Số kinh nghiệm trong tổ chức " HOẠT ĐỘNG CHUNG" Cho trẻ Mẫu Giáo

Chia sẻ bởi Đoàn Thị Hiền | Ngày 05/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: số kinh nghiệm trong tổ chức " HOẠT ĐỘNG CHUNG" Cho trẻ Mẫu Giáo thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

Một số kinh nghiệm trong tổ chức “Hoạt động chung” khối Mẫu giáo

(Tóm lượt bài giảng của Giảng viên Hồng Phượng – Lớp học bồi dưỡng chuyên môn Mầm non, TT Ứng dụng TLGD MN)

I. Nguyên nhân dẫn đến tổ chức “Hoạt động chung” không hiệu quả
Quên kiến thức đã học
Nhà trường không làm chương trình đổi mới
Nhầm lẫn trong phân tích “Mạng nội dung” với “Mục đích yêu cầu”
“Mạng nội dung” và “Mạng hoạt động” không thống nhất với nhau.

II. Một số kinh nghiệm trong phân tích “Mạng nội dụng”.

* Chúng ta muốn dạy gì?

Câu hỏi này có thể thay thế cho cụm “mạng nội dung” và giúp cô giáo hiểu rõ ràng hơn khi chuẩn bị “Nội dung hoạt động”.

* Nội dung cần dạy gồm: - Nhận thức
- Ngôn ngữ
- Tình cảm - XH
- Thể chất

Để vạch ra được các nội dung cần dạy, cô cần hiểu trẻ có thể nhận thức và tiếp thu những gì. Đây là một số gợi ý về cách nhận thức, các tình cảm – XH, thể chất ở trẻ mẫu giáo:

- Trẻ MG nhận thức như thế nào?
+ Nhu cầu được tác động XH (trẻ có nhận thức, nhưng không nhận thức được tất cả, do đó cần có những tác động, hỗ trợ đúng lúc)
+ Khả năng xử lý thông tin : bằng các thao tác nhận thức lý tính (trí nhớ - tư duy- tưởng tượng)
+ Nhu cầu và khả năng “nắm” các khái niệm, được phát triển vốn khái niệm, biểu tượng ( qua nhận biết phân biệt, tạo nhóm, xác định chuẩn đánh giá, xếp vào chuỗi dãy)
+ Giải quyết vấn đề: để trẻ tự giải quyết trước. Tôn trọng và nắm lấy cách giải quyết của trẻ (cho dù không nằm trong giáo án).
Ví dụ: cô muốn giảng khái niệm “NỞ”, trẻ nhìn hiện tượng “bánh mì ngâm nước” và gọi là “phình to”. Cô nên chấp nhận cách gọi tên này, đừng gạt bỏ qua một bên “đừng Đui, đừng Điếc” trước nhận thức của trẻ.
+ Thoát khỏi “tư duy vị ngã”, bước vào thế giới luật tạo hình: phối cảnh, vẽ khuất, sáng tối…
+ Khả năng sáng tạo: tích lũy kinh nghiệm một cách tích cực (HĐ nhận thức, HĐ thực hành- lao động, HĐ nghệ thuật : được đưa vào tình huống có vấn đề, được tự Giải quyết vấn đề, thử thách trong hoạt động tập thể…)

- Tình cảm – XH của trẻ MG:
+ nhu cầu và khả năng chơi nhóm hay chơi cùng nhau
+ Nhu cầu ở một mình
( Cô nên sắp xếp cân đối 2 nhu cầu này, trẻ có quyền chọn chơi nhóm hay độc lập sáng tạo trong chừng mực nào đó. Việc này vừa tạo ý thức cộng đồng, vừa giáo dục việc tôn trọng người khác.
+ Sự phát triển tình cảm- XH qua hoạt động chơi đóng vai ( chủ đề Sinh hoạt xã hội)
+ Bước vào mối quan hệ trẻ - người xung quanh
+ Các phẩm chất nhân cách trong XH: “biết điều” – có thái độ tôn trọng chuẩn mực hành vi, nhu cầu được tôn trọng- tự trọng và tự ái (mang lại tích cực/ tiêu cực), chia sẻ hòa đồng, sẵn sàng thích nghi hoàn cảnh XH, chịu thử thách XH, xung đột XH (Áp dụng cho trẻ 5 tuổi: kết trẻ vào nhiều nhóm hoạt động khác nhau, kể cả nhóm trẻ không thích)… , khả năng và ý thức tự kiểm soát tâm trạng/ cảm xúc/ hành vi trong sinh hoạt xã hội.
+ Cơ hội giao tiếp, hoạt động với bạn bè (cùng/ khác tuổi)

- Thể chất:
+ Làm quen với cơ thể, so sánh với người khác
+ Hoạt động khác nhau với các bộ phận cơ thể
+ Hoạt động tập luyện vận động và rèn luyện cơ thể hàng ngày

- Phát triển ngôn ngữ (MG):
+ Sự đa dạng hóa ngôn ngữ, tích lũy (vốn từ, kinh nghiệm ngữ pháp, mô thức phát âm) ( Cô sử dụng nhiều loại từ
+ Cơ hội phát triển các chức năng ngôn ngữ: hiểu nghĩa/ hiểu ý của từ; biết dùng ngôn ngữ giải thích, thông báo; điều khiển/ điều chỉnh hành vi
+ Khả năng thích ứng Ngôn ngữ với tình huống, ngữ cảnh (dễ dàng chấp nhận 1 từ mới chưa hiểu rõ nghĩa… để tham gia hoạt động tìm hiểu nó)
+ Khả năng giao lưu ngôn ngữ
+ Khả năng tiền đọc/ viết: từ việc làm quen với các ký hiệu đến môi trường chữ, thử đọc/ viết trong quá trình được điều chỉnh dưới tác động của người lớn biết chữ

Tóm lại,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Thị Hiền
Dung lượng: 40,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)