Sông Ba - Dáng vóc đại giang

Chia sẻ bởi Nguyễn Bá Vũ | Ngày 12/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Sông Ba - Dáng vóc đại giang thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:





Đất nước Việt Nam có sông Cửu Long như chín con rồng ra biển thì Phú Yên cũng tự hào có sông Ba – con rồng kì vĩ và đơn độc, hùng tráng và lặng lẽ, nối biển xanh với đại ngàn hùng vĩ. Dòng sông quê hương là một dấu nhấn đầy ấn tượng trong sâu thẳm tâm hồn của người Phú Yên từ thuở nằm nôi đến lúc bạc đầu. Sông Ba gắn với những sự kiện nhiều chiều của tỉnh Phú Yên qua bề dày thời gian, chiều sâu cội nguồn và bề rộng nhân thế.
Về mặt địa danh, sông Ba còn gọi là sông Đà Rằng.
Người Chăm gọi sông Ba là sông Rarang, châu thổ sông Ba – đồng bằng Tuy Hòa – là vùng Rarang. Rarang là dòng sông lớn; “Ra” được biến âm Việt hóa là “Đà” – có nghĩa là lớn. Rang là con sông. Rarang hay Đà Rằng là con sông lớn. Qủa thật vậy, Đà Rằng là con sông lớn nhất của vương quốc Chămpa cổ và con sông lớn nhất miền Trung.
Rarang (Đà Rằng) là dòng sông nối biển xanh với thượng nguồn, là gạch nối giữa đồng bằng và châu Thượng Nguyên của vương quốc Chămpa xưa (Thủy Xá, Hỏa Xá – Tây Nguyên ngày nay). Bà con Ê-Đê gọi sông Ba là Krôngpa (Krông: con sông, Pa: tên gọi).
Do giao thoa văn hóa Việt – Chăm, Việt – Ê-Đê, sông Ba có hai tên gọi, từ đập Đồng Cam, nơi hợp lưu với dòng sông Hinh gần vị trí thành Hồ (thành quân sự lớn nhất của người Chăm ở Trung Bôä) – của ngõ châu Thượng Nguyên – trở về thượng nguồn được gọi là sông Ba (Krôngpa); từ đập Đồng Cam đến cửa biển được gọi là Đá Rằng (Rarang). Hai địa danh sông Ba và sông Đà Rằng cùng song song tồn tại như sông Mê Công và sông Cửu Long ở Nam Bo. Là con sông lớn nhất miền Trung, sông Ba dài hơn ba trăm cây số, bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rô tỉnh Kon Tum. Sông Ba chảy qua huyện An Khê, Ajunpa (tỉnh Gia Lai) và chảy về biển Đông tại cửa Đà Diễn thành phố Tuy Hòa. Địa danh Đà Diễn bắt nguồn từ đôi tháp Chăm cổ trên núi Nhạn thờ Thiên Y A Na (bà mẹ xứ sở – Việt hóa là Diễn Ngọc Phi). Tháp Thiên Y A Na hay Diễn Ngọc Phi chỉ là một và người Việt hay gọi ghép là tháp thờ “Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi”. Bởi vậy, địa danh cửa biển Đà Rằng đối diện với ngôi tháp có tên là của Đà Diễn. Sông Ba có nhiều phụ lưu lớn, nhỏ. Đó là dòng sông Ajunpa bắt nguồn từ huyện Măng Giang (Gia Lai) hợp lưu với sông Ba tại thị xã Phú Bổn; sông Krông Năng (Đăk-lăk), sông Cà Lúi (Phú Yên) cùng hợp lưu với sông Ba tại xã Krôngpa (Sơn Hòa – Phú Yên), Sông Hinh (Krông Hinh) bắt nguồn từ núi Mẹ Bồng Con (Vọng Phu) hợp lưu với sông Ba tại xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh. Ngoài ra còn có sông Con (Sơn Hà), sông Bơ (đổ ra sông Chùa) hợp lưu sông Ba ở hạ nguồn cuối dòng sông.
Sông Ba chắt kiệt những giọt phù sa trải rộng màu sông đôi bờ châu thổ để Tuy Hòa được mênh danh là “vựa lúa miền Trung” – một giá trị mãi mãi không phai nhòa của nền văn minh nông nghiệp và vẫn còn lưu giữ giá trị hiện thực ấy trong chiến lược an ninh lương thực của thời kì công nghiệp hóa. Sông Ba đi vào thơ, ca, nhạc, họa, sân khấu, điện ảnh,… tạo một không gian văn hóa đặc trưng phả hồn vào giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo của một vùng đất trên con đường di sản văn hóa nhân loại qua miền Trung.

Không gian văn hóa ấy gắn liền với không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – kiệt tác phi vật thể của nhân loại. Dòng sông chính và các phụ lưu cần mẫn tạo dựng và chuyên chở những giá trị văn hóa vượt không gian và thời gian, để lại cho thế hệ sau những bộ sử thi huyền thoại của các tộc người anh em trên địa bàn.
Lưu vực sông Ba với hơn một triệu người sinh sống luôn được các nhà hoạch định chính sách giành sự quan tâm nghiêm túc. Những chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của không gian lưu vực sông Ba đều tính đến tác động và giá trị lớn lao của dòng sông này, đặc biệt là trong chiến lược phát triển tăng tốc mang tính đột phácủa tỉng Phú Yên.
Những dự án hóa dầu, lọc dầu đồ sộ của vùng kinh tế trọng điểm Nam Phú Yên đều dựa vào nguồn nước ngọt sông Ba và xa hơn, dự án Vân Phong cũng đặc biệt coi trọng giá trị nguồn nước sông Ba trong chiến lược phát triển.
Sông Ba là xương sống,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bá Vũ
Dung lượng: 32,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)