép, từ láy); từ nhìn nhận từ góc độ ngữ nghĩa ( từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa.)
+ Về từ loại :
- Cung cấp các khái niệm về từ loại : thế nào là danh từ , động từ , tính từ.
( trong chương trình lớp 4,5 )
- Nhận diện các từ loại :( trong chương trình TV lớp 2 chưa dạy khái niệm danh từ , động từ.chỉ yêu cầu Hs nhận biết các từ chỉ người. vật,hành động,đặc điểm , tính chất.)
- Rèn luyện việc sử dụng từ loại.
+ Về câu :
- Các dấu câu cơ bản ( dấu chấm , dấu hỏi , dấu chấm than .)
- Các kiểu câu cơ bản ( xét theo cấu tạo , xét theo mục đích nói )
- Tập sử dụng câu
+ Về các biện pháp tu từ từ vựng và tu từ cú pháp :
- Nhận diện các biện pháp tu từ ( nhân hoá , so sánh, ẩn dụ.)
- Tác dụng của biện pháp tu từ .
- Tập sử dụng các biện pháp tu từ trong câu , trong đoạn văn, trong văn bản.
VII. DẠY TẬP LÀM VĂN
- Chương trình mới của phân môn TLV có nội dung rèn kĩ năng kể chuyện và miêu tả cho HS ; đặc biệt HS còn được luyện kĩ năng quan sát tranh để kể chuyện hoặc miêu tả sự vật , sự việc theo cách cảm nhận riêng của mình
- Cung cấp cho HS một số hiểu biết và kĩ năng phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt hàng ngày với nội dung khá đa dạng. Đây là những kĩ năng rất cần thiết với mỗi người .Bên cạnh đó nội dung mới còn rèn cho HS kĩ năng nghe thông qua các bài TLV nghe và kể lại câu chuyện được nghe.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Minh Hoàng
Dung lượng: 113,89KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)