Su dia phuong tiet 1
Chia sẻ bởi Huỳnh Thanh |
Ngày 12/10/2018 |
131
Chia sẻ tài liệu: su dia phuong tiet 1 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
LỚP 5
HUỲNH THANH
HOÀ BÌNH C
Xác định vị trí tỉnh Vĩnh Long
Lược đồ tỉnh Vĩnh Long
Lịch sử địa phương tỉnh Vĩnh Long:
1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ THÀNH LẬP TỈNH VĨNH LONG
Bài 1
Đọc tài liệu:
Qua các nguồn tư liệu, hiện vật còn lưu lại, trong đó có các di tích ở địa phận Vĩnh Long như di tích ao hồ (xã Vĩnh Xuân - Trà Ôn) di tích thành cổ (xã Trung Hiệp và Trung Hiếu huyện Vũng Liêm) là bằng chứng về một nền văn hóa cổ đã từng hưng thịnh trên miền đất này vào những thế kỷ đầu công nguyên. Nhưng sau đó, nền văn hóa này rơi vào cảnh suy tàn do tác động đột biến về địa lý - sinh thái và kinh tế - xã hội, đặc biệt là địa bàn này chìm ngập trong nước sau lần "biển tiến" vào đầu thế kỷ thứ VII, cả vùng đất này bị hoang vu. Sau nhiều thế kỷ, nhiều lưu dân, thuộc nhiều tộc người đến khai phá, nhất là từ thế kỷ XVII, ba tộc người là Việt, Khơme và Hoa đến khai phá sinh cơ lập nghiệp .
Để chuẩn bị cho việc thiết lập bộ máy tổ chức hành chính, Chúa Nguyễn lập phủ Gia Định, dựng Dinh Trấn Biên và Dinh Phiên Trấn năm 1698 và giao cho Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh tổ chức thực hiện. Năm Nhâm Tý 1732, Chúa Nguyễn Phúc Trú thiết lập phía nam Dinh Trấn Biên, Dinh Phiên Trấn đơn vị hành chánh mới là Long Hồ Dinh, Châu Định Viễn .
Lỵ sở Long Hồ đóng ở thôn An Bình Đông, huyện Kiến Đăng, thường gọi là Cái Bè (Mỹ Tho). Năm 1757, chuyển về phía Nam sông Tiền thuộc xứ Tầm Bào, thôn Long Hồ (tức địa phận thành phố Vĩnh Long ngày nay).
Địa giới Dinh Long Hồ gồm cả dãy đồng bằng sông Tiền và sông hậu, gồm cả tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, An Giang ngày nay.
Sau năm 1749, Dinh Long Hồ được mở rộng thêm, nhập vùng đất Long Xuyên, Kiên Giang, Trấn Di (Minh Hải), Trấn Giang (Cần Thơ), cả một vùng rộng lớn từ biển Đông đến giáp Campuchia, vị trí Dinh Long Hồ là trung tâm của châu thổ sông Cửu Long.
Năm 1779, Nguyễn Phúc Ánh quyết định đổi dinh Long Hồ thành dinh Hoằng Trấn. Dinh Hoằng Trấn có một châu là Châu Dịnh Viễn và ba tổng Bình An, Bình Dương và Tân An để tiện việc quản lý về an ninh trật tự, lỵ sở Hoằng Trấn dời về Bà Lúa ở Cù Lao Tân Dinh (còn gọi là Bãi hoằng Trấn ) nay thuộc ấp Tân Dinh, xã An Phú Tân (Cầu Kè – Trà Vinh). Chỉ vài tháng sau, Nguyễn Phúc Ánh đổi Dinh Hoằng Trấn thành Vĩnh Trấn. Phạm vi Vĩnh Trấn hẹp hơn Dinh Long Hồ (vì cắt một phần đất Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ để lập Trấn Định ) và dơi lỵ sở Vĩnh trấn về nơi cũ Tầm Bào (tức thành phố Vĩnh Long ngày nay).
Năm 1802, vua Gia Long đổi Phủ Gia Định thành Trấn Gia Định, rồi Thành Gia Định (1806), Hoằng Trấn đổi thành Trấn Vĩnh Thanh là một trong 05 trấn thuộc Thành Gia Định (Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Dịnh Tường, Hà Tiên). Trấn Vĩnh Thanh lúc này có số dân 37.000 người, đất nông nghiệp 139.932 mẫu .
Ngày 22/2/1813, Triều vua Gia Long thứ 12 cho tiến hành xây dựng thành từ công thự tại thôn Bình An và Trường Xuân thuôc làng Long Hồ, gọi là Thành Long Hồ (nay phường 1, thành phố Vĩnh Long). Trấn Vĩnh Thanh phía Đông giáp huyện Kiến Hòa (Định Tường), phía Tây giáp Campuchia, phía Nam giáp Kiên Giang, Long Xuyên (sông Hậu), Đông Nam giáp Biển Đông, phía Bắc giáp Mỹ Tho. Đông sang Tây 200 dậm, Nam Bắc 350 dậm gồm 1 phủ, 4 huyện, 6 tổng 356 làng.
Năm 1832, vua Minh Mạng thiết lập đơn vị hành chính đổi trấn thành tỉnh, Nam Bộ có 6 tỉnh (gọi Nam Kỳ Lục Tỉnh), trấn Vĩnh Thanh thành tỉnh Vĩnh Long. Tổ chức hành chính năm 1837 tỉnh Vĩnh Long có 4 phủ, 8 huyện, 47 tổng 408 xã.
Năm 1840, Côn Đảo sát nhập vào tỉnh Vĩnh Long và từ đây tỉnh Vĩnh Long ổn định vị trí cho đến khi Pháp xâm chiếm.
Năm 1875, Pháp tách tỉnh Vĩnh Long lập tỉnh Trà Vinh; năm 1899, tiếp tục tách lập tỉnh Bến Tre. Theo Nghị định ngày 20/12/1899 của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, tỉnh Vĩnh Long là 1 trong 21 tỉnh Nam Kỳ. Toàn tỉnh có 13 tổng, 105 làng tương đương địa giới các huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Long Hồ, Măng Thít, thành phố Vĩnh Long và Chơ Lách (nay thuộc Bến Tre ) ngày nay.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, tỉnh Vĩnh Long bấy giờ gồm 4 quận Châu Thành, Tam Bình, Vũng Liêm và Chợ Lách. Để tiện hoạt động kháng chiến chống giặc Pháp, ngày 16/5/1948, tỉnh Vĩnh Long được nhập thêm 2 huyện Cầu Kè và Trà ôn (Cần Thơ ) và tách quận Châu Thành thành 2 quận: Quận Nhất và Quận Nhì nên tỉnh Vĩnh Long có Quận Nhất, Quận Nhì, Tam Bình, Cầu Kè, Vũng Liêm và Trà Ôn với 63 làng và 217.600 dân.
Năm 1951, nhập Vĩnh Long - Trà Vinh thành Vĩnh Trà gồm 10 huyện, thị: Thị xã Vĩnh Long, Thị xã Trà Vinh, các quận: Vũng Liêm, Tam Bình, Cái Ngang, Châu Thành, Càng Long, Trà Cú, Cầu Ngang và Duyên Hải (chính quyền Sài Gòn vẫn là 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh). Năm 1954, tách tỉnh Vĩnh Trà thành 2 tỉnh Vĩnh Long – Trà Vinh, tỉnh Vĩnh Long gồm thị xã Vĩnh Long, quận Châu Thành, quận Chợ Lách, quận Tam Bình, quận Long Hồ. Năm 1956, thành lập thêm huyện Bình Minh. Năm 1969, nhập 2 huyện Vũng Liêm, Trà Ôn (Trà Vinh) vào Vĩnh Long. Trong quá trình kháng chiến chống Mỹ có lúc nhập các huyện Châu Thành, Lấp Vò, Lai Vung, thị xã Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp ngày nay) vào tỉnh Vĩnh Long và sau 1969, tách huyện Chợ Lách về Bến Tre. Năm 1976 nhập 2 tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long gồm 14 huyện, thị và ngày 28/12/1991, tách Cửu Long thành tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh ( chính thức hoạt động ngày 5/5/1992).
Sau khi tách tỉnh, Vĩnh Long không thay đổi về địa giới hành chính và gồm 7 huyện, thị là thị xã Vĩnh Long và các huyện: Tam Bình, Bình Minh, Trà Ôn, Vũng Liêm, Long Hồ, Mang Thít với 7 phường. 6 thị trấn và 94 xã. Ngày 31/7/2007, Chính phủ có Nghị định thành lập huyện Bình Tântừ huyện Bình Minh. Lúc này, Vĩnh Long có 8 huyện, thị là thị xã Vĩnh Long và các huyện: Tam Bình, Bình Minh, Bình Tân, Trà Ôn, Vũng Liêm, Long Hồ, Mang Thít. Ngày 10/4/2009, Chính phủ đã có Nghị định thành lập thành phố Vĩnh Long từ thị xã Vĩnh Long và ngày 28/12/2012, có Nghị quyết chuyển huyện Bình Minh thành thị xã Bình Minh; điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các phường nên đến nay Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 huyện (Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm), thị xã Bình Minh và Thành phố Vĩnh Long với 109 xã, phường, thị trấn (94 xã, 5 thị trấn và 10 phường).
Tỉnh Vĩnh Long có …..đơn vị hành chính:
…………………………………………..
………………………………………….. …………………………………………..
…………………………………………..
…………………………………………..
…………………………………………..
…………………………………………..
…………………………………………..
…………………………………………..
Hiện nay:
PHIẾU HỌC TẬP
Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính: gồm 6 huyện (Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm); thị xã Bình Minh và Thành phố Vĩnh Long với 109 xã, phường:
Thành phố Vĩnh Long có 11 xã, phường:
Thị xã Bình Minh có 8 xã, phường:
Huyện Long Hồ có 15 xã, thị trấn;
Huyện Mang Thít có 13 xã, thị trấn;
Huyện Vũng Liêm có 20 xã, thị trấn;
Huyện Tam Bình có 17 xã, thị trấn;
Huyện Trà Ôn có 14 xã, thị trấn;
Huyện Bình Tân có 11 xã, thị trấn;
Hiện nay:
*/ Vị trí địa lí
Huyện ở phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Long:
Bắc giáp huyện Tam Bình, ranh giới là sông Mang Thít.
Nam giáp huyện Cầu Kè của tỉnh Trà Vinh.
Tây giáp sông Hậu, ngăn cách với tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng.
Đông giáp huyện Vũng Liêm cùng tỉnh.
*/ Hành chính.
Về hành chánh, huyện bao gồm :Thị trấn Trà Ôn và 13 xã: Hoà Bình, Hựu Thành , Lục Sĩ Thành, Nhơn Bình, Phú Thành, Tân Mỹ, Thiện Mỹ, Thới Hoà, Thuận Thới, Tích Thiện, Trà Côn, Vĩnh Xuân , Xuân Hiệp.
Huyện đã đang nâng cấp 2 xã Hựu Thành và Vĩnh Xuân trở thành đô thị loại 5 để thành lập 2 thị trấn.
Dự kiến đến cuối năm 2020, Trà Ôn sẽ là đô thị loại 4 và sẽ trở thành thị xã thứ ba của tỉnh Vĩnh Long.
Huyện Trà Ôn
GHI NHỚ:
Vĩnh Long có bề dày về lịch sử phát triển. Tên gọi Vĩnh Long có cách đây khoảng 185 năm. Trải qua nhiều thời kì lịch sử, Vĩnh Long liên tục phát triển với sự đấu tranh anh dũng, hi sinh của quân và dân tỉnh Vĩnh Long. Ngày 28/12/1991, tách Cửu Long thành tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh ( chính thức hoạt động ngày 5/5/1992).
LỚP 5
HUỲNH THANH
HOÀ BÌNH C
Xác định vị trí tỉnh Vĩnh Long
Lược đồ tỉnh Vĩnh Long
Lịch sử địa phương tỉnh Vĩnh Long:
1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ THÀNH LẬP TỈNH VĨNH LONG
Bài 1
Đọc tài liệu:
Qua các nguồn tư liệu, hiện vật còn lưu lại, trong đó có các di tích ở địa phận Vĩnh Long như di tích ao hồ (xã Vĩnh Xuân - Trà Ôn) di tích thành cổ (xã Trung Hiệp và Trung Hiếu huyện Vũng Liêm) là bằng chứng về một nền văn hóa cổ đã từng hưng thịnh trên miền đất này vào những thế kỷ đầu công nguyên. Nhưng sau đó, nền văn hóa này rơi vào cảnh suy tàn do tác động đột biến về địa lý - sinh thái và kinh tế - xã hội, đặc biệt là địa bàn này chìm ngập trong nước sau lần "biển tiến" vào đầu thế kỷ thứ VII, cả vùng đất này bị hoang vu. Sau nhiều thế kỷ, nhiều lưu dân, thuộc nhiều tộc người đến khai phá, nhất là từ thế kỷ XVII, ba tộc người là Việt, Khơme và Hoa đến khai phá sinh cơ lập nghiệp .
Để chuẩn bị cho việc thiết lập bộ máy tổ chức hành chính, Chúa Nguyễn lập phủ Gia Định, dựng Dinh Trấn Biên và Dinh Phiên Trấn năm 1698 và giao cho Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh tổ chức thực hiện. Năm Nhâm Tý 1732, Chúa Nguyễn Phúc Trú thiết lập phía nam Dinh Trấn Biên, Dinh Phiên Trấn đơn vị hành chánh mới là Long Hồ Dinh, Châu Định Viễn .
Lỵ sở Long Hồ đóng ở thôn An Bình Đông, huyện Kiến Đăng, thường gọi là Cái Bè (Mỹ Tho). Năm 1757, chuyển về phía Nam sông Tiền thuộc xứ Tầm Bào, thôn Long Hồ (tức địa phận thành phố Vĩnh Long ngày nay).
Địa giới Dinh Long Hồ gồm cả dãy đồng bằng sông Tiền và sông hậu, gồm cả tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, An Giang ngày nay.
Sau năm 1749, Dinh Long Hồ được mở rộng thêm, nhập vùng đất Long Xuyên, Kiên Giang, Trấn Di (Minh Hải), Trấn Giang (Cần Thơ), cả một vùng rộng lớn từ biển Đông đến giáp Campuchia, vị trí Dinh Long Hồ là trung tâm của châu thổ sông Cửu Long.
Năm 1779, Nguyễn Phúc Ánh quyết định đổi dinh Long Hồ thành dinh Hoằng Trấn. Dinh Hoằng Trấn có một châu là Châu Dịnh Viễn và ba tổng Bình An, Bình Dương và Tân An để tiện việc quản lý về an ninh trật tự, lỵ sở Hoằng Trấn dời về Bà Lúa ở Cù Lao Tân Dinh (còn gọi là Bãi hoằng Trấn ) nay thuộc ấp Tân Dinh, xã An Phú Tân (Cầu Kè – Trà Vinh). Chỉ vài tháng sau, Nguyễn Phúc Ánh đổi Dinh Hoằng Trấn thành Vĩnh Trấn. Phạm vi Vĩnh Trấn hẹp hơn Dinh Long Hồ (vì cắt một phần đất Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ để lập Trấn Định ) và dơi lỵ sở Vĩnh trấn về nơi cũ Tầm Bào (tức thành phố Vĩnh Long ngày nay).
Năm 1802, vua Gia Long đổi Phủ Gia Định thành Trấn Gia Định, rồi Thành Gia Định (1806), Hoằng Trấn đổi thành Trấn Vĩnh Thanh là một trong 05 trấn thuộc Thành Gia Định (Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Dịnh Tường, Hà Tiên). Trấn Vĩnh Thanh lúc này có số dân 37.000 người, đất nông nghiệp 139.932 mẫu .
Ngày 22/2/1813, Triều vua Gia Long thứ 12 cho tiến hành xây dựng thành từ công thự tại thôn Bình An và Trường Xuân thuôc làng Long Hồ, gọi là Thành Long Hồ (nay phường 1, thành phố Vĩnh Long). Trấn Vĩnh Thanh phía Đông giáp huyện Kiến Hòa (Định Tường), phía Tây giáp Campuchia, phía Nam giáp Kiên Giang, Long Xuyên (sông Hậu), Đông Nam giáp Biển Đông, phía Bắc giáp Mỹ Tho. Đông sang Tây 200 dậm, Nam Bắc 350 dậm gồm 1 phủ, 4 huyện, 6 tổng 356 làng.
Năm 1832, vua Minh Mạng thiết lập đơn vị hành chính đổi trấn thành tỉnh, Nam Bộ có 6 tỉnh (gọi Nam Kỳ Lục Tỉnh), trấn Vĩnh Thanh thành tỉnh Vĩnh Long. Tổ chức hành chính năm 1837 tỉnh Vĩnh Long có 4 phủ, 8 huyện, 47 tổng 408 xã.
Năm 1840, Côn Đảo sát nhập vào tỉnh Vĩnh Long và từ đây tỉnh Vĩnh Long ổn định vị trí cho đến khi Pháp xâm chiếm.
Năm 1875, Pháp tách tỉnh Vĩnh Long lập tỉnh Trà Vinh; năm 1899, tiếp tục tách lập tỉnh Bến Tre. Theo Nghị định ngày 20/12/1899 của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, tỉnh Vĩnh Long là 1 trong 21 tỉnh Nam Kỳ. Toàn tỉnh có 13 tổng, 105 làng tương đương địa giới các huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Long Hồ, Măng Thít, thành phố Vĩnh Long và Chơ Lách (nay thuộc Bến Tre ) ngày nay.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, tỉnh Vĩnh Long bấy giờ gồm 4 quận Châu Thành, Tam Bình, Vũng Liêm và Chợ Lách. Để tiện hoạt động kháng chiến chống giặc Pháp, ngày 16/5/1948, tỉnh Vĩnh Long được nhập thêm 2 huyện Cầu Kè và Trà ôn (Cần Thơ ) và tách quận Châu Thành thành 2 quận: Quận Nhất và Quận Nhì nên tỉnh Vĩnh Long có Quận Nhất, Quận Nhì, Tam Bình, Cầu Kè, Vũng Liêm và Trà Ôn với 63 làng và 217.600 dân.
Năm 1951, nhập Vĩnh Long - Trà Vinh thành Vĩnh Trà gồm 10 huyện, thị: Thị xã Vĩnh Long, Thị xã Trà Vinh, các quận: Vũng Liêm, Tam Bình, Cái Ngang, Châu Thành, Càng Long, Trà Cú, Cầu Ngang và Duyên Hải (chính quyền Sài Gòn vẫn là 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh). Năm 1954, tách tỉnh Vĩnh Trà thành 2 tỉnh Vĩnh Long – Trà Vinh, tỉnh Vĩnh Long gồm thị xã Vĩnh Long, quận Châu Thành, quận Chợ Lách, quận Tam Bình, quận Long Hồ. Năm 1956, thành lập thêm huyện Bình Minh. Năm 1969, nhập 2 huyện Vũng Liêm, Trà Ôn (Trà Vinh) vào Vĩnh Long. Trong quá trình kháng chiến chống Mỹ có lúc nhập các huyện Châu Thành, Lấp Vò, Lai Vung, thị xã Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp ngày nay) vào tỉnh Vĩnh Long và sau 1969, tách huyện Chợ Lách về Bến Tre. Năm 1976 nhập 2 tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long gồm 14 huyện, thị và ngày 28/12/1991, tách Cửu Long thành tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh ( chính thức hoạt động ngày 5/5/1992).
Sau khi tách tỉnh, Vĩnh Long không thay đổi về địa giới hành chính và gồm 7 huyện, thị là thị xã Vĩnh Long và các huyện: Tam Bình, Bình Minh, Trà Ôn, Vũng Liêm, Long Hồ, Mang Thít với 7 phường. 6 thị trấn và 94 xã. Ngày 31/7/2007, Chính phủ có Nghị định thành lập huyện Bình Tântừ huyện Bình Minh. Lúc này, Vĩnh Long có 8 huyện, thị là thị xã Vĩnh Long và các huyện: Tam Bình, Bình Minh, Bình Tân, Trà Ôn, Vũng Liêm, Long Hồ, Mang Thít. Ngày 10/4/2009, Chính phủ đã có Nghị định thành lập thành phố Vĩnh Long từ thị xã Vĩnh Long và ngày 28/12/2012, có Nghị quyết chuyển huyện Bình Minh thành thị xã Bình Minh; điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các phường nên đến nay Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 huyện (Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm), thị xã Bình Minh và Thành phố Vĩnh Long với 109 xã, phường, thị trấn (94 xã, 5 thị trấn và 10 phường).
Tỉnh Vĩnh Long có …..đơn vị hành chính:
…………………………………………..
………………………………………….. …………………………………………..
…………………………………………..
…………………………………………..
…………………………………………..
…………………………………………..
…………………………………………..
…………………………………………..
Hiện nay:
PHIẾU HỌC TẬP
Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính: gồm 6 huyện (Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm); thị xã Bình Minh và Thành phố Vĩnh Long với 109 xã, phường:
Thành phố Vĩnh Long có 11 xã, phường:
Thị xã Bình Minh có 8 xã, phường:
Huyện Long Hồ có 15 xã, thị trấn;
Huyện Mang Thít có 13 xã, thị trấn;
Huyện Vũng Liêm có 20 xã, thị trấn;
Huyện Tam Bình có 17 xã, thị trấn;
Huyện Trà Ôn có 14 xã, thị trấn;
Huyện Bình Tân có 11 xã, thị trấn;
Hiện nay:
*/ Vị trí địa lí
Huyện ở phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Long:
Bắc giáp huyện Tam Bình, ranh giới là sông Mang Thít.
Nam giáp huyện Cầu Kè của tỉnh Trà Vinh.
Tây giáp sông Hậu, ngăn cách với tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng.
Đông giáp huyện Vũng Liêm cùng tỉnh.
*/ Hành chính.
Về hành chánh, huyện bao gồm :Thị trấn Trà Ôn và 13 xã: Hoà Bình, Hựu Thành , Lục Sĩ Thành, Nhơn Bình, Phú Thành, Tân Mỹ, Thiện Mỹ, Thới Hoà, Thuận Thới, Tích Thiện, Trà Côn, Vĩnh Xuân , Xuân Hiệp.
Huyện đã đang nâng cấp 2 xã Hựu Thành và Vĩnh Xuân trở thành đô thị loại 5 để thành lập 2 thị trấn.
Dự kiến đến cuối năm 2020, Trà Ôn sẽ là đô thị loại 4 và sẽ trở thành thị xã thứ ba của tỉnh Vĩnh Long.
Huyện Trà Ôn
GHI NHỚ:
Vĩnh Long có bề dày về lịch sử phát triển. Tên gọi Vĩnh Long có cách đây khoảng 185 năm. Trải qua nhiều thời kì lịch sử, Vĩnh Long liên tục phát triển với sự đấu tranh anh dũng, hi sinh của quân và dân tỉnh Vĩnh Long. Ngày 28/12/1991, tách Cửu Long thành tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh ( chính thức hoạt động ngày 5/5/1992).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Thanh
Dung lượng: 6,79MB|
Lượt tài: 5
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)