Sự thật về tướng cướp Người không mang họ - kỳ 7.doc

Chia sẻ bởi Lê Trọng Châu | Ngày 12/10/2018 | 60

Chia sẻ tài liệu: Sự thật về tướng cướp Người không mang họ - kỳ 7.doc thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Sự thật về tướng cướp Người không mang họ - kỳ 7
Nhầm lẫn
TP - “Khi tác phẩm Người không mang họ về làng, chị em tôi hết sức bàng hoàng. Lẽ nào, Lạng - cậu em ruột tôi trở thành tướng cướp, bị xử bắn tại Nghệ Tĩnh?!”, bà Hồ Thị Con rơm rớm.


Minh họa của Minh.

Bao năm qua, gia đình bà sống trong nỗi đau mất người thân, dằng dặc lo âu, mặc cảm. Tướng cướp bị xử tử hình tại chân núi Dũng Quyết năm 1981 có phải là thanh niên tên Lạng quê Vĩnh Hoà (Vĩnh Linh, Quảng Trị) hay không? Bi kịch của sự nhầm lẫn hé mở trong hành trình Tiền Phong đi tìm sự thật Người không mang họ.
Nó là em tôi
15h00 ngày 10/5/2009, chúng tôi có mặt tại Hồ Xá, Quảng Trị. Ngoặt qua một khúc cua, xe bon bon chạy về phía thôn Hiền Dũng (xã Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Linh). Không ngờ, mảnh đất này lại sinh ra một tướng cướp khét tiếng!”, Đàm Văn, bạn tôi lên tiếng. Hai bên đường, xóm làng trù phú, màu xanh viên mãn trải dài ngút tầm mắt.
Cụ Lê Phước Xây (80 tuổi, trú tại thôn Hiền Dũng) bảo: “Trương Sỏi không phải ở đây, nghe nói anh ta là em trai của bà Hồ Thị Con ở xóm 5, thôn Hoà Bình. Chồng bà Con tên là Tao. Cứ về đó hỏi, khắc biết”. Chúng tôi chào cụ Xây, tìm đường đến Hòa Bình.
Tôi chợt nhớ đến nhân vật Lạng với hồ sơ tướng cướp được viết lại trong Người không mang họ và Lạng trong đời thực tại xã Vĩnh Hoà, Vĩnh Linh, Quảng Trị. Hai nhân vật cùng tên, có tuổi thơ dữ dội, và cùng bỏ nhà ra đi  năm 1964. Phải chăng, hai người này là một, như dân nơi đây đang đinh ninh như vậy?

Bà Hồ Thị Con, 77 tuổi, trí nhớ minh mẫn, kể: “Tên thật của nó là Hồ Xuân Lạng, em trai của tôi. Ba tôi, Hồ Xuân Vân, có với mạ tôi bốn con: Hồ Thị Nậy (81 tuổi), Hồ Thị Sơn (67 tuổi), Hồ Xuân Sâm (đã mất) và tôi. Ba tôi đi lại với bà Điệu, người Vĩnh Hòa, sinh ra Lạng. Đời nó cực lắm các chú ơi”.
Nói đến đây, bà đột ngột ngừng lời. Trên khuôn mặt già nua, hai hàng nước mắt lặng lẽ lăn xuống. “Đời nó cực lắm”. Bà Hồ Thị Con nhắc lại lần thứ hai. Cứ mỗi lần nhắc đến tên Lạng, cậu em trai, bà lại khóc.
Tuổi thơ dữ dội
Lạng sinh ra, không có bố, một người đàn ông tên Bơ xin Lạng về nuôi. “Ông Bơ sống độc thân, hoàn cảnh nghèo khổ, muốn có đứa con sau này đỡ đần lúc tuổi già”. Năm Lạng lên ba tuổi, mẹ bỏ đi, mất tích. Ông Hồ Xuân Vân lâm bệnh nặng, qua đời.
Trước khi mất, ông dặn vợ và các con: “Ba có một đứa con riêng tên là Lạng, đang sống với ông Bơ. Sau này, nếu ông Bơ không nuôi nổi, phải đưa Lạng về với gia đình”. Bà Trần Thị Bích, vợ ông Vân nói: “Nó sống được với ông Bơ thì chớ. Nếu khó khăn, miềng đưa về, miềng nuôi”.
“Ông Bơ cảnh gà trống nuôi con, thiếu đói triền miên. Nhiều bữa tôi và các chị đến thăm, biếu vài lon gạo gọi là”, bà Hồ Thị Con tiếp chuyện. Bà cho biết, Lạng sống được với cha mấy năm, đời cậu lại đi đến một ngã rẽ.
Ông Bơ lâm trọng bệnh, ra đi. Trước lúc về với tổ tiên, ông kéo Lạng đến đầu giường, trăng trối: “Con không phải là con của cha. Con là con ông Vân. Sau này có mệnh hệ chi, con đến nương nhờ gia đình ông Vân, bà Bích”.
Mẹ biệt tích từ lúc Lạng còn nhỏ, cha đẻ mất, cha nuôi cũng không còn nữa, Hồ Xuân Lạng mồ côi như chiếc lá nhỏ vùi dập giữa cuộc đời.
Biệt tích
Nghèo. Lạng chỉ học đến lớp 3 trường làng. Cậu về nhà làm những việc lặt vặt giúp đỡ mạ và các chị, mót củi, gánh nước. “Nhà tôi không có trâu, nên nó không đi chăn trâu buổi nào”, bà Hồ Thị Con cho biết.
Hồ Xuân Lạng than thở với chị: “Mạ em sinh ra em, không đàng hoàng với xã hội”. Mười sáu tuổi, Lạng tỏ ra buồn bã, mặc cảm thân phận. Cậu thường lang thang một mình ngoài đồng bãi. Tại thôn Hòa Bình, cậu là người có khiếu văn nghệ, đàn giỏi, hát hay. “Nó mà thổi sáo thì, thôi rồi”, bà Con mỉm cười, nụ cười hiếm hoi trong chiều
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Trọng Châu
Dung lượng: 58,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)