Tài liệu hướng dẫn giải bài tập quy luật di truyền và ADN

Chia sẻ bởi Bùi Nguyên Vũ | Ngày 15/10/2018 | 59

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu hướng dẫn giải bài tập quy luật di truyền và ADN thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN
I. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG THEO ĐỊNH LUẬT ĐỒNG TÍNH VÀ PHÂN TÍNH CỦA MEN.
1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1.1.Nội dung định luật đồng tính và định luật phân tính của Menđen:
a. Định luật đồng tính:
Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì các cơ thể lai ở thế hệ thứ nhất (F1) đều đồng tính, nghĩa là mang tính trạng đồng loạt giống bố hay giống mẹ.
b.Định luật phân tính ( còn gọi là định luật phân li):
Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì các cơ thể lai ở thế hệ thứ hai (F2) có sự phân li kiểu hình với tỉ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.
1. 2.Điều kiện nghiệm đúng của định luật đồng tính và định luật phân tính:
a. Điều kiện nghiệm đúng của định luật đồng tính:
-Thế hệ xuất (P) phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.
-Mỗi gen qui định một tính trạng.
-Tính trội phải là trội hoàn toàn.
b.Điều kiện nghiệm đúng của định luật phân tính:
-Gồm 3 điều kiện như ở định luật đồng tính.
-Số lượng cá thể F2 phải đủ lớn thì tỉ lệ phân tính mới gần đúng với tỉ lệ 3trội: 1 lặn.
1. 3. Phép lai phân tích:
Phương pháp lai phân tích nhằm để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể mang tính trội là thuần chủng hay không thuần chủng.
Cho cơ thể mang tính trội cần kiểm tra kiểu gen lai với cơ thể mang tính trạng lặn.
-Nếu kiểu hình của con lai đồng loạt giống nhau, nghĩa là cơ thể mang tính trội chỉ tạo một loại giao tử duy nhất, tức có kiểu gen thuần chủng (Đồng hợp tử).
-Nếu kiểu hình của con lai phân li, nghĩa là cơ thể mang tính trội đã tạo ra nhiều loại giao tử, tức có kiểu gen không thuần chủng ( dị hợp tử).
Thí dụ:
*P. AA ( thuần chủng) x aa
GP A a
FB Aa ( đồng tính).
*P. Aa ( không thuần chủng) x aa
GP A,a a
FB 1Aa : 1aa ( phân tính).
1. 4. Hiện tượng di truyền trung gian (Tính trội không hoàn toàn):
Là hiện tượng di truyền mà gen trội lấn át không hoàn toàn gen lặn, dẫn đến thế hệ dị hợp bộc lộ kiểu hình trung gian giữa bố và mẹ.
Thí dụ: Cho cây hoa dạ lan thuần chủng có hoa đỏ với cây hoa thuần chủng có hoa trắng thu được F1 đồng loạt có màu hoa hồng.
Nếu tiếp tục cho F1 lai với nhau, F2 có tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng.
1. 5. Các sơ đồ lai có thể gặp khi lai một cặp tính trạng:

P. AA x AA
GP A A
F1 AA
Đồng tính trội .

P. AA x Aa
GP A A,a
F1 1AA : 1Aa
Đồng tính trội
(1 trội : 1 trung gian).

P. AA x aa
GP A a
F1 Aa
Đồng tính trội
(đồng tính trung gian).
P. Aa x Aa
GP A,a A,a
F1 1AA : 2Aa : 1aa
3 trội : 1 Lặn
(1trội : 2 trung gian ; 1lặn).

P. Aa x aa
GP A,a a
F1 1Aa : 1aa
1trội : 1lặn
(1 trung gian : 1lặn).
P. aa x aa
GP a a
F1 aa
Đồng tính lặn.


Ghi chú: Các tỉ lệ kiểu hình trong dấu ngoặc dùng trong bảng nêu trên nghiệm đúng khi tính trội không hoàn toàn.
1.6. Các kí hiệu thường dùng:
P: thế hệ bố mẹ.
F: thế hệ con lai ( F1 thế hệ con thứ nhất, F2 thế hệ con thứ hai... ).
FB: thế hệ con lai phân tích.
G: giao tử (GP: giao tử của P, GF1: giao tử của F1...)
Dấu nhân (X): sự lai giống.
♂: đực ; ♀: cái.
2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP:
Thường gặp hai dạng bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Nguyên Vũ
Dung lượng: 263,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)