Sưu tầm chuyện kể về Bác: BÁC HỒ ĐẾN VỚI CÁC CHÁU MỒ CÔI Ở TRẠI KIM ĐỒNG
Chia sẻ bởi Ngô Văn Liêm |
Ngày 08/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Sưu tầm chuyện kể về Bác: BÁC HỒ ĐẾN VỚI CÁC CHÁU MỒ CÔI Ở TRẠI KIM ĐỒNG thuộc Toán học 3
Nội dung tài liệu:
BÁC HỒ ĐẾN VỚI CÁC CHÁU MỒ CÔI Ở TRẠI NHI ĐỒNG
Dân tộc Việt Nam rất vinh dự và tự hào có một vị lãnh tụ vĩ đại: Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Chiến sĩ xuất sắc trong phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc của thế kỷ XX, danh nhân văn hoá. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ở Hồ Chí Minh, con người - sự nghiệp - cuộc đời là một chỉnh thể. Có mối liên hệ hữu cơ không tách rời giữa tư tưởng và phong cách đạo đức, lối sống; là kiểu mẫu của sự hài hoà giữa dân tộc và nhân loại, giữa truyền thống và hiện đại, giữa lãnh tụ với người bình thường, gần gũi với nhân dân bằng tình cảm thiết tha nhất.
Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình là một trong những đức tính nổi bật thể hiện phong cách Hồ Chí Minh. Tình yêu thương bao la của Bác dành cho hết thảy mọi người, đặc biệt Bác dành tình thương yêu cho trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước.
Một sáng đẹp trời, Bác Hồ đã đến với các cháu ở trại Kim Đồng. Ngay từ phút đặt chân đến cổng trại nhìn bờ rào dăng dây thép gai, trong mắt Bác hiện lên sự nhức nhối. Nói với các cán bộ phụ trách giọng Bác nhẹ nhàng, nhưng vô cùng thấm thía:
- Đây là nơi nuôi dạy các cháu mồ côi, được mang tên liệt sĩ Kim Đồng, sao các cô, các chú lại rào dây thép gai như một nhà tù thế này?
Chú Thuận – phụ trách trại trẻ thưa:
- Dạ thưa Bác, cơ ngơi của thời đại cũ để lại đấy ạ!
Bác lắc đầu: Các cô, các chú phải tháo gỡ đám dây thép gai ngay. Chế độ cũ nhóm các cháu vào đây, chúng ta tiếp tục nuôi dạy vì tương lai của các cháu.
Bác đi vào từng căn phòng ở, phòng ăn, phòng học, nơi các cháu vui chơi. Bác khen: “Được cái gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, nhưng còn – Bác hỏi cán bộ phụ trách trại – còn thế nào, các cô, các chú biết không?
Mọi người nhìn Bác, vừa xúc động vừa lúng túng. Rồi chú Thuận mạnh dạn đáp:
- Thưa Bác, các cháu ở trại còn chật chội ạ.
Bác Hồ mỉm cười:
- Chú nói mới đúng có một phần nhỏ thôi. Đối với các cháu mồ côi, điều lớn nhất là phải bù đắp tình thương. Các cháu đã không còn bố, mẹ thì các cô, các chú ở đây là bố, là mẹ của các cháu. Các cô, các chú nuôi dạy các cháu phải đem cả tấm lòng làm mẹ, làm cha mà cư xử, mà săn sóc, mà dạy bảo. Bác thấy ở đây, đối với các cháu, còn cái vẻ “trại lính”, thiếu cái ấm cúng của gia đình. Dạy cho các cháu vào khuôn phép, sống có kỷ luật, trật tự là đúng. Nhưng không được để các cháu mất cái hồn nhiên, mất cái vui tươi, thoải mái. Đừng biến các cháu thành các “ông cụ non”. Các cô, các chú phải làm sao cho các cháu thấy trại Kim Đồng là gia đình của các cháu, đi xa các cháu nhớ, lúc ở nhà các cháu vui. Được như vậy thì cần gì phải rào dây thép gai, phải canh phòng nghiêm ngặt với các cháu?
Bác lại hỏi:
- Những cháu kém có nhiều không?
- Thưa Bác, còn nhiều lắm ạ.
- Nhiều là bao nhiêu?
Đồng chí phụ trách hơi bối rối. Bác nói ngay:
- Quản lý các cháu thì cần biết cụ thể từng cháu một, biết chắc chắn cái dở, cái hay của mỗi đứa. Có như vậy thì dạy mới có kết quả tốt.
Bác bảo chú Thuận đứng bên:
- Cho Bác gặp cháu nào kém nhất trại.
Em Quốc đứng khoanh tay trước mặt Bác, Bác cúi xuống vuốt ve nhè nhẹ tóc em. Bác hỏi:
- Tên cháu là gì?
- Thưa Bác, tên cháu là Quốc lủi ạ!
Bác nhìn em, ái ngại:
- Ai đặt cho cháu cái tên ấy?
- Dạ thưa, các bạn gọi cháu thế ạ.
- Vì sao các bạn gọi cháu là Quốc lủi?
- Thưa Bác... Cháu... Cháu hay trốn trại. Cháu chui qua hàng rào, lủi và các ngõ phố ạ.
Sao cháu không chịu ở trong trại mà lại trốn ra bên ngoài?
- Thưa Bác... ở trong trại khổ cực lắm ạ.
- Khổ cực như thế nào?
- Dạ chúng cháu bị gò bó đủ thứ ạ.
- Cháu nói rõ sự gò bó cho Bác nghe nào?
- Thưa Bác...
Quốc nhìn
Dân tộc Việt Nam rất vinh dự và tự hào có một vị lãnh tụ vĩ đại: Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Chiến sĩ xuất sắc trong phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc của thế kỷ XX, danh nhân văn hoá. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ở Hồ Chí Minh, con người - sự nghiệp - cuộc đời là một chỉnh thể. Có mối liên hệ hữu cơ không tách rời giữa tư tưởng và phong cách đạo đức, lối sống; là kiểu mẫu của sự hài hoà giữa dân tộc và nhân loại, giữa truyền thống và hiện đại, giữa lãnh tụ với người bình thường, gần gũi với nhân dân bằng tình cảm thiết tha nhất.
Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình là một trong những đức tính nổi bật thể hiện phong cách Hồ Chí Minh. Tình yêu thương bao la của Bác dành cho hết thảy mọi người, đặc biệt Bác dành tình thương yêu cho trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước.
Một sáng đẹp trời, Bác Hồ đã đến với các cháu ở trại Kim Đồng. Ngay từ phút đặt chân đến cổng trại nhìn bờ rào dăng dây thép gai, trong mắt Bác hiện lên sự nhức nhối. Nói với các cán bộ phụ trách giọng Bác nhẹ nhàng, nhưng vô cùng thấm thía:
- Đây là nơi nuôi dạy các cháu mồ côi, được mang tên liệt sĩ Kim Đồng, sao các cô, các chú lại rào dây thép gai như một nhà tù thế này?
Chú Thuận – phụ trách trại trẻ thưa:
- Dạ thưa Bác, cơ ngơi của thời đại cũ để lại đấy ạ!
Bác lắc đầu: Các cô, các chú phải tháo gỡ đám dây thép gai ngay. Chế độ cũ nhóm các cháu vào đây, chúng ta tiếp tục nuôi dạy vì tương lai của các cháu.
Bác đi vào từng căn phòng ở, phòng ăn, phòng học, nơi các cháu vui chơi. Bác khen: “Được cái gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, nhưng còn – Bác hỏi cán bộ phụ trách trại – còn thế nào, các cô, các chú biết không?
Mọi người nhìn Bác, vừa xúc động vừa lúng túng. Rồi chú Thuận mạnh dạn đáp:
- Thưa Bác, các cháu ở trại còn chật chội ạ.
Bác Hồ mỉm cười:
- Chú nói mới đúng có một phần nhỏ thôi. Đối với các cháu mồ côi, điều lớn nhất là phải bù đắp tình thương. Các cháu đã không còn bố, mẹ thì các cô, các chú ở đây là bố, là mẹ của các cháu. Các cô, các chú nuôi dạy các cháu phải đem cả tấm lòng làm mẹ, làm cha mà cư xử, mà săn sóc, mà dạy bảo. Bác thấy ở đây, đối với các cháu, còn cái vẻ “trại lính”, thiếu cái ấm cúng của gia đình. Dạy cho các cháu vào khuôn phép, sống có kỷ luật, trật tự là đúng. Nhưng không được để các cháu mất cái hồn nhiên, mất cái vui tươi, thoải mái. Đừng biến các cháu thành các “ông cụ non”. Các cô, các chú phải làm sao cho các cháu thấy trại Kim Đồng là gia đình của các cháu, đi xa các cháu nhớ, lúc ở nhà các cháu vui. Được như vậy thì cần gì phải rào dây thép gai, phải canh phòng nghiêm ngặt với các cháu?
Bác lại hỏi:
- Những cháu kém có nhiều không?
- Thưa Bác, còn nhiều lắm ạ.
- Nhiều là bao nhiêu?
Đồng chí phụ trách hơi bối rối. Bác nói ngay:
- Quản lý các cháu thì cần biết cụ thể từng cháu một, biết chắc chắn cái dở, cái hay của mỗi đứa. Có như vậy thì dạy mới có kết quả tốt.
Bác bảo chú Thuận đứng bên:
- Cho Bác gặp cháu nào kém nhất trại.
Em Quốc đứng khoanh tay trước mặt Bác, Bác cúi xuống vuốt ve nhè nhẹ tóc em. Bác hỏi:
- Tên cháu là gì?
- Thưa Bác, tên cháu là Quốc lủi ạ!
Bác nhìn em, ái ngại:
- Ai đặt cho cháu cái tên ấy?
- Dạ thưa, các bạn gọi cháu thế ạ.
- Vì sao các bạn gọi cháu là Quốc lủi?
- Thưa Bác... Cháu... Cháu hay trốn trại. Cháu chui qua hàng rào, lủi và các ngõ phố ạ.
Sao cháu không chịu ở trong trại mà lại trốn ra bên ngoài?
- Thưa Bác... ở trong trại khổ cực lắm ạ.
- Khổ cực như thế nào?
- Dạ chúng cháu bị gò bó đủ thứ ạ.
- Cháu nói rõ sự gò bó cho Bác nghe nào?
- Thưa Bác...
Quốc nhìn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Văn Liêm
Dung lượng: 42,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)