Soạn giảng mới - môn Toán
Chia sẻ bởi Lê Văn Lành |
Ngày 09/05/2019 |
136
Chia sẻ tài liệu: soạn giảng mới - môn Toán thuộc Số học 6
Nội dung tài liệu:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC
Quảng Nam, tháng 8 năm 2018
Các nội dung chính
I. Dạy học tích cực
1) Đặc trưng cơ bản của PP dạy học tích cực.
Dạy học là tổ chức các hoạt động học tập của học sinh để HS tự khám phá những điều chưa biết (nhớ lại kiến thức cũ – Phát hiện kiến thức mới – Vận dụng kiến thức vào tình huống học tập, thực tiễn).
Dạy học chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp (PP tự học), các thao tác tư duy.
Dạy học tăng cường học tập cá thể (tự lực, độc lập), phối hợp với học tập hợp tác.
Dạy học có sự kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò (thường xuyên trong quá trình dạy học).
I. Dạy học tích cực
2) Các kỹ thuật dạy học tích cực thường được sử dụng.
II. Các bước tổ chức dạy học một bài/ chủ đề theo định hướng tổ chức các hoạt động học
Lưu ý: (là các bước để dạy nội dung mới)
- Quy trình 5 bước hoạt động nêu trên không thực hiện cứng nhắc mà có thể được thiết kế và thực hiện linh hoạt, mềm dẻo. Có sự kết hợp với các lên lớp truyền thống.
- Trong một số lĩnh vực /trường hợp, các hoạt động có thể kết hợp với nhau hoặc bớt đi một, hai hoạt động tùy theo đặc trưng của từng lĩnh vực, nội dung của từng chủ đề/bài học. Ví dụ: Khởi động và hình thành kiến thức; Vận dụng và tìm tòi mở rộng.
- Các bước tổ chức trên phù hợp với việc hình thành kiến thức, kỹ năng ở các cấp độ tư duy cho học sinh: Biết: Hình thành kiến thức; hiểu: Luyện tập; vận dụng: Vận dụng; vận dụng cao: Tìm tòi mở rộng.
III. Chuỗi hoạt động học
Lưu ý:
Trong mỗi bài học chỉ chọn một/ một số bước (trong 5 bước) để tổ chức thực hiện chuỗi hoạt động học.
Đối với mỗi bước có thể thực hiện đủ hoặc không 4 hoạt động trong chuỗi hoạt động.
- Với mỗi hoạt động cần lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp với nội dung, hoạt động.
Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm là cách thức phù hợp để tổ chức dạy học bằng chuỗi hoạt động học.
Kỹ thuật tổ chức trò chơi khá phù hợp đối với yêu cầu hình thành các phẩm chất, năng lực.
II. Cấu trúc bài học
1) Hoạt động khởi động (tình huống xuất phát)
Hoạt động này nhằm:
- Giúp học sinh (HS) huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới.
- Tạo hứng thú, nhu cầu tìm hiểu vấn đề.
- Đặt học sinh vào tình huống có vấn đề (không thể giải quyết được vấn đề với vốn hiểu biết hiện có).
Trong nhiều bài học, hoạt động này có thể kết hợp với hoạt động kiểm tra bài cũ.
II. Cấu trúc bài học
1) Hoạt động khởi động (tình huống xuất phát)
Hoạt động khởi động rất cần thiết trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, phát triển năng lực tư duy nêu để giải quyết vấn đề.
Hoạt động nàỳ cần tạo ra những tình huống, những vấn đề ở đó người học cần được huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng của mình và cảm thấy thiếu hụt kiến thức, thông tin để giải quyết.
Như vậy, hoạt động “khởi động” nêu vấn đề là một hoạt động học tập, nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên phải rõ ràng, học sinh phải được bày tỏ ý kiến riêng của mình cũng như ý kiến của nhóm về vấn đề đó cũng như việc trình bày báo cáo kết quả.
Tuy nhiên, một số giáo viên còn lạm dụng hoạt động này. Chẳng hạn như tổ chức trò chơi, hát múa mà không ăn nhập với bài học hoặc chỉ là để “vào bài” với cái tên bài học mà ai cũng biết.
Để tổ chức hiệu quả hoạt động này, giao viên tránh:
Cho học sinh hoạt động trò chơi, múa hát không ăn nhập với bài học.
Lựa chọn các tình huống không đắt giá dẫn đến các em có thể trả lời được một cách dễ dàng với các câu hỏi đặt vấn đề đơn giản.
Thời gian cho hoạt động này quá ít vì chưa coi đó là một hoạt động học tập, chưa cho các em suy nghĩ, bầy tỏ ý kiến của mình.
Cố gắng giảng giải, chốt kiến thức ở ngay hoạt động này!
Giáo viên cần:
Coi hoạt động này là một hoạt động học tập, có mục đích, thời gian hoạt động và sản phẩm hoạt động.
Chuyển giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể phù hợp với đối tượng học sinh, lựa chọn các tình huống, những câu hỏi đắt giá để giúp học sinh động não (vấn đề với câu lệnh why?)…
Bố trí thời gian thích hợp cho các em học tập, bày tỏ quan điểm cũng như sản phẩm của hoạt động.
II. Cấu trúc bài học
2) Hoạt động hình thành kiến thức mới
Mục đích là giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng mới và bổ sung vào hệ thống kiến thức, kỹ năng của mình.
Giáo viên giúp học sinh hình thành được những kiến thức mới thông qua các hoạt động khác nhau, như: nghiên cứu tài liệu; tiến hành thí nghiệm, thực hành; hoạt động trải nghiệm sáng tạo,...
Kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động của học sinh thể hiện ở các sản phẩm học tập đã hoàn thành, giáo viên cần chốt kiến thức mới để các em chính xác hoá, ghi nhận và vận dụng.
II. Cấu trúc bài học
2) Hoạt động hình thành kiến thức mới
Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên nên tránh:
Nói to trước lớp, trình chiếu, hoặc giảng giải vấn đề... làm mất tập trung hoạt động của nhóm.
Nói vu vơ và đi lại quá nhiều trong lớp học không rõ mục đích.
Giáo viên cần:
Chọn vị trí đứng, quan sát hoạt động của các nhóm và từng em, phát hiện kịp thời khi học sinh giơ tay cần hỗ trợ hoặc thông báo. Lúc này giáo viên không được ầm ĩ mà có trách nhiệm lặng lẽ đến nhóm hỗ trợ để tìm hiểu, hỗ trợ, gợi ý giúp các em vượt qua khó khăn, tuyệt đối không giảng giải, làm hộ các em... (chú ý chọn vị trí đứng để thường xuyên bao quát được tất cả lớp).
Bỏ thói quen “gà bài” cho học sinh, khẳng định chân lý, chốt kiến thức cho các nhóm khi các em đang hoạt động nhóm, chưa báo cáo nhóm...
II. Cấu trúc bài học
3) Hoạt động luyện tập (hình thành kỹ năng mới)
Mục đích là giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được.
Trong hoạt động này, học sinh được luyện tập, củng cố các đơn vị kiến thức vừa học, thông qua áp dụng kiến thức vào giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề nảy sinh trong học tập, hay từ thực tiễn.
Kết thúc hoạt động này, nếu cần, giáo viên cần giúp học sinh lĩnh hội cả về tri thức lẫn tri thức phương pháp, biết cách thức giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề và vận dụng, ít nhất là giải quyết được vấn đề đặt ra trong "Hoạt động khởi động".
II. Cấu trúc bài học
4) Hoạt động vận dụng
Hoạt động vận dụng nhằm tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào giải toán; vào các môn học khác; vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
II.Cấu trúc bài học
5) Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Hoạt động này khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá.
Hoạt động này không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả học sinh phải tham gia. Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.
Có thể kết hợp bước này với hoạt động dặn dò, giao việc về nhà.
Ngoài SGK, tài liệu tham khảo, ... thì internet là nguồn tư liệu tiện lợi để tìm hiểu sâu hơn nội dung được học.
Bài học: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3, CHO 9
Mục tiêu: - Hiểu được dấu hiệu chia hết cho 9, cho 3
- Vận dụng để biết một số, một tổng, hiệu chia hết cho 9, cho 3 hay không.
Hoạt động khởi động:
a) Nội dung: Đặt học sinh vào tình huống có vấn đề và có nhu cầu tìm hiểu là: Bằng cách nào nhanh nhất để biết một số chia hết cho 9? Ở đây cũng có thể chọn nội dung là kiến thức cũ cần huy động.
b) Ý tưởng: Cho học sinh thực hiện phép chia cho 9 để xác định một số có chia hết cho 9 không?
c) Tổ chức hoạt động:
Cho học sinh hoạt động theo nhóm để phân công giải quyết nhiều phép chia.
GV nêu vấn đề cần tìm hiểu trong bài mới. Có thể HS trả lời được dấu hiệu chia hết cho 9 (đã học ở TH) nhưng không thể giải thích vì sao (Hiểu).
IV.Cấu trúc bài học
6) Ví dụ minh họa
2) Hoạt động hình thành kiến thức:
Nội dung 1: Mọi số đều viết được dưới dạng tổng các chữ số của nó với một số chia hết cho 9.
Ý tưởng: Chọn một trong hai:
Giáo viên thuyết trình làm mẫu rồi cho HS thực hành.
Cho HS làm việc với SGK rồi thực hành theo mẫu.
Hoạt động:
Giáo viên thuyết trình cách phân tích thành tổng rồi biến đổi về dạng tổng các chữ số + số chia hết cho 9.
Cho học sinh thực hành phân tích với một số khác (có 3 chữ số). Chọn HS trình bày.
GV Kết luận hoặc gợi ý HS kết luận.
IV.Cấu trúc bài học
6) Ví dụ minh họa
2) Hoạt động hình thành kiến thức:
Nội dung 2: Số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 – Số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.
Ý tưởng: Cho học sinh làm mẫu: Xem xét một số có chia hết cho 9 dựa trên kết quả phân tích.
Hoạt động:
HS (tốt) thực hiện trình bày mẫu.
HS cả thực hành phân tích với một số của mình
Cho một số HS khác (yếu hơn) trình bày.
Giáo viên chốt kiến thức.
Hoạt động hình thành kiến thức đối với nội dung 3: Nên cần một ý tưởng khác để dạy.
IV.Cấu trúc bài học
6) Ví dụ minh họa
3) Hoạt động luyện tập:
Nội dung: Luyện tập các nội dung
Ý tưởng: Cho HS thực hành giải bài tập. Mỗi bài tập gắn với một kỹ năng cần hình thành.
Hoạt động:
- HS thực hành cá nhân để giải bài tập,
- GV tổ chức để học sinh trình bày kết quả sau khi hoàn thành bài tập được giao.
IV.Cấu trúc bài học
6) Ví dụ minh họa
4) Hoạt động vận dụng:
Ví dụ: Một phòng học có kích thước ... Cần được lát gạch nền. Mỗi viên gạch là hình vuông : 2dm; 3dm; 5dm. Em chọn loại gạch nào để không phải cắt gách khi lát.
5) Hoạt động tìm tòi mở rộng: Về nhà tự tìm hiểu dấu hiệu chia hết cho 4; 8; 11 và trình bày cho lớp biết:
Vào tiết học tiếp theo: Dấu hiệu chia hết cho 4, cho 8.
Vào cuối chương: Dấu hiệu chia hết cho 11.
IV.Cấu trúc bài học
6) Ví dụ minh họa
III.Chuỗi hoạt động học
1) Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ (tổ chức một tình huống có tiềm ẩn vấn đề, lựa chọn một kỹ thuật học tích cực phù hợp).
Trong quá trình chuyển giao nhiệm vụ, giáo viên cần quan sát, trao đổi với học sinh để kiểm tra, đánh giá về khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh trong lớp.
III.Chuỗi hoạt động học
2) Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; Giáo viên phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".
Trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên quan sát, theo dõi hành động, lời nói của học sinh để đánh giá mức độ tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh; khả năng phát hiện vấn đề cần giải quyết và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề; khả năng lựa chọn, điều chỉnh và thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề; phát hiện những khó khăn, sai lầm của học sinh để có giải pháp hỗ trợ phù hợp giúp học sinh thực hiện được nhiệm vụ học tập
III.Chuỗi hoạt động học
3) Báo cáo, thảo luận
Giáo viên lựa chọn hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng để HS báo cáo kết quả; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.
III.Chuỗi hoạt động học
4) Kết luận, nhận định
Giáo viên nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
Cũng có thể là Kết luận, nhận định/Phát biểu vấn đề/Lựa chọn giải pháp.
III.Chuỗi hoạt động học
5) Ví dụ minh họa
Hoạt động hình thành kiến thức: Mọi số đều viết được dưới dạng tổng các chữ số của nó với một số chia hết cho 9.
Chuyển giao nhiệm vụ:
GV làm mẫu phân tích một số thành tổng các chữ số của nó và một số chia hết cho 9.
GV yêu cầu mỗi HS chọn một số có 3 chữ số rồi phân tích thành tổng của các chữ số của nó và một số chia hết cho 9.
2) Thực hiện nhiệm vụ: HS chọn số và tiến hành phân tích. GV theo dõi, giúp đỡ HS và chọn HS trình bày kết quả.
3) Báo cáo thảo luận: HS trình bày kết quả phân tích của mình (chọn 2-3 HS trình bày).
4) Kết luận nhận định: GV đánh giá (hoặc cho HS đánh giá) phần trình bày của HS. Gợi ý để HS đưa ra nhận định trên.
TÊN BÀI HỌC……………………..
I. Mục tiêu của bài (chủ đề)
1. Kiến thức:
..........................................................................................
2. Kĩ năng:
..........................................................................................
3. Thái độ:
...........................................................................................
4. Định hướng phát triển năng lực:
(Năng lực học học tập, năng lực tương tác, năng lực giao
tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức
vào cuộc sống...)
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
...........................................................................................
IV.Cấu trúc kế hoạch bài giảng
Cấu trúc một bài giảng không nên quy định cứng nhắc theo mẫu cố định mà nên để GV linh hoạt lựa chọn. Tuy nhiên cần lưu ý:
Có quy định các thông tin chung: Tên bài giảng; Tiết thứ; Người dạy, ngày dạy ....
Phần mục tiêu bài giảng: Là mục tiêu học sinh cần đạt theo định hướng phát triển năng lực.
Nội dung giáo án nên ngắn gọn thể hiện được ý tưởng dạy và các hoạt động để dạy.
Phần nội dung bài mới nên thực hiện theo cấu trúc 5 bước (tham khảo mẫu).
Linh hoạt: Không nhất thiết đủ 5 bước/4 hoạt động. Có thể kết hợp bước ổn định lớp, kiểm tra bài cũ với bước Khởi động; Bước dặn dò về nhà với bước tìm tòi mở rộng.
....
IV.Cấu trúc kế hoạch bài giảng (giáo án)
IV.Giới thiệu chu trình CIA trong thiết kế bài giảng
Bạn rút ra điều gì từ trò chơi trên?
Bài học:
Tư duy đóng khung ( Thinking in the box)
Cần nghĩ khác, sáng tạo để giải quyết vấn đề
1) Tư duy mở
IV.Giới thiệu chu trình CIA trong thiết kế bài giảng
2) Chu trình CIA
IV.Giới thiệu chu trình CIA trong thiết kế bài giảng
2) Chu trình CIA - Content
IV.Giới thiệu chu trình CIA trong thiết kế bài giảng
2) Chu trình CIA - Idea
IV.Giới thiệu chu trình CIA trong thiết kế bài giảng
2) Chu trình CIA- Activities
XIN CẢM ƠN
Người thầy trung bình chỉ biết nói, Người thầy giỏi biết giải thích, Người thầy xuất chúng biết minh họa, Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng .
V. Tài liệu tham khảo
DẠY HỌC
Quảng Nam, tháng 8 năm 2018
Các nội dung chính
I. Dạy học tích cực
1) Đặc trưng cơ bản của PP dạy học tích cực.
Dạy học là tổ chức các hoạt động học tập của học sinh để HS tự khám phá những điều chưa biết (nhớ lại kiến thức cũ – Phát hiện kiến thức mới – Vận dụng kiến thức vào tình huống học tập, thực tiễn).
Dạy học chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp (PP tự học), các thao tác tư duy.
Dạy học tăng cường học tập cá thể (tự lực, độc lập), phối hợp với học tập hợp tác.
Dạy học có sự kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò (thường xuyên trong quá trình dạy học).
I. Dạy học tích cực
2) Các kỹ thuật dạy học tích cực thường được sử dụng.
II. Các bước tổ chức dạy học một bài/ chủ đề theo định hướng tổ chức các hoạt động học
Lưu ý: (là các bước để dạy nội dung mới)
- Quy trình 5 bước hoạt động nêu trên không thực hiện cứng nhắc mà có thể được thiết kế và thực hiện linh hoạt, mềm dẻo. Có sự kết hợp với các lên lớp truyền thống.
- Trong một số lĩnh vực /trường hợp, các hoạt động có thể kết hợp với nhau hoặc bớt đi một, hai hoạt động tùy theo đặc trưng của từng lĩnh vực, nội dung của từng chủ đề/bài học. Ví dụ: Khởi động và hình thành kiến thức; Vận dụng và tìm tòi mở rộng.
- Các bước tổ chức trên phù hợp với việc hình thành kiến thức, kỹ năng ở các cấp độ tư duy cho học sinh: Biết: Hình thành kiến thức; hiểu: Luyện tập; vận dụng: Vận dụng; vận dụng cao: Tìm tòi mở rộng.
III. Chuỗi hoạt động học
Lưu ý:
Trong mỗi bài học chỉ chọn một/ một số bước (trong 5 bước) để tổ chức thực hiện chuỗi hoạt động học.
Đối với mỗi bước có thể thực hiện đủ hoặc không 4 hoạt động trong chuỗi hoạt động.
- Với mỗi hoạt động cần lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp với nội dung, hoạt động.
Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm là cách thức phù hợp để tổ chức dạy học bằng chuỗi hoạt động học.
Kỹ thuật tổ chức trò chơi khá phù hợp đối với yêu cầu hình thành các phẩm chất, năng lực.
II. Cấu trúc bài học
1) Hoạt động khởi động (tình huống xuất phát)
Hoạt động này nhằm:
- Giúp học sinh (HS) huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới.
- Tạo hứng thú, nhu cầu tìm hiểu vấn đề.
- Đặt học sinh vào tình huống có vấn đề (không thể giải quyết được vấn đề với vốn hiểu biết hiện có).
Trong nhiều bài học, hoạt động này có thể kết hợp với hoạt động kiểm tra bài cũ.
II. Cấu trúc bài học
1) Hoạt động khởi động (tình huống xuất phát)
Hoạt động khởi động rất cần thiết trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, phát triển năng lực tư duy nêu để giải quyết vấn đề.
Hoạt động nàỳ cần tạo ra những tình huống, những vấn đề ở đó người học cần được huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng của mình và cảm thấy thiếu hụt kiến thức, thông tin để giải quyết.
Như vậy, hoạt động “khởi động” nêu vấn đề là một hoạt động học tập, nhiệm vụ chuyển giao của giáo viên phải rõ ràng, học sinh phải được bày tỏ ý kiến riêng của mình cũng như ý kiến của nhóm về vấn đề đó cũng như việc trình bày báo cáo kết quả.
Tuy nhiên, một số giáo viên còn lạm dụng hoạt động này. Chẳng hạn như tổ chức trò chơi, hát múa mà không ăn nhập với bài học hoặc chỉ là để “vào bài” với cái tên bài học mà ai cũng biết.
Để tổ chức hiệu quả hoạt động này, giao viên tránh:
Cho học sinh hoạt động trò chơi, múa hát không ăn nhập với bài học.
Lựa chọn các tình huống không đắt giá dẫn đến các em có thể trả lời được một cách dễ dàng với các câu hỏi đặt vấn đề đơn giản.
Thời gian cho hoạt động này quá ít vì chưa coi đó là một hoạt động học tập, chưa cho các em suy nghĩ, bầy tỏ ý kiến của mình.
Cố gắng giảng giải, chốt kiến thức ở ngay hoạt động này!
Giáo viên cần:
Coi hoạt động này là một hoạt động học tập, có mục đích, thời gian hoạt động và sản phẩm hoạt động.
Chuyển giao nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể phù hợp với đối tượng học sinh, lựa chọn các tình huống, những câu hỏi đắt giá để giúp học sinh động não (vấn đề với câu lệnh why?)…
Bố trí thời gian thích hợp cho các em học tập, bày tỏ quan điểm cũng như sản phẩm của hoạt động.
II. Cấu trúc bài học
2) Hoạt động hình thành kiến thức mới
Mục đích là giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng mới và bổ sung vào hệ thống kiến thức, kỹ năng của mình.
Giáo viên giúp học sinh hình thành được những kiến thức mới thông qua các hoạt động khác nhau, như: nghiên cứu tài liệu; tiến hành thí nghiệm, thực hành; hoạt động trải nghiệm sáng tạo,...
Kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động của học sinh thể hiện ở các sản phẩm học tập đã hoàn thành, giáo viên cần chốt kiến thức mới để các em chính xác hoá, ghi nhận và vận dụng.
II. Cấu trúc bài học
2) Hoạt động hình thành kiến thức mới
Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên nên tránh:
Nói to trước lớp, trình chiếu, hoặc giảng giải vấn đề... làm mất tập trung hoạt động của nhóm.
Nói vu vơ và đi lại quá nhiều trong lớp học không rõ mục đích.
Giáo viên cần:
Chọn vị trí đứng, quan sát hoạt động của các nhóm và từng em, phát hiện kịp thời khi học sinh giơ tay cần hỗ trợ hoặc thông báo. Lúc này giáo viên không được ầm ĩ mà có trách nhiệm lặng lẽ đến nhóm hỗ trợ để tìm hiểu, hỗ trợ, gợi ý giúp các em vượt qua khó khăn, tuyệt đối không giảng giải, làm hộ các em... (chú ý chọn vị trí đứng để thường xuyên bao quát được tất cả lớp).
Bỏ thói quen “gà bài” cho học sinh, khẳng định chân lý, chốt kiến thức cho các nhóm khi các em đang hoạt động nhóm, chưa báo cáo nhóm...
II. Cấu trúc bài học
3) Hoạt động luyện tập (hình thành kỹ năng mới)
Mục đích là giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được.
Trong hoạt động này, học sinh được luyện tập, củng cố các đơn vị kiến thức vừa học, thông qua áp dụng kiến thức vào giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề nảy sinh trong học tập, hay từ thực tiễn.
Kết thúc hoạt động này, nếu cần, giáo viên cần giúp học sinh lĩnh hội cả về tri thức lẫn tri thức phương pháp, biết cách thức giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề và vận dụng, ít nhất là giải quyết được vấn đề đặt ra trong "Hoạt động khởi động".
II. Cấu trúc bài học
4) Hoạt động vận dụng
Hoạt động vận dụng nhằm tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào giải toán; vào các môn học khác; vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
II.Cấu trúc bài học
5) Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Hoạt động này khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá.
Hoạt động này không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả học sinh phải tham gia. Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.
Có thể kết hợp bước này với hoạt động dặn dò, giao việc về nhà.
Ngoài SGK, tài liệu tham khảo, ... thì internet là nguồn tư liệu tiện lợi để tìm hiểu sâu hơn nội dung được học.
Bài học: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3, CHO 9
Mục tiêu: - Hiểu được dấu hiệu chia hết cho 9, cho 3
- Vận dụng để biết một số, một tổng, hiệu chia hết cho 9, cho 3 hay không.
Hoạt động khởi động:
a) Nội dung: Đặt học sinh vào tình huống có vấn đề và có nhu cầu tìm hiểu là: Bằng cách nào nhanh nhất để biết một số chia hết cho 9? Ở đây cũng có thể chọn nội dung là kiến thức cũ cần huy động.
b) Ý tưởng: Cho học sinh thực hiện phép chia cho 9 để xác định một số có chia hết cho 9 không?
c) Tổ chức hoạt động:
Cho học sinh hoạt động theo nhóm để phân công giải quyết nhiều phép chia.
GV nêu vấn đề cần tìm hiểu trong bài mới. Có thể HS trả lời được dấu hiệu chia hết cho 9 (đã học ở TH) nhưng không thể giải thích vì sao (Hiểu).
IV.Cấu trúc bài học
6) Ví dụ minh họa
2) Hoạt động hình thành kiến thức:
Nội dung 1: Mọi số đều viết được dưới dạng tổng các chữ số của nó với một số chia hết cho 9.
Ý tưởng: Chọn một trong hai:
Giáo viên thuyết trình làm mẫu rồi cho HS thực hành.
Cho HS làm việc với SGK rồi thực hành theo mẫu.
Hoạt động:
Giáo viên thuyết trình cách phân tích thành tổng rồi biến đổi về dạng tổng các chữ số + số chia hết cho 9.
Cho học sinh thực hành phân tích với một số khác (có 3 chữ số). Chọn HS trình bày.
GV Kết luận hoặc gợi ý HS kết luận.
IV.Cấu trúc bài học
6) Ví dụ minh họa
2) Hoạt động hình thành kiến thức:
Nội dung 2: Số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 – Số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.
Ý tưởng: Cho học sinh làm mẫu: Xem xét một số có chia hết cho 9 dựa trên kết quả phân tích.
Hoạt động:
HS (tốt) thực hiện trình bày mẫu.
HS cả thực hành phân tích với một số của mình
Cho một số HS khác (yếu hơn) trình bày.
Giáo viên chốt kiến thức.
Hoạt động hình thành kiến thức đối với nội dung 3: Nên cần một ý tưởng khác để dạy.
IV.Cấu trúc bài học
6) Ví dụ minh họa
3) Hoạt động luyện tập:
Nội dung: Luyện tập các nội dung
Ý tưởng: Cho HS thực hành giải bài tập. Mỗi bài tập gắn với một kỹ năng cần hình thành.
Hoạt động:
- HS thực hành cá nhân để giải bài tập,
- GV tổ chức để học sinh trình bày kết quả sau khi hoàn thành bài tập được giao.
IV.Cấu trúc bài học
6) Ví dụ minh họa
4) Hoạt động vận dụng:
Ví dụ: Một phòng học có kích thước ... Cần được lát gạch nền. Mỗi viên gạch là hình vuông : 2dm; 3dm; 5dm. Em chọn loại gạch nào để không phải cắt gách khi lát.
5) Hoạt động tìm tòi mở rộng: Về nhà tự tìm hiểu dấu hiệu chia hết cho 4; 8; 11 và trình bày cho lớp biết:
Vào tiết học tiếp theo: Dấu hiệu chia hết cho 4, cho 8.
Vào cuối chương: Dấu hiệu chia hết cho 11.
IV.Cấu trúc bài học
6) Ví dụ minh họa
III.Chuỗi hoạt động học
1) Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ (tổ chức một tình huống có tiềm ẩn vấn đề, lựa chọn một kỹ thuật học tích cực phù hợp).
Trong quá trình chuyển giao nhiệm vụ, giáo viên cần quan sát, trao đổi với học sinh để kiểm tra, đánh giá về khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh trong lớp.
III.Chuỗi hoạt động học
2) Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; Giáo viên phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".
Trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên quan sát, theo dõi hành động, lời nói của học sinh để đánh giá mức độ tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh; khả năng phát hiện vấn đề cần giải quyết và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề; khả năng lựa chọn, điều chỉnh và thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề; phát hiện những khó khăn, sai lầm của học sinh để có giải pháp hỗ trợ phù hợp giúp học sinh thực hiện được nhiệm vụ học tập
III.Chuỗi hoạt động học
3) Báo cáo, thảo luận
Giáo viên lựa chọn hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng để HS báo cáo kết quả; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.
III.Chuỗi hoạt động học
4) Kết luận, nhận định
Giáo viên nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
Cũng có thể là Kết luận, nhận định/Phát biểu vấn đề/Lựa chọn giải pháp.
III.Chuỗi hoạt động học
5) Ví dụ minh họa
Hoạt động hình thành kiến thức: Mọi số đều viết được dưới dạng tổng các chữ số của nó với một số chia hết cho 9.
Chuyển giao nhiệm vụ:
GV làm mẫu phân tích một số thành tổng các chữ số của nó và một số chia hết cho 9.
GV yêu cầu mỗi HS chọn một số có 3 chữ số rồi phân tích thành tổng của các chữ số của nó và một số chia hết cho 9.
2) Thực hiện nhiệm vụ: HS chọn số và tiến hành phân tích. GV theo dõi, giúp đỡ HS và chọn HS trình bày kết quả.
3) Báo cáo thảo luận: HS trình bày kết quả phân tích của mình (chọn 2-3 HS trình bày).
4) Kết luận nhận định: GV đánh giá (hoặc cho HS đánh giá) phần trình bày của HS. Gợi ý để HS đưa ra nhận định trên.
TÊN BÀI HỌC……………………..
I. Mục tiêu của bài (chủ đề)
1. Kiến thức:
..........................................................................................
2. Kĩ năng:
..........................................................................................
3. Thái độ:
...........................................................................................
4. Định hướng phát triển năng lực:
(Năng lực học học tập, năng lực tương tác, năng lực giao
tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức
vào cuộc sống...)
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
...........................................................................................
IV.Cấu trúc kế hoạch bài giảng
Cấu trúc một bài giảng không nên quy định cứng nhắc theo mẫu cố định mà nên để GV linh hoạt lựa chọn. Tuy nhiên cần lưu ý:
Có quy định các thông tin chung: Tên bài giảng; Tiết thứ; Người dạy, ngày dạy ....
Phần mục tiêu bài giảng: Là mục tiêu học sinh cần đạt theo định hướng phát triển năng lực.
Nội dung giáo án nên ngắn gọn thể hiện được ý tưởng dạy và các hoạt động để dạy.
Phần nội dung bài mới nên thực hiện theo cấu trúc 5 bước (tham khảo mẫu).
Linh hoạt: Không nhất thiết đủ 5 bước/4 hoạt động. Có thể kết hợp bước ổn định lớp, kiểm tra bài cũ với bước Khởi động; Bước dặn dò về nhà với bước tìm tòi mở rộng.
....
IV.Cấu trúc kế hoạch bài giảng (giáo án)
IV.Giới thiệu chu trình CIA trong thiết kế bài giảng
Bạn rút ra điều gì từ trò chơi trên?
Bài học:
Tư duy đóng khung ( Thinking in the box)
Cần nghĩ khác, sáng tạo để giải quyết vấn đề
1) Tư duy mở
IV.Giới thiệu chu trình CIA trong thiết kế bài giảng
2) Chu trình CIA
IV.Giới thiệu chu trình CIA trong thiết kế bài giảng
2) Chu trình CIA - Content
IV.Giới thiệu chu trình CIA trong thiết kế bài giảng
2) Chu trình CIA - Idea
IV.Giới thiệu chu trình CIA trong thiết kế bài giảng
2) Chu trình CIA- Activities
XIN CẢM ƠN
Người thầy trung bình chỉ biết nói, Người thầy giỏi biết giải thích, Người thầy xuất chúng biết minh họa, Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng .
V. Tài liệu tham khảo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Văn Lành
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)