Tai lieu cac dan toc viet nam phan 1

Chia sẻ bởi Dương Bích Hường | Ngày 12/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: tai lieu cac dan toc viet nam phan 1 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


các
dân tộc
việt nam phần * 1
Cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau
. Trong đó dân tộc Việt (Kinh) chiếm gần 90% tổng số dân cả nước, hơn 10%
còn lại là dân số của 53 dân tộc.
Trải qua bao thế kỷ, cộng động các dân tộc Việt Nam đă gắn bó với nhau
trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành tự do,
độc lập và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói và bản sắc văn hoá riêng
Bản sắc văn hoá của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong các sinh hoạt cộng đồng và trong
các hoạt động kinh tế
. Từ trang phục, ăn, ở, quan hệ xă hội, các phong tục tập quán trong cưới xin, ma chay, thờ cúng, lễ tết,
lịch, văn nghệ, vui chơi của mỗi dân tộc lại mang những nét chung. Đó là đức tính cần cù chịu khó,
thông minh trong sản xuất; với thiên nhiên - gắn bó hoà đồng; với kẻ thù – không
khoan nhượng;
dân tộc sống trên đất Việt Nam có thể chia thành 8 nhóm theo ngôn ngữ như sau:
Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Việt (Kinh), Chứt, Mường, Thổ.
Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.
Nhóm Môn - Khơmer, có 21 dân tộc là: Ba Na, Brâu, Bru-Vân Kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cờ-tu, Giẻ-triêng,
Hrê, Kháng, Khơmer, Khơ-mú, Mạ, Mảng, M`Nông, Ơ-du, Rơ-măm, 
Tà-Ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng.
Nhóm Hmông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Hmông, Pà Thẻn.
Nhóm Kađai có 4 dân tộc là: Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo.
Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê-đê, Gia-rai, Ra-glai.

Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu.
Nhóm Tạng có 6 dân tộc: Cống, Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Phù Lá, Si La.
Nghiên cứu cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung hay văn hoá các
dân tộc nói riêng là những công việc không có giới hạn. Càng nghiên cứu, tìm hiểu ta càng thấy
say mê, cuốn hút và ta càng thấy thêm yêu đất nước Việt Nam hơn.
54 Dân tộc Việt Nam:
BỐ Y, BANA, MÔNG, GIẺ TRIÊNG, Ê ĐÊ, BRU-VÂN KIỀU, CHĂM, GIÁY, CO, HRÊ,
CHURU, CỜLAO, CHƠRO, CỜTU, HÀ NHÌ, KHÁNG, BRÂU, CHỨT, CƠ-HO, 
DAO, HOA, KHMER,  GIARAI, KINH, CỐNG, LA HỦ, MƯỜNG, PHÙ LÁ, TÀ-ÔI, 
MẠ, MẢNG, PÀTHẺN, PUPÉO, SÁN DÌU, THÁI, RƠ-MĂM, SI LA, MNÔNG, LA-CHÍ, 
NGÁI, TÀY, LÀO, Ơ-ĐU, LÔ LÔ, RA-GLAI, LỰ,  NÙNG,  LA-HA, SÁN CHAY, 
KHƠ-MÚ,  XƠ-ĐĂNG, XTIÊNG, THỔ,  XINH-MUN
BỐ YDân tộc Bố Y còn có tên gọi khác là Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn, bao gồm cả nhóm Pu Nà. Dân số khoảng 1.500 người, cư trú ở tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang.Tiếng nói của người Bố Y thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái. Tôn giáo chính của đồng bào là thờ tổ tiên. Trên bàn thờ có ba bát hương: bát để thờ trời, một bên thờ táo công và một bên thờ tổ tiên.
Người Bố Y sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy. Đồng bào nuôi nhiều gia súc gia cầm, đặc biệt học có nhiều kinh nghiệm nuôi cá. Hàng năm, khi mùa mưa đến, đồng bào ra sông tìm vớt trứng cá về ươm, khi cá lớn, họ thả vào ao và ruộng nước.Trước đây, người Bố Y thường làm mộc, rèn, gốm, đục đá, chạm bạc. Phụ nữ biết trồng bông, kéo sợi, dệt vải, may thêu quần áo, túi, khăn. Phụ nữ Bố Y mặc váy xoè, áo năm thân và có xiêm che ngực. Gần đây, một số phụ nữ mặc giống người Nùng, một số khác mặc giống người Hán. Phụ nữ thích dùng đồ trang sức bằng bạc, thường vấn tóc ngược lên đỉnh đầu. Khăn đội đầu của phụ nữ là một tấm vải dài khoảng 2 mét rộng 0,3 mét, màu chàm, khi chít thì vận thành hình chữ "nhân" trước trán
BANANgười Ba-na còn có các tên gọi Tơ-lô, Giơ-lâng, (Y-lăng), Rơ-ngao, (Krem), Roh, Kon Kđẹ, A la công, Kpăng công, Bơ-mâm. Tiếng Ba-na thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer.Người Ba-na sống chủ yếu nhờ trồng rẫy. Rẫy cung cấp không chỉ lúa gạo, mà cả các loại lương thực khác, cũng như hoa màu, rau xanh, gia vị, mía, nhiều thứ quả cây và cả bông lấy sợi dệt vải. Cùng với trồng trọt, từng gia đình thường có nuôi trâu, bò, dê, lợn, gà. Chó là con vật được yêu qúi và không bị giết thịt. Hầu như mỗi làng đều có lò rèn. Một số nơi biết làm đồ gốm đơn sơ, phụ nữ dệt vải tự túc đồ mặc trong gia đình. Đàn ông đan đó, lưới, các loại gùi, giỏ, mủng... Việc mua bán thường dùng vật đổi vật, xác định bằng giá trị con gà, lưỡi rìu, gùi thóc, con lợn hay nồi đồng, ché, chiêng, cồng, trâu v.v...Rượu cần trong ngày vuiLàm gạo cho những bữa ăn đông người
MÔNGDân tộc Mông có trên 558.000 người, cư trú tập trung ở miền núi vùng cao thuộc các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An. Người Mông có các tên gọi khác nhau: Mông Đơ (Mông Trắng), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Sí (Mông Đỏ), Mông Đú (Mông Đen). Các tên gọi khác: Mèo, Mẹo, Miêu. Tiếng Mông thuộc ngôn ngữ Mông-Dao.Mùa xuân ở Bắc HàNgười Mông Trắng
GIẺ TRIÊNGDân tộc Giẻ-triêng có khoảng 27.000 người, cư trú ở tỉnh Kon Tum và miền núi tỉnh Quảng Nam gồm có các nhóm địa phương: Ve, Bnoong, Giẻ và Triêng (Tờ-riêng). Tiếng Giẻ-triêng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơmer.Người Giẻ-triêng sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, ngoài ra còn săn bắt, đánh cá, hái lượm các loại rau rừng, hoa quả, nấm... làm thức ăn hàng ngày. Đồng bào chăn nuôi trâu bò, lợn gà, chủ yếu dùng vào lễ hiến sinh.Trang phục của người Giẻ-triêng đơn giản: đàn ông đóng khố, đàn bà mặc váy quấn hoặc váy ống và che ngực bằng yếm hoặc chính ống váy kéo lên. Khi trời lạnh thì khoác thêm tấm choàng. Riêng phụ nữ nhóm Bnoong có xà cạp ở ống chân.
Nguồn nước sạch
Trang phục ngày hội của phụ nữ Giẻ-trieng
Moi ban xem phan 2 sau nhe ... cac dan toc vn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Bích Hường
Dung lượng: 254,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)