Số phận con người

Chia sẻ bởi Trần Nữ Thiên Nhật | Ngày 12/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: số phận con người thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Gần một năm sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, mùa xuân năm 1946, trên đường đi công tác, tác giả gặp Xôcôlốp và anh đã kể cho tác giả nghe về cuộc đời vô cùng gian truân và đau khổ của mình. Chiến tranh bùng nổ, anh ra trận để lại quê nhà vợ và 3 con. Sau một năm chiến đấu, hai lần anh bị thương nhẹ vào tay và chân. Tiếp đó, anh bị bắt làm tù binh, bị đày đọa suốt 2 năm trời trong các trại tập trung của phát xít Đức. Lao dịch, nhục hình, đói rét, tử thần đêm ngày đe dọa. Năm 1944, giặc bị thua to trên mặt trận Xô-Đức, bọn phát xít bắt tù binh làm lái xe. Nhân cơ hội đó, Xôcôlốp đã bắt sống một tên trung tá Đức, lái xe chạy thoát về phía Hồng quân. Lúc này, anh mới biết tin về vợ và 2 con gái anh đã bị bom giặc giết hại. Anatôli, cậu con trai giỏi toán của anh nay đã trở thành đại uý pháo binh Hồng quân. Hai cha con cùng tham dự chiến dịch công phá Beclin, sào huyệt của Hitle. Đúng ngày 9/5/1945 ngày chiến thắng, một tên thiện xạ Đức đã bắn lén giết chết Anatôli, niềm hy vọng cuối cùng của anh. Chiến tranh kết thúc, Xôcôlốp được giải ngũ, nhưng anh không trở về Vôrônegiơ quê hương nữa. Một đồng đội bị thương đã giải ngũ có lần mời anh về nhà chơi, Xôcôlốp nhớ ra và tìm đến Uriupinxcơ. Anh xin được làm lái xe chở hàng hóa về các huyện và chở lúa mì về thành phố. Mỗi lần đưa xe về thành phố anh lại tạt vào cửa hiệu giải khát uống một li rượu lử người. Anh đã gặp bé Vania đầu tóc rối bù, áo quần rách bươm xơ mướp nhưng cặp mắt như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm. Nó ăn ngay ở hiệu giải khát, ai cho gì thì ăn nấy. Bạ đâu ngủ đó. Xôcôlốp xúc động quyết định: "Mình sẽ nhận nó làm con nuôi!" Xôcôlốp nói với bé Vania: "Là bố của con" khi nó nghẹn ngào hỏi: "Thế chú là ai?" Đưa Vania về nhà vợ chồng người bạn, Xôcôlốp tắm rửa; cắt tóc, sắm áo quần cho bé. Nhìn nó ăn xúp bắp cải, vợ người bạn lấy tạp dề che mặt khóc. Lần đầu tiên sau chiến tranh, Xôcôlốp được ngủ một giấc yên lành. Còn bé Vania rúc vào nách bố nuôi như con chim sẻ dưới mái rạ, ngáy khe khẽ. Ngày và đêm, bé Vania không chịu rời Xôcôlốp. Một chuyện rủi ro xẩy đến, Xôcôlốp bị người ta tước mất bằng lái xe. Mất việc, anh đưa bé Vania đi bộ đến Kasarư sống. Nhìn 2 bố con đi xa dần với một nỗi buồn thấm thía, chợt đứa bé quay lại nhìn nhà văn, vẫy vẫy bàn tay bé xíu hồng hồng. Như có móng sắc nhọn bóp lấy tim mình, tác giả vội quay mặt đi...
Ý nghĩa
Tác phẩm là lời tự sự của nhân vật trung tâm - anh lính hồng quân Xôcôlôp, người đàn ông đã chịu bao giông tố khắc nghiệt của cuộc đời đổ ập lên số phận. Đó là cuộc đời gắn liền với một trang sử bi tráng hào hùng của nhân dân Nga, với chế độ Xô-viết đã tạo thành phẩm chất của những con người Nga kiên cường. M.Sôlôkhôp đã dựng lên chân dung một con người Nga bình thường nhất, một người xô viết chân chính. Số phận ấy tiêu biểu cho bao người con ưu tú đã viết nên trang sử thời đại hào hùng của đất nước Liên Xô cũ. Cuộc sống hiện lên trần trụi như nó vốn có - không khoa trương hào nhoáng, không bi kịch hoá mà cứ đều đều như giọng kể của người đàn ông Nga có cái họ bình thường như bao người Nga: Xôcôlôp. Nhưng trong số phận anh có sức nặng của nỗi đau dân tộc Nga qua các thời kỳ khốc liệt nhất. Không tránh né sự thật - đó là phẩm chất hàng đầu của các cây bút Nga - xô viết mà M. Sôlôkhôp chính là một tấm gương. Sự thật đó không phải được kể bằng giọng lạnh lùng thản nhiên mà còn hằn nguyên nỗi đau trong giọng văn thấm thía, trong những ám ảnh kí ức hằn sâu trong tâm trí của người cựu binh xô viết - chính là phản chiếu một mảng hiện thực rộng lớn và xuyên suốt các chặng đường của nhân dân Nga. Trước hết là kí ức những ngày nội chiến, khi chính quyền xô viết non trẻ phải đối mặt với lũ bạch vệ, thổ phỉ và can thiệp. Người đọc có thể nhận ra những dấu ấn quen thuộc làm nên tên tuổi của M.Sôlôkhôp trong Sông Đông êm đềm. Nạn đói, cuộc sống cùng cực không quật ngã nổi ý chí của người dân xô viết. Xôcôlôp từng trải qua cuộc đời làm thuê, từng chứng kiến gia đình gục chết trong cái đói, nhưng chính sự tàn khốc ấy là một
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Nữ Thiên Nhật
Dung lượng: 107,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)