Tai lieu lop ghep 2009
Chia sẻ bởi Tăng Xuân Sơn |
Ngày 12/10/2018 |
66
Chia sẻ tài liệu: Tai lieu lop ghep 2009 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Dạy học sinh cách học
ở lớp ghép
Đà Nẵng 15-18-6-2009
Mục tiêu
Sau khi học xong Chuyên đề này HV có khả năng:
Sử dụng hiệu quả các hình thức tổ chức dạy - học ở LG.
Giúp HS LG hình thành và rèn luyện một số kĩ năng học tập hiệu quả: kĩ năng học cá nhân, kĩ năng học với bạn trong nhóm nhỏ, kĩ năng học chung cả lớp, kĩ năng tự đánh giá trong môi trường học tập LG.
Đổi mới việc
dạy “ dạy học sinh cách học”
Tập trung vào ghi nhớ chính xác (Tai/mắt)
HS học chủ yếu bằng TAI
Chủ yếu nghe, nhìn
Theo sự “dạy dỗ của người lớn”
Sự hợp tác trong học tập với các bạn không rõ ràng
HS học bằng nhiều giác quan
Trở thành nhu cầu
và “bắt buộc”
Sự năng động, sáng tạo
và chủ động
Thông qua nhiều hình thức cảm nhận của trẻ em/ tay& giác quan
Tập trung vào nghĩa ( thông qua các giác quan và sự vận động của cơ thể)
I. Đặc điểm học tập
của HS trong LG
Đặc điểm môi trường học tập LG.
Có ít nhất 2 TĐ lớp khác nhau ;Khả năng học tập của HS khác nhau.
- Đặc điểm học tập của HS trongLG
Học tập cá nhân
Học tập với bạn cùngNTĐ; khác NTĐ.
Học tập trong nhóm cùngNTĐ; khác NTĐ
Học tập độc lập
của HS trong lớp ghép
-Hãy nêu những việc giáo viên phải làm để duy trì học tập cá nhân HS trong LG? Xác định mức độ rất quan trọng; quan trọng; không quan trọng của từng việc cụ thể?
- Hãy nêu những việc quan trọng HS phải làm để: xác định được nhiệm vụ bản thân; thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, kiểm tra và báo cáo kết quả làm được?
Những việc quan trọng HS phải làm
biết rõ nhiệm vụ mình phải làm.
Biết xác định những khó khăn vướng mắc
Biết tìm mối quan hệ giữa câu hỏi với những kiến thức đã biết
Cần vạch ra kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của mình
Tự định hướng đến đích một cách đầy đủ và tốt nhất, đi từ dễ đến khó, từ câu đầu đến câu cuối.
Biết tìm sự hỗ trợ bên ngoài: SGK, sách tham khảo, vở ghi bài, các bạn, GV.
Cần trình bày bài làm một cách rõ ràng nhất
Cần xem lại những việc mình đã làm , sửa chữa và hoàn thiện bài làm
Làm thế nào để hình thành và rèn cho trẻ những kĩ năng học tập độc lập?
Tập cho trẻ một số những kĩ năng sau:
biết cách xác định yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra.
chú ý về thời gian ; những phương tiện, công cụ hay sự trợ giúp có thể có được khi cần.
Tập trung vào nhiệm vụ đang làm và cố gắng để tìm ra những cách giải quyết khác nhau cho 1 vấn đề;
Chú ý sử dụng những loại bài, câu hỏi kích thích sự nghi vấn của trẻ, đòi hỏi trẻ phải phát hiện vấn đề và biết đặt ra những câu hỏi để học.
Rèn cho trẻ cách trình bày tường minh và biết cách biện luận cho các công việc của mình.
Học cá nhân
Thảo luận nhóm:
Hãy nêu những hoạt động học cá nhân của HS trong LG?
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn về việc giúp HS có được những kĩ năng tự học cá nhân?
Tự học cá nhân
Tập cách tự đọc SGK, tài liệu theo các phương thức khác nhau: đọc thành tiếng, đọc thầm; đọc có ghi chép; đọc có xúc cảm; đọc để tìm từ khó đọc, từ chưa hiểu nghĩa; đọc để tìm câu khó đọc; đọc để trả lời câu hỏi; đọc để tóm tắt nội dung đoạn/bài văn...
- Tập các kĩ năng học trên lớp: làm việc với các đồ dùng học tập; với các phiếu giao việc của GV; tìm các phương pháp khác nhau suy nghĩ trả lời câu hỏi/ làm bài tập...; Mô tả/ trình bày lại được công việc đã làm trước nhóm/cả lớp ; Tự đánh giá được kết quả thực hiện của bản thân. Biết nhận ra hạn chế/ sai sót của bản thân và tìm cách khắc phục/sửa chữa; Chủ động tham gia trong các hoạt động học tập và vui chơi của lớp để có thể trở thành người điều hành giỏi/người quản trò giỏi.
. Học cùng bạn
trong nhóm học tập độc lập
Hãy chia sẻ kinh nghiệm trong việc giúp HS có được những kĩ năng trong việc học cùng bạn trong nhóm nhỏ?
Xác định yêu cầu với HS khi hoạt động nhóm: trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm? Yêu cầu nào là khó nhất với HS của bạn?
Học cùng bạn
trong nhóm học tập độc lập
Ví dụ minh họa nhóm học tập độc lập
NTĐ A tự học Tập đọc, NTĐ B GV sẽ giảng 1 phần ND bài mới. GV dùng phiếu giao việc cho nhóm trưởng điều hành bước đọc văn bản (câu, đoạn, cả bài, từ/câu khó đọc, từ khó về nghĩa…
Thời gian cho hoạt này khoảng từ 7-10 phút đủ để GV giảng một phần bài mới cho NTĐ B. Và khi NTĐ B được giao làm bài tập hoặc thực hành nội dung nào đó (khoảng 7-10 phút) thì GV quay sang làm việc với NTĐ A: Xem lại kết quả các hoạt động đã giao cho nhóm và hướng dẫn trẻ thực hiện hoạt động: Tìm hiểu nội dung bài đọc.
Vai trò của nhóm học tập độc lập trong lớp ghép
là một phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả.
Trong một lớp học có 2 NTĐ, nếu cả 2 nhóm cùng học bài mới thì sẽ có 1 NTĐ phải tự đọc (ít nhất là 1 phần trong SGK) để tự khai thác kiến thức nội dung của bài học.
- Làm việc trong nhóm tự học tập, học sinh học bằng cách làm chứ không phải bằng cách nghe GV giảng. Các em có điều kiện để thảo luận với nhau về những thông tin, chia sẻ kinh nghiệm của mỗi người. HS có nhiều cơ hội hơn để diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng, mở rộng hiểu biết, suy nghĩ và phát triển kỹ năng nói. do đó kiến thức mà các em đã thu nhận sẽ được cọ xát và củng cố vững vàng hơn. Các em học thêm được cách suy nghĩ, lập luận của bạn. Điều này giúp trẻ trưởng thành nhanh chóng hơn. Quan hệ bình đẳng, thân ái giữa các thành viên trong nhóm là môi trường thuận lợi để trẻ tập dượt, mạnh dạn bộc lộ và tự khẳng định mình, giúp trẻ thêm tự tin trong học tập và tin vào chính mình. Kinh nghiệm giao tiếp, khả năng nhận thức, kĩ năng tự đánh giá của trẻ được bộc lộ và phát triển.
Đặt câu hỏi và
khuyến khích học sinh
đặt câu hỏi để học
Những câu hỏi hay
Những câu hỏi mở thực sự khiến trẻ phải suy nghĩ:
Em nghĩ thế nào?
Làm sao em biết?
Tại sao em lại nghĩ vậy?
Em có lí do không? Sao em lại có thể chắc chắn như vậy?
Có phải điều này luôn như thế?
Liệu có cách/lí do/ý tưởng khác không?
Nếu … thì sao? Nếu không… thì sao?
Theo em thì cái gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Một câu hỏi hay khiến người ta phải động não. Nó tạo ra thách thức đối với tư duy.
Đánh giá:
Liệu có bao giờ là đúng nếu ăn cắp/ nói dối/ giết ai đó?
So sánh, đánh giá:
Hai bức ảnh/ bài khóa/ hành động này giống nhau ở chỗ nào?
bức ảnh/ bài khóa/ hành động nào tốt hơn? Tại sao?
Những câu hỏi gợi ý và đào sâu
Tại sao em lại nghĩ rằng?.... Sao em biết….?
Em có thể nói thêm về…? Em có thể cho tôi biết ý em nói gì?
Điều gì sẽ xảy ra nếu….? Liệu có thể là…?
Đặt câu hỏi còn khó hơn trả lời
Cách khuyến khích HS đặt câu hỏi
1. Giúp HS suy nghĩ, tìm từ ngữ và diễn đạt thành những câu hỏi. VD: đưa ra trước lớp 1 vật như cái cốc, bức tranh… khuyến khích HS hỏi bất kì những điều gì liên quan tới cái cốc hoặc bức tranh đó.
2. Khích lệ HS đặt câu hỏi, trân trọng và sẵn sàng tạo cơ hội cho HS:
Kiềm chế đưa ra đánh giá câu trả lời theo cách không nhận xét, yêu cầu các HS khác có ý kiến.
Gợi ý những câu trả lời khác :”không có duy nhất một câu trả lời đúng. Liệu có cách nào khác không? Ai có ý kiến khác?”
Yêu cầu HS đặt câu hỏi: “Có ai muốn đặt câu hỏi cho bạn Páo về những gì bạn ấy đã làm không?”
Cho HS hỏi lẫn nhau : “Páo, đề nghị em hỏi bạn khác xem bạn nghĩ gì? Bạn có ý kiến gì?
3. Với những câu hỏi của HS mà GV chưa trả lời được, hãy đưa ra trước lớp, lôi kéo HS vào cùng tìm câu trả lời.
Dạy học sinh biết tự đánh giá để học
+Giúp HS nhận thức được mặt mạnh yếu, những tiến bộ của bản thân để điều chỉnh hành vi cho phù hợp.
+Nâng cao ý thức trách nhiệm với việc học tập, lòng tự tin vào bản thân.
+Rèn luyện thói quen và khả năng tự đánh giá.
Làm thế nào để giúp HS phát triển kĩ năng tự đánh giá
+ Hướng dẫn HS tự đối chiếu bài làm của mình với kết quả đúng.
+ Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá lẫn nhau
+ Sử dụng các HS giỏi, khá ở nhóm có trình độ cao hơn
Nên lưu ý HS về thái độ khi đánh giá bài của bạn: Cần trung thực, thẳng thắn, nhẹ nhàng, không nên chê bai, dè bỉu...
1. Vỗ cái tay cho đều này vỗ cái tay cho đều.
A ối a, mình vỗ cái tay cho đều.
2. Ngoáy cái tay cho đều này Ngoáy cái tay cho đều .
A ối a, mình ngoáy cái tay cho đều.
3. Lắc cái mông cho đều này Lắc cái mông cho đều
A ối a, mình lắc cái mông cho đều.
4. Đá cái chân cho đều này, Đá cái chân cho đều
A ối a, mình đá cái chân cho đều.
5. Mình vỗ cái tay, mình ngoáy cái tay, mình lắc cái mông, mình đá cái chân cho đều.
Muỗi bay, muỗi đậu
1. Muỗi bay, Muỗi bay: Vo Ve, vo ve
Muỗi đậu, muỗi đậu: Đậu vào đâu?
Đậu vào má bạn bên phải.Có đốt không?
Đốt nhè nhẹ thôi.
2. Muỗi bay, Muỗi bay: Vo Ve, vo ve
Muỗi đậu, muỗi đậu: Đậu vào đâu?
Đậu vào tai bạn bên trái. Có đốt không?
Đốt thật đau vào: Ái, Ái, Ái. Đập muỗi.
Nào anh em cùng ra đây xem chúng ta chung nhau vui đùa
La Lá Là, là lá la, la lá là lá la la là
Nào anh em cùng ra đây xem chúng ta chung nhau đánh đàn
Tưng tứng từng, từng tứng tưng, tưng tứng từng tứng tưng tưng từng
Nào anh em cùng ra đây xem chúng ta chung nhau thổi kèn
Te tí tò, tò tí te, te tí tò, tí te tí tò
Nào anh em cùng ra đây xem chúng ta chung nhau nhảy đầm
Chát chát chùm, chát chát chum chát chát chùm chát chum chát chùm
Tiếng kêu con vật
A ha! A ha! Con gà nhà ai nó kêu thật to: Ó ò o ò
Không đâu không đâu con gà nhà tôi nó kêu to hơn: Ó ò o ò
A ha! A ha! Con mèo nhà ai nó kêu thật to: Méo meo meo mèo
Không đâu không đâu con gà nhà tôi nó kêu to hơn:Méo meo meo mèo
A ha! A ha! Con vịt nhà ai nó kêu thật to: Cáp cáp cáp cạp
Không đâu không đâu con vịt nhà tôi nó kêu to hơn:Cáp cáp cáp cạp
ở lớp ghép
Đà Nẵng 15-18-6-2009
Mục tiêu
Sau khi học xong Chuyên đề này HV có khả năng:
Sử dụng hiệu quả các hình thức tổ chức dạy - học ở LG.
Giúp HS LG hình thành và rèn luyện một số kĩ năng học tập hiệu quả: kĩ năng học cá nhân, kĩ năng học với bạn trong nhóm nhỏ, kĩ năng học chung cả lớp, kĩ năng tự đánh giá trong môi trường học tập LG.
Đổi mới việc
dạy “ dạy học sinh cách học”
Tập trung vào ghi nhớ chính xác (Tai/mắt)
HS học chủ yếu bằng TAI
Chủ yếu nghe, nhìn
Theo sự “dạy dỗ của người lớn”
Sự hợp tác trong học tập với các bạn không rõ ràng
HS học bằng nhiều giác quan
Trở thành nhu cầu
và “bắt buộc”
Sự năng động, sáng tạo
và chủ động
Thông qua nhiều hình thức cảm nhận của trẻ em/ tay& giác quan
Tập trung vào nghĩa ( thông qua các giác quan và sự vận động của cơ thể)
I. Đặc điểm học tập
của HS trong LG
Đặc điểm môi trường học tập LG.
Có ít nhất 2 TĐ lớp khác nhau ;Khả năng học tập của HS khác nhau.
- Đặc điểm học tập của HS trongLG
Học tập cá nhân
Học tập với bạn cùngNTĐ; khác NTĐ.
Học tập trong nhóm cùngNTĐ; khác NTĐ
Học tập độc lập
của HS trong lớp ghép
-Hãy nêu những việc giáo viên phải làm để duy trì học tập cá nhân HS trong LG? Xác định mức độ rất quan trọng; quan trọng; không quan trọng của từng việc cụ thể?
- Hãy nêu những việc quan trọng HS phải làm để: xác định được nhiệm vụ bản thân; thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, kiểm tra và báo cáo kết quả làm được?
Những việc quan trọng HS phải làm
biết rõ nhiệm vụ mình phải làm.
Biết xác định những khó khăn vướng mắc
Biết tìm mối quan hệ giữa câu hỏi với những kiến thức đã biết
Cần vạch ra kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của mình
Tự định hướng đến đích một cách đầy đủ và tốt nhất, đi từ dễ đến khó, từ câu đầu đến câu cuối.
Biết tìm sự hỗ trợ bên ngoài: SGK, sách tham khảo, vở ghi bài, các bạn, GV.
Cần trình bày bài làm một cách rõ ràng nhất
Cần xem lại những việc mình đã làm , sửa chữa và hoàn thiện bài làm
Làm thế nào để hình thành và rèn cho trẻ những kĩ năng học tập độc lập?
Tập cho trẻ một số những kĩ năng sau:
biết cách xác định yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra.
chú ý về thời gian ; những phương tiện, công cụ hay sự trợ giúp có thể có được khi cần.
Tập trung vào nhiệm vụ đang làm và cố gắng để tìm ra những cách giải quyết khác nhau cho 1 vấn đề;
Chú ý sử dụng những loại bài, câu hỏi kích thích sự nghi vấn của trẻ, đòi hỏi trẻ phải phát hiện vấn đề và biết đặt ra những câu hỏi để học.
Rèn cho trẻ cách trình bày tường minh và biết cách biện luận cho các công việc của mình.
Học cá nhân
Thảo luận nhóm:
Hãy nêu những hoạt động học cá nhân của HS trong LG?
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn về việc giúp HS có được những kĩ năng tự học cá nhân?
Tự học cá nhân
Tập cách tự đọc SGK, tài liệu theo các phương thức khác nhau: đọc thành tiếng, đọc thầm; đọc có ghi chép; đọc có xúc cảm; đọc để tìm từ khó đọc, từ chưa hiểu nghĩa; đọc để tìm câu khó đọc; đọc để trả lời câu hỏi; đọc để tóm tắt nội dung đoạn/bài văn...
- Tập các kĩ năng học trên lớp: làm việc với các đồ dùng học tập; với các phiếu giao việc của GV; tìm các phương pháp khác nhau suy nghĩ trả lời câu hỏi/ làm bài tập...; Mô tả/ trình bày lại được công việc đã làm trước nhóm/cả lớp ; Tự đánh giá được kết quả thực hiện của bản thân. Biết nhận ra hạn chế/ sai sót của bản thân và tìm cách khắc phục/sửa chữa; Chủ động tham gia trong các hoạt động học tập và vui chơi của lớp để có thể trở thành người điều hành giỏi/người quản trò giỏi.
. Học cùng bạn
trong nhóm học tập độc lập
Hãy chia sẻ kinh nghiệm trong việc giúp HS có được những kĩ năng trong việc học cùng bạn trong nhóm nhỏ?
Xác định yêu cầu với HS khi hoạt động nhóm: trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm? Yêu cầu nào là khó nhất với HS của bạn?
Học cùng bạn
trong nhóm học tập độc lập
Ví dụ minh họa nhóm học tập độc lập
NTĐ A tự học Tập đọc, NTĐ B GV sẽ giảng 1 phần ND bài mới. GV dùng phiếu giao việc cho nhóm trưởng điều hành bước đọc văn bản (câu, đoạn, cả bài, từ/câu khó đọc, từ khó về nghĩa…
Thời gian cho hoạt này khoảng từ 7-10 phút đủ để GV giảng một phần bài mới cho NTĐ B. Và khi NTĐ B được giao làm bài tập hoặc thực hành nội dung nào đó (khoảng 7-10 phút) thì GV quay sang làm việc với NTĐ A: Xem lại kết quả các hoạt động đã giao cho nhóm và hướng dẫn trẻ thực hiện hoạt động: Tìm hiểu nội dung bài đọc.
Vai trò của nhóm học tập độc lập trong lớp ghép
là một phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả.
Trong một lớp học có 2 NTĐ, nếu cả 2 nhóm cùng học bài mới thì sẽ có 1 NTĐ phải tự đọc (ít nhất là 1 phần trong SGK) để tự khai thác kiến thức nội dung của bài học.
- Làm việc trong nhóm tự học tập, học sinh học bằng cách làm chứ không phải bằng cách nghe GV giảng. Các em có điều kiện để thảo luận với nhau về những thông tin, chia sẻ kinh nghiệm của mỗi người. HS có nhiều cơ hội hơn để diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng, mở rộng hiểu biết, suy nghĩ và phát triển kỹ năng nói. do đó kiến thức mà các em đã thu nhận sẽ được cọ xát và củng cố vững vàng hơn. Các em học thêm được cách suy nghĩ, lập luận của bạn. Điều này giúp trẻ trưởng thành nhanh chóng hơn. Quan hệ bình đẳng, thân ái giữa các thành viên trong nhóm là môi trường thuận lợi để trẻ tập dượt, mạnh dạn bộc lộ và tự khẳng định mình, giúp trẻ thêm tự tin trong học tập và tin vào chính mình. Kinh nghiệm giao tiếp, khả năng nhận thức, kĩ năng tự đánh giá của trẻ được bộc lộ và phát triển.
Đặt câu hỏi và
khuyến khích học sinh
đặt câu hỏi để học
Những câu hỏi hay
Những câu hỏi mở thực sự khiến trẻ phải suy nghĩ:
Em nghĩ thế nào?
Làm sao em biết?
Tại sao em lại nghĩ vậy?
Em có lí do không? Sao em lại có thể chắc chắn như vậy?
Có phải điều này luôn như thế?
Liệu có cách/lí do/ý tưởng khác không?
Nếu … thì sao? Nếu không… thì sao?
Theo em thì cái gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Một câu hỏi hay khiến người ta phải động não. Nó tạo ra thách thức đối với tư duy.
Đánh giá:
Liệu có bao giờ là đúng nếu ăn cắp/ nói dối/ giết ai đó?
So sánh, đánh giá:
Hai bức ảnh/ bài khóa/ hành động này giống nhau ở chỗ nào?
bức ảnh/ bài khóa/ hành động nào tốt hơn? Tại sao?
Những câu hỏi gợi ý và đào sâu
Tại sao em lại nghĩ rằng?.... Sao em biết….?
Em có thể nói thêm về…? Em có thể cho tôi biết ý em nói gì?
Điều gì sẽ xảy ra nếu….? Liệu có thể là…?
Đặt câu hỏi còn khó hơn trả lời
Cách khuyến khích HS đặt câu hỏi
1. Giúp HS suy nghĩ, tìm từ ngữ và diễn đạt thành những câu hỏi. VD: đưa ra trước lớp 1 vật như cái cốc, bức tranh… khuyến khích HS hỏi bất kì những điều gì liên quan tới cái cốc hoặc bức tranh đó.
2. Khích lệ HS đặt câu hỏi, trân trọng và sẵn sàng tạo cơ hội cho HS:
Kiềm chế đưa ra đánh giá câu trả lời theo cách không nhận xét, yêu cầu các HS khác có ý kiến.
Gợi ý những câu trả lời khác :”không có duy nhất một câu trả lời đúng. Liệu có cách nào khác không? Ai có ý kiến khác?”
Yêu cầu HS đặt câu hỏi: “Có ai muốn đặt câu hỏi cho bạn Páo về những gì bạn ấy đã làm không?”
Cho HS hỏi lẫn nhau : “Páo, đề nghị em hỏi bạn khác xem bạn nghĩ gì? Bạn có ý kiến gì?
3. Với những câu hỏi của HS mà GV chưa trả lời được, hãy đưa ra trước lớp, lôi kéo HS vào cùng tìm câu trả lời.
Dạy học sinh biết tự đánh giá để học
+Giúp HS nhận thức được mặt mạnh yếu, những tiến bộ của bản thân để điều chỉnh hành vi cho phù hợp.
+Nâng cao ý thức trách nhiệm với việc học tập, lòng tự tin vào bản thân.
+Rèn luyện thói quen và khả năng tự đánh giá.
Làm thế nào để giúp HS phát triển kĩ năng tự đánh giá
+ Hướng dẫn HS tự đối chiếu bài làm của mình với kết quả đúng.
+ Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá lẫn nhau
+ Sử dụng các HS giỏi, khá ở nhóm có trình độ cao hơn
Nên lưu ý HS về thái độ khi đánh giá bài của bạn: Cần trung thực, thẳng thắn, nhẹ nhàng, không nên chê bai, dè bỉu...
1. Vỗ cái tay cho đều này vỗ cái tay cho đều.
A ối a, mình vỗ cái tay cho đều.
2. Ngoáy cái tay cho đều này Ngoáy cái tay cho đều .
A ối a, mình ngoáy cái tay cho đều.
3. Lắc cái mông cho đều này Lắc cái mông cho đều
A ối a, mình lắc cái mông cho đều.
4. Đá cái chân cho đều này, Đá cái chân cho đều
A ối a, mình đá cái chân cho đều.
5. Mình vỗ cái tay, mình ngoáy cái tay, mình lắc cái mông, mình đá cái chân cho đều.
Muỗi bay, muỗi đậu
1. Muỗi bay, Muỗi bay: Vo Ve, vo ve
Muỗi đậu, muỗi đậu: Đậu vào đâu?
Đậu vào má bạn bên phải.Có đốt không?
Đốt nhè nhẹ thôi.
2. Muỗi bay, Muỗi bay: Vo Ve, vo ve
Muỗi đậu, muỗi đậu: Đậu vào đâu?
Đậu vào tai bạn bên trái. Có đốt không?
Đốt thật đau vào: Ái, Ái, Ái. Đập muỗi.
Nào anh em cùng ra đây xem chúng ta chung nhau vui đùa
La Lá Là, là lá la, la lá là lá la la là
Nào anh em cùng ra đây xem chúng ta chung nhau đánh đàn
Tưng tứng từng, từng tứng tưng, tưng tứng từng tứng tưng tưng từng
Nào anh em cùng ra đây xem chúng ta chung nhau thổi kèn
Te tí tò, tò tí te, te tí tò, tí te tí tò
Nào anh em cùng ra đây xem chúng ta chung nhau nhảy đầm
Chát chát chùm, chát chát chum chát chát chùm chát chum chát chùm
Tiếng kêu con vật
A ha! A ha! Con gà nhà ai nó kêu thật to: Ó ò o ò
Không đâu không đâu con gà nhà tôi nó kêu to hơn: Ó ò o ò
A ha! A ha! Con mèo nhà ai nó kêu thật to: Méo meo meo mèo
Không đâu không đâu con gà nhà tôi nó kêu to hơn:Méo meo meo mèo
A ha! A ha! Con vịt nhà ai nó kêu thật to: Cáp cáp cáp cạp
Không đâu không đâu con vịt nhà tôi nó kêu to hơn:Cáp cáp cáp cạp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tăng Xuân Sơn
Dung lượng: 4,26MB|
Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)