SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM &HIỆU QUẢ
Chia sẻ bởi Đào Duy Thanh |
Ngày 12/10/2018 |
54
Chia sẻ tài liệu: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM &HIỆU QUẢ thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTK&HQ)
TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI,
MÔN KHOA HỌC
MỤC TIÊU
Giáo dục SDNLTK&HQ qua môn Tự nhiên và xã hội, môn Khoa học ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh :
* Một số kiến thức cơ bản ban đầu về :
+ Năng lượng, năng lượng sạch.
+ Các nguồn năng lượng như : mặt trời, gió, nước, điện, than đá, dầu mỏ, khí đốt và vai trò của chúng đối với đời sống và sản xuất.
+ Một số biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để phát triển bền vững.
* Hình thành và phát triển một số kĩ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong đời sống hàng ngày.
Phương thức tích hợp
Khái niệm tích hợp:
Tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ vào môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học là sự hòa trộn nội dung giáo dục SDNLTK&HQ vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
Các nguyên tắc tích hợp
Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học.
Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục SDNLTK&HQ có chọn lọc, có tính tập trung vào bài nhất định, không tràn lan tùy tiện.
Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế của các em.
Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ
Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục SDNLTK&HQ.
Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có nội dung giáo dục SDNLTK&HQ, được thể hiện bằng mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học.
Mức độ liên hệ: Các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ .
Dựa vào các mức độ tích hợp nêu trên và qua phân tích nội dung chương trình, SGK cho thấy mức độ tích hợp môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học có thể ở cả 3 mức độ tích hợp là toàn phần, bộ phận và liên hệ .
Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ
Giáo viên nghiên cứu :
Căn cứ vào nội dung chương trình, SGK môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 , 2 , 3 và môn Khoa học lớp 4 , 5, anh (chị) hãy thực hiện nhiệm vụ sau:
1. Xác định các bài có khả năng tích hợp giáo dục
SDNLTK&HQ.
2. Nêu nội dung giáo dục SDNLTK&HQ trong các bài đó.
Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3.
Môn Khoa học lớp 4
Môn khọc lớp 5
HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP
VÀ CÁCH DẠY DẠNG BÀI TÍCH HỢP
GIÁO DỤC SDNLTK&HQ
Hình thức tổ chức
Giáo dục SDNLTK&HQ có thể tổ chức theo hai hình thức tổ chức dạy học trong lớp và ngoài lớp.
Tuy nhiên do học sinh tiểu học còn nhỏ, hơn nữa thời gian dành cho việc dạy học nội dung giáo dục SDNLTK&HQ cũng không nhiều nên hình thức được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học vẫn là hình thức tổ chức dạy học trong lớp.
Để giờ học mang tính thực tiễn và đạt hiệu quả cao giáo viên cũng có thể giao cho các nhóm hoặc cá nhân nhiệm vụ điều tra khám phá ngoài giờ học thông qua sách, báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc quan sát trực tiếp tại nơi các em sinh sống.
Phương pháp
Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ được tích hợp trong nội dung môn học. Vì vậy các phương pháp giáo dục SDNLTK&HQ cũng chính là các phương pháp dạy học bộ môn.
Dưới đây xin chỉ đề cập đến một số phương pháp để giáo dục SDNLTK&HQ đạt hiệu quả
1. Phương pháp thăm quan, khảo sát thực tế
Giúp học sinh kiểm nghiệm các kiến thức đã học trên lớp, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết thực tế và phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, rèn luyện hành vi.
Khi giáo dục SDNLTK & HQ cho học sinh tiểu học, cần tổ chức cho học sinh thăm quan, khảo sát thực tế sử dụng tiết kiệm năng lượng trong phạm vi các em có thể tiếp cận được, với sự chỉ dẫn cặn kẽ của giáo viên.
2. Phương pháp thảo luận
Giúp học sinh có thể huy động trí tuệ của tập thể để tìm hiểu những vấn đề về năng lượng, từ đó cùng nhau đưa ra những những giải pháp phù hợp nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
3. Phương pháp đóng vai
Giúp học sinh thể hiện hành động phản ánh về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nào đó và cũng thông qua vai diễn các em được bày tỏ thái độ và củng cố tri thức về giáo dục SDNLTK&HQ.
Do đó cần thiết kế những “kịch bản” về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có nội dung gắn cuộc sống ở gia đình, nhà trường, cộng đồng hay từ những câu chuyện trong sách báo.
Dạy các dạng bài có nội dung tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ
1. Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở mức độ bộ phận
Đối với dạng bài học này, do một phần bài học có nội dung SDNLTK&HQ nên trong mục tiêu của bài học thường có liệt kê mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ cụ thể. Việc thực hiện mục tiêu của bài học nhiều khi là tiền đề để thực hiện mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ. Vì vậy :
Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần: nghiên cứu kĩ nội dung bài học; xác định nội dung giáo dục SDNLTK&HQ tích hợp vào nội dung bài học là gì; thông qua hoạt động dạy học nào; cần chuẩn bị thêm tư liệu, đồ dạy học gì để việc giáo dục SDNLTK&HQ đạt hiệu quả
Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ môn đồng thời lưu ý giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học có liên quan đến giáo dục SDNLTK&HQ một cách nhẹ nhàng, phù hợp và đạt mục tiêu của bài học
Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở mức độ liên hệ
Đối với dạng bài học này, các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ không được nêu rõ trong SGK nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ cho phù hợp . Vì vậy:
Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, đưa ra những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về năng lượng, có kĩ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vững.
Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ môn đồng thời lưu ý liên hệ, bổ sung kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ một cách tự nhiên, phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng hành động của học sinh và đúng mức tránh lan man, sa đà, gượng ép, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của bài học
3. Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở mức độ toàn phần
Khi chuẩn bị bài dạy và tổ chức dạy học, giáo viên thiết kế và tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu của bộ môn và đạt được mục tiêu của bài học.
GIÁO ÁN MINH HỌA – LỚP 4
Bài 28:
Bảo vệ nguồn nước
Bài 28 : Bảo vệ nguồn nước
I. Mục tiêu : Sau bài học HS biết :
Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
Cam kết thực hiện bảo vệ nguồn nước.
Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Hình trang 58, 59 SGK, Giấy Ao đủ cho các nhóm.
2. Học sinh : bút màu, sáp màu tô.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước.
Bước 1: Làm việc theo cặp
Bước 2: Làm viện cả lớp
GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. Phần trả lời của HS cần nêu được:
Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước:
+ Hình 1: Đục ống nước sẽ làm cho các chất bẩn thấm vào nguồn nước.
+ Hình 2: Đổ rác xuống ao sẽ làm nước ao bị ô nhiễm; cá và các sinh vật khác bị chết.
Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước:
+ Hình 3: Vứt rác có thể tái chế vào một thùng riêng vừa tiết kiệm, vừa bảo vệ được môi trường đất, vì những chai, lọ, túi nhựa rất khó bị phân hủy, chúng sẽ là nơi ẩn náu của mầm bệnh và các vật trung gian truyền bệnh.
+ Hình 4: Nhà tiêu tự hoại tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
+ Hình 5: Khơi thông cống rãnh quanh giếng để nước bẩn không ngấm xuống mạch nước ngầm và muỗi không có nơi sinh sản.
+ Hình 6: Xây dựng hệ thống thoát nước thải sẽ tránh được ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và không khí.
Tiếp theo, GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, gia đình và địa phương đã làm được gì để bảo vệ nguồn nước.
Kết luận: Để bảo vệ nguồn nước cần:
Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như giếng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước.
Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước.
Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu đào cải tiến để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước.
Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.
Hoạt động 2 : Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước:
Cách tiến hành :
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn.
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước
Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước.
Phân công từng thành viên trong nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh.
Bước 2 : Thực hành :
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như GV đã hướng dẫn
Bước 3 : Trình bày và đánh giá:
Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. Cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ nguồn nước và nêu ý tưởng của bức tranh cổ đọng do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện.
GV đánh giá nhận xét, chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước, tranh vẽ đẹp hay xấu không quan trọng.
( Các địa phương căn cứ vào các bước soạn giảng theo quy định để hình thành một KHBD hoàn chỉnh )
HẾT
Xin chân thành cám ơn!
TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI,
MÔN KHOA HỌC
MỤC TIÊU
Giáo dục SDNLTK&HQ qua môn Tự nhiên và xã hội, môn Khoa học ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh :
* Một số kiến thức cơ bản ban đầu về :
+ Năng lượng, năng lượng sạch.
+ Các nguồn năng lượng như : mặt trời, gió, nước, điện, than đá, dầu mỏ, khí đốt và vai trò của chúng đối với đời sống và sản xuất.
+ Một số biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để phát triển bền vững.
* Hình thành và phát triển một số kĩ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong đời sống hàng ngày.
Phương thức tích hợp
Khái niệm tích hợp:
Tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ vào môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học là sự hòa trộn nội dung giáo dục SDNLTK&HQ vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
Các nguyên tắc tích hợp
Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học.
Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục SDNLTK&HQ có chọn lọc, có tính tập trung vào bài nhất định, không tràn lan tùy tiện.
Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế của các em.
Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ
Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục SDNLTK&HQ.
Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có nội dung giáo dục SDNLTK&HQ, được thể hiện bằng mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học.
Mức độ liên hệ: Các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ .
Dựa vào các mức độ tích hợp nêu trên và qua phân tích nội dung chương trình, SGK cho thấy mức độ tích hợp môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học có thể ở cả 3 mức độ tích hợp là toàn phần, bộ phận và liên hệ .
Nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ
Giáo viên nghiên cứu :
Căn cứ vào nội dung chương trình, SGK môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 , 2 , 3 và môn Khoa học lớp 4 , 5, anh (chị) hãy thực hiện nhiệm vụ sau:
1. Xác định các bài có khả năng tích hợp giáo dục
SDNLTK&HQ.
2. Nêu nội dung giáo dục SDNLTK&HQ trong các bài đó.
Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3.
Môn Khoa học lớp 4
Môn khọc lớp 5
HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP
VÀ CÁCH DẠY DẠNG BÀI TÍCH HỢP
GIÁO DỤC SDNLTK&HQ
Hình thức tổ chức
Giáo dục SDNLTK&HQ có thể tổ chức theo hai hình thức tổ chức dạy học trong lớp và ngoài lớp.
Tuy nhiên do học sinh tiểu học còn nhỏ, hơn nữa thời gian dành cho việc dạy học nội dung giáo dục SDNLTK&HQ cũng không nhiều nên hình thức được sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học vẫn là hình thức tổ chức dạy học trong lớp.
Để giờ học mang tính thực tiễn và đạt hiệu quả cao giáo viên cũng có thể giao cho các nhóm hoặc cá nhân nhiệm vụ điều tra khám phá ngoài giờ học thông qua sách, báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc quan sát trực tiếp tại nơi các em sinh sống.
Phương pháp
Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ được tích hợp trong nội dung môn học. Vì vậy các phương pháp giáo dục SDNLTK&HQ cũng chính là các phương pháp dạy học bộ môn.
Dưới đây xin chỉ đề cập đến một số phương pháp để giáo dục SDNLTK&HQ đạt hiệu quả
1. Phương pháp thăm quan, khảo sát thực tế
Giúp học sinh kiểm nghiệm các kiến thức đã học trên lớp, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết thực tế và phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, rèn luyện hành vi.
Khi giáo dục SDNLTK & HQ cho học sinh tiểu học, cần tổ chức cho học sinh thăm quan, khảo sát thực tế sử dụng tiết kiệm năng lượng trong phạm vi các em có thể tiếp cận được, với sự chỉ dẫn cặn kẽ của giáo viên.
2. Phương pháp thảo luận
Giúp học sinh có thể huy động trí tuệ của tập thể để tìm hiểu những vấn đề về năng lượng, từ đó cùng nhau đưa ra những những giải pháp phù hợp nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
3. Phương pháp đóng vai
Giúp học sinh thể hiện hành động phản ánh về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nào đó và cũng thông qua vai diễn các em được bày tỏ thái độ và củng cố tri thức về giáo dục SDNLTK&HQ.
Do đó cần thiết kế những “kịch bản” về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có nội dung gắn cuộc sống ở gia đình, nhà trường, cộng đồng hay từ những câu chuyện trong sách báo.
Dạy các dạng bài có nội dung tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ
1. Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở mức độ bộ phận
Đối với dạng bài học này, do một phần bài học có nội dung SDNLTK&HQ nên trong mục tiêu của bài học thường có liệt kê mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ cụ thể. Việc thực hiện mục tiêu của bài học nhiều khi là tiền đề để thực hiện mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ. Vì vậy :
Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần: nghiên cứu kĩ nội dung bài học; xác định nội dung giáo dục SDNLTK&HQ tích hợp vào nội dung bài học là gì; thông qua hoạt động dạy học nào; cần chuẩn bị thêm tư liệu, đồ dạy học gì để việc giáo dục SDNLTK&HQ đạt hiệu quả
Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ môn đồng thời lưu ý giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học có liên quan đến giáo dục SDNLTK&HQ một cách nhẹ nhàng, phù hợp và đạt mục tiêu của bài học
Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở mức độ liên hệ
Đối với dạng bài học này, các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ không được nêu rõ trong SGK nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ cho phù hợp . Vì vậy:
Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, đưa ra những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về năng lượng, có kĩ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vững.
Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ môn đồng thời lưu ý liên hệ, bổ sung kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ một cách tự nhiên, phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng hành động của học sinh và đúng mức tránh lan man, sa đà, gượng ép, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của bài học
3. Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở mức độ toàn phần
Khi chuẩn bị bài dạy và tổ chức dạy học, giáo viên thiết kế và tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu của bộ môn và đạt được mục tiêu của bài học.
GIÁO ÁN MINH HỌA – LỚP 4
Bài 28:
Bảo vệ nguồn nước
Bài 28 : Bảo vệ nguồn nước
I. Mục tiêu : Sau bài học HS biết :
Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
Cam kết thực hiện bảo vệ nguồn nước.
Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Hình trang 58, 59 SGK, Giấy Ao đủ cho các nhóm.
2. Học sinh : bút màu, sáp màu tô.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước.
Bước 1: Làm việc theo cặp
Bước 2: Làm viện cả lớp
GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. Phần trả lời của HS cần nêu được:
Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước:
+ Hình 1: Đục ống nước sẽ làm cho các chất bẩn thấm vào nguồn nước.
+ Hình 2: Đổ rác xuống ao sẽ làm nước ao bị ô nhiễm; cá và các sinh vật khác bị chết.
Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước:
+ Hình 3: Vứt rác có thể tái chế vào một thùng riêng vừa tiết kiệm, vừa bảo vệ được môi trường đất, vì những chai, lọ, túi nhựa rất khó bị phân hủy, chúng sẽ là nơi ẩn náu của mầm bệnh và các vật trung gian truyền bệnh.
+ Hình 4: Nhà tiêu tự hoại tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
+ Hình 5: Khơi thông cống rãnh quanh giếng để nước bẩn không ngấm xuống mạch nước ngầm và muỗi không có nơi sinh sản.
+ Hình 6: Xây dựng hệ thống thoát nước thải sẽ tránh được ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và không khí.
Tiếp theo, GV yêu cầu HS liên hệ bản thân, gia đình và địa phương đã làm được gì để bảo vệ nguồn nước.
Kết luận: Để bảo vệ nguồn nước cần:
Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như giếng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước.
Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước.
Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu đào cải tiến để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước.
Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.
Hoạt động 2 : Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước:
Cách tiến hành :
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn.
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước
Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước.
Phân công từng thành viên trong nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh.
Bước 2 : Thực hành :
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như GV đã hướng dẫn
Bước 3 : Trình bày và đánh giá:
Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. Cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ nguồn nước và nêu ý tưởng của bức tranh cổ đọng do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện.
GV đánh giá nhận xét, chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước, tranh vẽ đẹp hay xấu không quan trọng.
( Các địa phương căn cứ vào các bước soạn giảng theo quy định để hình thành một KHBD hoàn chỉnh )
HẾT
Xin chân thành cám ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Duy Thanh
Dung lượng: 424,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)