Tài Liệu Lớp Cảm Tình Đảng

Chia sẻ bởi Trường Tiểu Học Ngô Quyền | Ngày 12/10/2018 | 66

Chia sẻ tài liệu: Tài Liệu Lớp Cảm Tình Đảng thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA
YÊU NƯỚC VIỆT NAM
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CHUYÊN ĐỀ
DÀNH CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ NHÂN DÂN

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG
HÀ NỘI - 2008

GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA
YÊU NƯỚC VIỆT NAM

Chuyên đề 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM
Chuyên đề 2: CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
Chuyên đề 3: CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN MỚI CỦA CÁCH MẠNG
Chuyên đề 4: XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM THẤM SÂU CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC


Chuyên đề 1


CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM

NỘI DUNG

I. Khái quát chung về chủ nghĩa yêu nước
II. Cơ sở hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
I. Khái quát chung về chủ nghĩa yêu nước

1. Khái niệm
2. Vị trí, ý nghĩa của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
1. Khái niệm
Yêu nước là "một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã được củng cố qua hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các quốc gia biệt lập".
Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, tư tưởng yêu nước phát triển thành chủ nghĩa yêu nước.
Chủ nghĩa yêu nước là “nguyên tắc đạo đức và chính trị, tình cảm xã hội.
Nội dung chính của chủ nghĩa yêu nước là tình yêu và lòng trung thành với Tổ quốc.
Chủ nghĩa yêu nước không đồng nhất với chủ nghĩa dân tộc.
2. Vị trí, ý nghĩa của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam dựng nước và giữ nước.
Là chuẩn mực cao nhất của đạo lý và đứng đầu trong bậc thang giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam.
Là tình cảm, một giá trị thiêng liêng chung của toàn dân Việt Nam;
Là sức mạnh tiềm tàng, thường trực trong lòng dân tộc; là nguồn lực không bao giờ cạn.
Ở thời đại nào chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc vẫn luôn là động lực to lớn để đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là động lực quan trọng hàng đầu để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng đề ra.
1. Lịch sử dựng nước với sự gắn bó của mỗi người với thiên nhiên, quê hương, xứ sở
Bắt đầu từ tình yêu quê hương xứ sở, nơi sinh ra, lớn lên của mỗi người.
Khi khai phá mảnh đất này, ông cha ta đã phải đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên để tồn tại. Vì vậy. mọi người Việt Nam đều nặng tình, nặng nghĩa với quê hương.
Việt Nam chủ yếu là kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Điều đó đã tạo nên sự gắn bó rất chặt chẽ giữa con người với thiên nhiên.
II. Cơ sở hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
1. Lịch sử dựng nước với sự gắn bó của mỗi người với thiên nhiên, quê hương, xứ sở
2. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc
3. Nền văn hoá thống nhất mà đa dạng của cộng đồng dân tộc
4. Quá trình hình thành và thống nhất sớm của quốc gia, dân tộc Việt Nam
2. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc
Hiếm có dân tộc nào như dân tộc ta phải chống ngoại xâm nhiều lần như nước ta.
Trong các cuộc chống ngoại xâm, dân tộc ta thường phải đương đầu với kẻ địch mạnh hơn gấp nhiều lần.
Sự gắn bó mật thiết giữa bảo vệ đất nước đi liền với bảo vệ giống nòi, bảo vệ bản sắc dân tộc.
3. Nền văn hoá thống nhất mà đa dạng của cộng đồng dân tộc
Việt Nam có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc có vốn văn hoá, bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng, không hình thành lãnh thổ riêng, mà sống và cư trú xen kẽ.
Các dân tộc Việt Nam từ rất sớm đã sống gắn bó với nhau trong một quốc gia thống nhất, dưới sự quản lý của Nhà nước Trung ương thống nhất, một tổ tiên chung là Vua Hùng.
Sự thống nhất cao của nền văn hoá gắn liền với sự thống nhất của cộng đồng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Quá trình hình thành và thống nhất sớm của quốc gia, dân tộc Việt Nam
Việt Nam không trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ.
Ở Việt Nam Nhà nước phong kiến tập quyền ra đời sớm và phát triển mạnh, chi phối toàn bộ sự phát triển của xã hội.
Cùng với quá trình thống nhất quốc gia là quá trình hình thành và thống nhất dân tộc.
Chuyên đề 2


CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM
QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ

NỘI DUNG

I. Thời kỳ dựng nước (đời Hùng Vương – An Dương Vương)
II. Thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc trên 1000 năm chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc
III. Chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ phong kiến Việt Nam (từ năm 938 đến 1858)
IV. Chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc
V. Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước truyền thông Việt Nam
I. Thời kỳ dựng nước (đời Hùng Vương – An Dương Vương)

1. Đặc điểm chung
2. Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ dựng nước
1. Đặc điểm chung
Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là thời kỳ mà các thị tộc, bộ lạc sống riêng lẻ liên kết lại thành một cộng đồng quốc gia với lãnh thổ.
Cùng với quá trình hình thành Nhà nước là quá trình hình thành những cơ sở ban đầu của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
2. Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ dựng nước
Một là, đoàn kết dựng nước.
Hai là, tình nghĩa ruột thịt, đồng bào.
Ba là, truyền thống anh hùng, dũng cảm, mưu trí và sẵn sàng xả thân cứu nước.
II. Thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc trên 1000 năm chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc

1. Đặc điểm chung
2. Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập
1. Đặc điểm chung
Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, có nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại ách đô hộ của các triều đại Trung Quốc.
Các cuộc khởi nghĩa kế tiếp nhau nổ ra, thể hiện tinh thần quật khởi của dân tộc Việt Nam.
2. Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập
Một là, ý chí độc lập tự chủ, kiên quyết không chịu khuất phục.
Hai là, bám trụ quê hương, giữ quê cha đất tổ.
Ba là, bảo vệ nòi giống và văn hoá dân tộc.
Một là, ý chí độc lập tự chủ, kiên quyết không chịu khuất phục
Sự đô hộ hơn 1000 năm của các triều đại phong kiến phương Bắc với nhiều thủ đoạn đồng hóa đã không thể bẻ gãy ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc.
Ý chí độc lập tự chủ luôn được bảo tồn và phát triển từ đời này qua đời khác.
Hai là, bám trụ quê hương, giữ quê cha đất tổ
Giữ đất và giữ gìn truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của mình;
Việt hoá những gì mà nước ngoài mang đến.
Ba là, bảo vệ nòi giống và văn hoá dân tộc
Sự đô hộ của phong kiến phương Bắc luôn đi liền với âm mưu đồng hoá dân tộc về huyết thống và văn hoá dân tộc Hán của Trung Quốc.
Dân tộc Việt Nam trải qua hơn 1000 năm lịch sử đã bảo vệ được bản sắc văn hoá dân tộc, nòi giống Lạc Hồng của mình, Việt hoá mạnh hơn Hán hoá.
III. Chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ phong kiến Việt Nam (từ năm 938 đến 1858)
1. Đặc điểm chung
2. Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ giữ nền độc lập dưới chế độ phong kiến
1. Đặc điểm chung
Hơn 900 năm độc lập dưới chế độ phong kiến (938-1858), dân tộc Việt Nam đã phải chiến đấu không ngừng.
Tám lần đánh bại các cuộc xâm lược.
Đó là: Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán (năm 938); Lê Hoàn đánh thắng quân xâm lược nhà Tống (980); .... Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh (năm 1789).
2. Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ giữ nền độc lập dưới chế độ phong kiến
Một là, khẳng định rõ ràng quyền độc lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ và đoàn kết toàn dân để bảo vệ nền độc lập
Hai là, yêu nước là thương dân, dân là gốc, cả trong tập hợp lực lượng chống ngoại xâm, cả trong hoà bình xây dựng
Ba là, chủ nghĩa nhân đạo và nhân văn - đạo lý sống của người Việt
IV. Chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc

1. Đặc điểm chung
2. Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ chống thực dân, đế quốc
1. Đặc điểm chung
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thể hiện sức mạnh thông qua các phong trào yêu nước, các cuộc khởi nghĩa, đấu tranh vũ trang.
Các sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương.
Các trí thức yêu nước và khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin.
Người đã kết hợp chủ nghĩa yêu nước, phong trào công nhân Việt Nam và chủ nghĩa Mác - Lênin, thành lập Đảng Cộng sản.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta giành lại được độc lập, thống nhất Tổ quốc, chấm dứt gần một thế kỷ đô hộ của thực dân, đế quốc.
2. Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ chống thực dân, đế quốc
Một là, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam phát triển đến đỉnh cao là chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa anh hùng tập thể.
Hai là, ý chí độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đem sức ta mà giải phóng cho ta.
Ba là, chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân.
V. Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước truyền thông Việt Nam
1. Yêu quê hương, xứ sở, gắn bó trong cộng đồng dân tộc
2. Ý thức sâu sắc về độc lập, tự chủ, bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bản sắc văn hoá dân tộc
3. Mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng xả thân cứu nước; cần cù, sáng tạo trong sản xuất
4. Trọng nghĩa tình, nhân hậu, thủy chung, đại nghĩa, hào hiệp, nhân đạo, nhân văn
1. Yêu quê hương, xứ sở, gắn bó trong cộng đồng dân tộc
Chủ nghĩa yêu nước xuất phát từ tình yêu quê hương, xứ sở trước hết là xóm, làng, là cộng đồng làng, xã...
Yêu quê hương, xứ sở là tình cảm gắn liền với thiên nhiên và con người ở quê hương, gắn với cộng đồng.
Tình yêu quê hương xứ sở được mở rộng từ làng đến nước, giữ làng là để giữ nước, có làng, có nước.
Cộng đồng gia đình - làng, xã - Tổ quốc thấm đậm tư tưởng, tình cảm thương nước, thương nhà, thương người, thương mình...
2. Ý thức sâu sắc về độc lập, tự chủ, bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bản sắc văn hoá dân tộc
Ý thức độc lập, tự chủ gắn liền với trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Bảo vệ Tổ quốc còn là bảo vệ nền văn hoá dân tộc.
Tiếp thu những cái hay, cái đẹp của nền văn hoá khác, xây dựng nên một nền văn hoá của riêng mình.
3. Mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng xả thân cứu nước; cần cù, sáng tạo trong sản xuất
Các thế hệ người Việt Nam cũng luôn luôn sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Đã sáng tạo ra nhiều cách đánh để giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Sáng tạo trong lao động xây dựng quê hương đất nước.
4. Trọng nghĩa tình, nhân hậu, thủy chung, đại nghĩa, hào hiệp, nhân đạo, nhân văn
Lối sống đại nghĩa, hào hiệp, trọng nghĩa, khinh tài.
Người Việt Nam quyết chiến là để được độc lập và để có hoà bình.
Quan tâm cảm hoá, phân hoá kẻ thù, có lòng khoan hồng, bao dung với những kẻ đã hạ súng đầu hàng.
Tự hào nhưng khiêm tốn, kiên nghị nhưng bao dung, lấy đức báo oán, dùng nhân nghĩa để cảm hoá, khép lại quá khứ, xoá bỏ hận thù, hướng tới tương lai.
Chuyên đề 3

CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN MỚI CỦA CÁCH MẠNG
NỘI DUNG
I. Bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước hiện nay
II. Phát huy mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
I. Bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước hiện nay

1. Bối cảnh quốc tế
2. Bối cảnh trong nước
1. Bối cảnh quốc tế
Chủ nghĩa xã hội hiện thực tạm thời lâm vào thoái trào.
Các thế lực hiếu chiến đã và đang điều chỉnh chiến lược, ráo riết thực hiện ý đồ thiết lập “thế giới một cực”.
Cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới chống chiến tranh và chạy đua vũ trang, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ... diễn ra dưới nhiều hình thức mới.
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Tình hình khu vực Đông Nam Á thay đổi cơ bản.
Toàn cầu hóa kinh tế quốc tế đang tiếp tục phát triển, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới và mỗi nước.
2. Bối cảnh trong nước
Tình hình thế giới và khu vực đã tác động trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vừa tạo ra nhiều thuận lợi mới, đồng thời cũng gây ra những thách thức đối với nước ta. Đó là:
Thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trong hơn 20 năm đổi mới tăng cường thế và lực của đất nước.
II. Phát huy mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
1. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
2. Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân
3. Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế
1. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, dân tộc ta.
Mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" là sự gắn bó chặt chẽ giữa nước với dân.
Kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là bài học lớn, xuyên suốt trong quá trình cách mạng Việt Nam.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vẫn là ngọn cờ chiến đấu và chiến thắng của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.
2. Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân
Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Phát huy nội lực, tranh thủ nguồn ngoại lực; thực hiện nghĩa vụ quốc tế phù hợp với khả năng và hoàn cảnh quốc tế.
Rất mực thủy chung, trong sáng với đồng chí, bạn bè trên thế giới.
3. Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế
a. Đoàn kết là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng
b. Những nguyên tắc của đoàn kết toàn dân tộc
c. Chủ trương và giải pháp để thực hiện đại đoàn kết
d. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
a. Đoàn kết là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng
Yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là lực lượng vô cùng to lớn, là sức mạnh vô địch không gì thắng nổi.
Vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt.
Đại đoàn kết toàn dân tộc trở thành một nhu cầu cấp thiết, một động lực chủ yếu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
b. Những nguyên tắc của đoàn kết toàn dân tộc
Trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng.
Bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân; kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội.
Là sự nghiệp của cả dân tộc, của cả hệ thống chính trị.
c. Chủ trương và giải pháp để thực hiện đại đoàn kết
Xây dựng những định hướng chính sách nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Phát huy mạnh mẽ vai trò của chính quyền Nhà nước.
Mở rộng và đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân.
Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, nâng cao trách nhiệm công dân.
Xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh là hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
d. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài cho sự ngiệp phát triển và bảo vệ đất nước.
Sức mạnh của dân tộc là sức mạnh tổng hợp.
Trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ cách mạng, sức mạnh bên trong là yếu tố quyết định.
Chuyên đề 4

XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM
THẤM SÂU CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC
NỘI DUNG
I. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng con người mới thấm sâu chủ nghĩa yêu nước
II. Xây dựng con người Việt Nam thấm sâu chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
I. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng con người mới thấm sâu chủ nghĩa yêu nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa.
Người rất quan tâm giáo dục con người.
Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều khái quát lại những tiêu chuẩn cơ bản của con người mới.


Những đức tính của con người Việt Nam trong thời đại mới:

Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khái nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
Có lối sống lành mạnh, nếp sống vǎn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
Lao động chǎm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, nǎng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
II. Xây dựng con người Việt Nam thấm sâu chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
1. Có lòng tự hào, tự tôn, tự trọng dân tộc sâu sắc
2. Có hoài bão, khát vọng, ý chí thực hiện "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội
3. Sẵn sàng làm mọi việc vì dân, vì nước với ý chí nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng
4. Kiên quyết đáu tranh với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân
5. Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân
1. Có lòng tự hào, tự tôn, tự trọng dân tộc sâu sắc
Niềm tự hào về các giá trị chân chính luôn luôn là động lực tinh thần to lớn, kích thích hoạt động thực tiễn của mỗi con người.
Xây dựng cho mỗi người Việt Nam có lòng tự hào dân tộc sâu sắc.
Lòng tự hào dân tộc xa lạ với thái độ kiêu ngạo, tự cho mình giỏi hơn, hay hơn, coi thường thiên hạ.
Lòng tự hào dân tộc hoàn toàn trái ngược với ý thức tự ti dân tộc, không dám khẳng định mình.
1. Có lòng tự hào, tự tôn, tự trọng dân tộc sâu sắc (tiếp)
Trên cơ sở tự hào về quá khứ, về hiện tại, xây dựng niềm tự hào mới.
Tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, đại biểu trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và toàn dân tộc.
Tự hào về một Nhà nước của dân, do dân, vì dân với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được phát huy trong đời sống xã hội.
Tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, người thầy vĩ đại, người cha thân yêu, chiến sĩ lỗi lạc, danh nhân văn hoá thế giới.
2. Có hoài bão, khát vọng, ý chí thực hiện "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa yêu nước là làm cho đất nước thoát khỏi nỗi nhục nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên thực hiện bằng được mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Khát vọng cháy bỏng trong mỗi con người Việt Nam trong thiên niên kỷ mới là xoá đói, giảm nghèo, tiến tới giàu mạnh.
Chủ nghĩa yêu nước, ý chí và niềm tin trở thành động lực mạnh mẽ, thúc đẩy mỗi người học tập, lao động ngày càng tốt hơn.
2. Có hoài bão, khát vọng, ý chí thực hiện "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội (tiếp)
Chủ nghĩa yêu nước là làm cho đất nước thoát khỏi nỗi nhục nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên thực hiện bằng được mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Khát vọng cháy bỏng trong mỗi con người Việt Nam trong thiên niên kỷ mới là xoá đói, giảm nghèo, tiến tới giàu mạnh.
Chủ nghĩa yêu nước, ý chí và niềm tin trở thành động lực mạnh mẽ, thúc đẩy mỗi người học tập, lao động ngày càng tốt hơn.
3. Sẵn sàng làm mọi việc vì dân, vì nước với tinh thần nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng
Yêu nước biểu hiện bằng những việc làm cụ thể để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tinh thần hy sinh phấn đấu vì nước, vì dân vẫn là động lực to lớn của các phong trào thi đua.
Nhu cầu tự thân sống và làm việc vì Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
4. Kiên quyết đấu tranh với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân
Phát huy truyền thống kiên cường, bất khuất, bảo vệ Tổ quốc.
Cảnh giác và kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu xâm phạm lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
Kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, những hành động làm yếu đi sức mạnh tổng hợp của đất nước.
5. Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân
Thực hiện đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng ta.
Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực hiện nghĩa vụ quốc tế phù hợp khả năng và điều kiện cho phép.
Thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới trên đất nước ta hiện nay là một trong những đóng góp to lớn của dân tộc ta với phong trào cách mạng thế giới.
III. Các giải pháp xây dựng con người Việt Nam thấm sâu chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
1. Đẩy mạnh giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong toàn dân, trọng điểm là thanh, thiếu niên
2. Không ngừng đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, "tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"
3. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ giáo dục chủ nghĩa yêu nước
4. Xây dựng môi trường văn hoá trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước
5. Các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội có kế hoạch giáo dục thường xuyên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên
1. Đẩy mạnh giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong toàn dân, trọng điểm là thanh, thiếu niên
Giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong toàn dân để không ngừng bổ sung và phát huy chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc.
Phải coi trọng bồi dưỡng thanh, thiếu niên, giác ngộ chủ nghĩa yêu nước trong thanh thiếu niên Việt Nam.
Coi trọng giáo dục lòng yêu thương con người, hướng dẫn thanh thiếu niên hình thành lý tưởng, niềm tin, thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng.
2. Không ngừng đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, "tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"
a. Thi đua là một động lực của sự phát triển, là thể hiện chủ nghĩa yêu nước một cách cụ thể, thiết thực
b. Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là mục tiêu chung của các phong trào thi đua yêu nước
3. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ giáo dục chủ nghĩa yêu nước
Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá vật thể.
Là môi trường quan trọng giáo dục chủ nghĩa yêu nước.
Phát huy vai trò của danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, lịch sử của dân tộc...
Các hoạt động hướng dẫn, thuyết minh, các tài liệu tuyên truyền đều phải bao hàm nội dung giáo dục chủ nghĩa yêu nước.
4. Xây dựng môi trường văn hoá trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước
Tạo ra môi trường văn hoá trong đó các phạm trù, đặc trưng của chủ nghĩa yêu nước trở thành quy tắc hoạt động của mỗi người.
Áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa yêu nước.
Phát huy vai trò to lớn của các phương tiện thông tin đại chúng.
Văn học, nghệ thuật, các cơ quan văn hoá chủ động và tích cực.
5. Các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội có kế hoạch giáo dục thường xuyên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên
Thông qua hoạt động của tổ chức và các ngày lễ hội, các ngày kỷ niệm lớn để tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa yêu nước.
Nhà trường là môi trường quan trọng để giáo dục thanh, thiếu niên.
Phát huy vai trò đặc biệt quan trọng của gia đình trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh, thiếu niên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: 22,23KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)