SUY NGẪM

Chia sẻ bởi Nguyễn Công Minh | Ngày 12/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: SUY NGẪM thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

NGHỀ GIÁO VIÊN HiỆN NAY
(Bài viết của thầy giáo Vũ Việt Thắng - HT Trường TH Xã  
Đó là chuyện giáo viên tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Còn ở nông thôn thì sao?
 
Tôi có một cô bạn (xin không nhắc tên vì không tiện), nhà ở xã Diên Bình huyện Đắk Tô (Kon Tum) nhưng dạy học ở một xã thuộc huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), cách nhà chừng 30 cây số. Vì chồng cô thường xuyên đi làm xa nên chỉ có hai mẹ con ở nhà. Hôm nào cô cũng bắt cậu con trai mới 4 tuổi dạy từ 4 giờ sáng, cho con ăn xong đưa sang gửi ông bà nội để kịp đến trường. Không bao giờ chậm hơn 5 giờ sáng, cái bóng nhỏ của cô trên chiếc xe máy Tàu cà khổ lẫn trong màn sương sớm lạnh giá lại miết mải vượt qua một cung đường đèo dốc để đến trường cho đến tối mịt mới có mặt ở nhà. Tất nhiên cũng có nhiều hôm cô phải ở lại trường vì hội họp, văn nghệ hay đi vận động học sinh ra lớp…
 
Còn giáo viên ở huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) thì sao? Những thầy cô giáo ở đấy nói vui (nhưng thật) rằng: Tầm 6 giờ 30 sáng các ngày trong tuần đứng ở cửa khách sạn Hải Vân cuối đường Trần Phú thị trấn Plây Kần, hễ cứ thấy ai quần là áo lượt, đeo cặp, cưỡi xe máy lao vút về hướng Bắc thì đích thị là giáo viên! Đó là các thầy cô giáo công tác ở các xã Đắk Ang, Đắk Dục, Đắk Nông của huyện đấy. Ngày nào họ cũng phải đi sớm như thế, có khi còn sớm hơn để đến trường cho kịp. Và cũng không ít ngày họ phải ở lại với bao công việc như đồng nghiệp ở mọi nơi (có khi còn nhiều việc hơn một số nơi khác nữa) cho đến tối mới về.
 
Trong chính căn nhà của người viết bài này cũng có một giáo viên tiểu học (phu nhân của khổ chủ). Cũng đi dạy từ sáng cho đến hết một ngày. Cũng tập văn nghệ (cho mình và cho học sinh), cũng đi vận động học sinh bỏ học ra lớp…Về nhà thông thường lúc 17 giờ, có khi muộn hơn tùy công việc. Quanh việc cơm nước, con cái đến tầm 10 giờ đêm thì mệt quá lăn ra giường chìm sâu vào giấc ngọc đến bom nổ bên tai cũng không thèm…chấp. Ấy thế mà chỉ hai, ba tiếng sau, chừng 3 giờ sáng là tự động thức dậy, ngày nào cũng thế, tài thật(!) để soạn bài cho ngày mai lên lớp (mà hình như còn phải soạn bài trước một tuần theo quy định của nhà trường).
 
Giáo viên tiểu học là vậy còn giáo viên mầm non thì sao? Ối giời ơi ông ơi! – phu quân của một giáo viên mầm non thốt nên như thế với tôi – còn hơn cả thế! Đủ thứ bà rằn công việc chưa nói, rửa đít cho trẻ chưa nói, còn phải thức khuya dạy sớm làm đồ dùng đồ chơi nữa. Có khi không kịp phải tổng động viên cả chồng con giúp đỡ. Mà cũng lạ, giáo cụ nhà nước phải cấp chứ sao lại cứ bắt giáo viên phải làm, mà phải bỏ tiền túi ra làm mới vô lý!
Người viết bài này có một cô con gái hiện đang học lớp 1. Ngày 4 tuổi hễ nói đến ước mơ là cháu bảo cháu thích làm cô giáo. Nhưng đến khi 5 tuổi học lớp mẫu giáo lớn cháu bảo cháu không làm cô giáo đâu vì ngày nào cũng phải rửa đít cho học sinh. Tôi trộm nghĩ bọn con nít bây giờ khôn thật!
 
Xin không bình luận gì thêm. Chỉ mong rằng có cách nào đó để nghề dạy học ở ta đỡ vất vả hơn, nhất là bớt được những cái vất vả vô lý do người quản lý bày ra. 
 
Bao giờ nghề dạy học mới thực sự là một nghề cao quý?!
 
Vũ Việt Thắng (HT trường TH xã Đắk Dục - Ngọc Hồi).
Đắk Dục) Trong mắt xã hội hình ảnh người giáo viên thật nhẹ nhàng, thư thái với quần là áo lượt sáng sáng đến trường. Thấy vậy không ít người nghĩ nghề dạy học nhàn hạ biết bao!
 
Nhưng sự thật không phải vậy. Nghề dạy học ở Việt Nam bây giờ, nhất là ở bậc phổ thông, đặc biệt hơn là ở bậc học mầm non, tiểu học thực sự là một nghề vất vả. Nỗi vất vả ấy được tạo nên từ nhiều yếu tố như áp lực công việc, đồng lương chưa thỏa đáng... Ở đây chỉ xin nói về nỗi vất vả đến từ áp lực công việc trường lớp của giáo viên.
 
Nhiều giáo viên phổ thông phàn nàn không biết việc ở đâu mà ngày càng nhiều thế! Và trong cái núi công việc đó có không ít việc nặng tính hình thức, nhẹ tính thiết thực. Họ kể chỉ riêng khoản hồ sơ giáo án thôi cũng đã ngốn hết phần lớn thời gian và tâm sức. Rồi còn bao nhiêu phong trào, bao nhiêu công việc ngoài chuyên môn nữa…
 
Bài viết này không có ý định phân tích xem trong núi việc, núi hồ sơ của giáo viên hiện nay đâu là công việc, đâu là hồ sơ “giàu” hình thức mà “nghèo” thiết thực. Nhưng thiết nghĩ đó là vấn đề mà các cấp quản lý ngành giáo dục rất đáng phải lưu tâm! Có lẽ cần phải rà soát xem việc nào nên làm, hồ sơ nào nên bỏ cho phù hợp hơn, khoa học hơn, thiết thực và hiệu quả hơn, giảm bớt phần áp lực công việc không đáng có để người giáo viên có thêm thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình hoặc đầu tư cho việc nghiên cứu nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
 
Xin trình bày ra đây công việc một ngày của người giáo viên tiểu học để bạn đọc và những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục rõ thêm.
 
Còn nhớ bài báo đăng trên tờ Tuổi trẻ kể về công việc của một giáo viên tiểu học ở một quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
 
Buổi sáng, cô giáo khởi hành lúc 5 giờ để tránh kẹt xe, tắc đường( vì nếu đi muộn hơn rất dễ bị tắc đường) và để kịp có mặt ở lớp lúc 7 giờ.  Vì dạy 02 buổi/ ngày nên buổi trưa cô giáo phải ở lại trường. Trong thời gian nghỉ trưa cô giáo tranh thủ chấm bài cho học sinh( có rất nhiều bài để chấm, có ngày phải chấm đến 5, 6 con điểm cho một học sinh trong khi sĩ số có lớp lên đến 35, 40 em). Hết ngày, nhiều hôm do sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt đoàn thể, hoặc tập văn nghệ chuẩn bị cho hội diễn toàn ngành…nên có khi phải đến 8, 9 giờ tối cô mới có mặt ở nhà. Ăn uống, dọn dẹp, chăm sóc con cái …đến khoảng 10, 11 giờ khuya mới được đi ngủ. Ngủ cũng chỉ được độ 2 đến 3 tiếng đồng hồ là phải dạy soạn bài cho ngày mai (5, 6 cái giáo án chứ ít đâu, rồi còn sổ sách khác nữa). 5 giờ sáng hôm sau lại lục tục đến trường…
Một ngày của giáo viên
 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Công Minh
Dung lượng: 144,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)