SKKN01

Chia sẻ bởi Trần Đình Hiển | Ngày 12/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: SKKN01 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
1
Naâng cao chaát löôïng giaùo duïc hoïc sinh
baèng caùch caûi tieán noäi dung, hình thöùc hoaït ñoäng
cuûa Ñoäi Thieáu nieân Tieàn phong Hoà Chí Minh
vôùi moâ hình Caâu laïc boä
Ñeà taøi
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
2
Trước đây trong một thời gian khá dài từ sau ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, ngành giáo dục cả nước nói chung, giáo dục tỉnh nhà nói riêng có những thành tích to lớn cả về chất lượng giáo dục toàn diện và cả về hình thức hoạt động. Ngành giáo dục huyện nhà và ngay cả trong từng nhà trường tiểu học của huyện Tam Nông không hề đứng ngoài cuộc mà hầu hết đều đã đóng góp ít nhiều công sức vào thành quả chung đó.
Trong giai đoạn nầy, đi đến đâu cũng đều nhìn thấy, nghe thấy những phong trào thi đua sôi nổi cả trong đội ngũ giáo viên và cả trong tập thể học sinh từng trường.
Trong cái khí thế thi đua sôi nổi hào hứng của phong trào thi đua 2 tốt ấy, nổi bật nhất là sự hoạt động hết sức hiệu quả của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Với những hoạt động của mình Đội Thiếu niên Tiền phong trong từng nhà trường tiểu học góp phần không nhỏ vào không khí thi đua sôi nổi. Tạo cho từng trường có một bộ mặt thật sáng sủa, tươi vui nhưng không mất đi sự trang nghiêm, đứng đắn của chốn học đường.
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG ĐỀ TÀI:
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
3
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, không chỉ tạo nên bộ mặt nổi bật cho nhà trường bằng những hoạt động của mình như : sinh hoạt tập thể, rèn luyện nghi thức và các chuyên hiệu hàng tuần, tổ chức văn nghệ vui chơi, cắm trại xuân hoặc với những hoạt động nhân các ngày lễ lớn..gây sự chú ý của cộng đồng qua hình thức hoạt động bề nỗi của mình, mà còn thông qua những hoạt động thiết thực như : tổ chức phê bình, tự phê bình, kiểm điểm, góp ý xây dựng trước tập thể, tuyên dương khen thưởng, nêu gương tốt kịp thời. Tổ chức giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống, những phong trào thi đua học tập.và bằng những việc làm tốt, lối sống, cách cư xử đạo đức, khuôn phép của mình, đội ngũ đội viên Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh chẳng những đã góp phần giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, là những tấm gương tốt cho tập thể học sinh học tập, noi theo mà còn ảnh hưởng nhiều đến cộng đồng, đến từng gia đình, đặc biệt với những gia đình sống gần khu vực trường học.
Trong những gia đoạn gần đây và trong tình hình hiện nay phong trào Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh trong các trường tiểu học, THCS càng lúc càng có chiều hướng đi xuống bế tắc cả trong phương hướng lẫn trong hình thức sinh hoạt đội,
Hoạt động của Đội càng lúc càng ít được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường và của cả giáo viên chủ nhiệm, nhiều giáo viên chủ nhiệm hiện nay chưa hiểu, hoặc hiểu rất mù mờ về vai trò phụ trách chi đội của mình.
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
4

Nhiều liên đội hiện nay tổ chức sinh hoạt nhưng đều đang mang tính cầm chừng, đối phó. Ở rất nhiều trường học, các liên đội ít tổ chức sinh hoạt, thậm chí không còn sinh hoạt. Đội viên không còn hứng thú với hình thức sinh hoạt lạc hậu thiếu thu hút và đang trong tình trạng không tha thiết sinh hoạt Đội như trước đây nữa.
Bên cạnh đó, ở các trường tiểu học & THCS không được phép tổ chức các lớp chọn. Đặc biệt ở cấp tiểu học kỳ thi học sinh giỏi các cấp không còn được tổ chức, vì thế không khí học tập rèn luyện của học sinh trong các trường học có phần nào lắng xuống, việc rèn luyện của đối tượng học sinh năng khiếu ít được quan tâm. Dẫn đến trong các trường hiện nay trở nên thiếu thốn đội ngũ học sinh nồng cốt, là tấm gương để mọi học sinh khác noi theo, không khí tranh đua học tập không còn, chất lượng học tập trong từng trường chậm được nâng cao.
Trước tình hình như trên, đòi hỏi các trường học phài có những biện pháp để cải thiện tình hình, nhằm thúc đẩy, khơi dậy không khí thi đua sôi nỗi học tập như trước đây, nâng cao vai trò nồng cốt, hạt nhân của đội ngũ đội viên, đội ngũ học sinh giỏi, nêu những tấm gương học tập tốt cho tất cả học sinh noi theo. Cải thiện nội dung và hình thức sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, tạo sự thu hút, hứng thú trong việc sinh hoạt của đội viên.
Một trong những biện pháp mà bản thân qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm đúc rút kinh nghiệm trong những năm qua là : "Nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh bằng cách cải tiến hình thức hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh với mô hình các Câu lạc bộ học sinh. "
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
5
II. PHẠM VI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Mặc dù hình thức câu lạc bộ có thể áp dụng rất tốt đối với những đối tượng học sinh ở các trường học cấp TH, THCS, THPT và áp dụng rộng trên nhiều lĩnh vực, nhiều bộ môn. Tuy nhiên với điều kiện thực tế của bản thân, tôi chỉ trình bày đề tài trong phạm vi trường tiểu học và với hình thức "Câu lạc bộ Học sinh giỏi."
Đối tượng cụ� thể là Đội viên, học sinh trường Tiểu học Phú Thọ B.
Thời gian áp dụng trong năm học 2008 - 2009 và những năm tiếp theo.
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
6
PHẦN II: NỘI DUNG
Đến những năm việc tổ chức trường chuyên lớp chọn không được ủng hộ và nhất là khi Bộ Giáo dục huỷ bỏ kỳ thi Học sinh giỏi bậc tiểu học cấp quốc gia và các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp huyện
I. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong một thời gian dài, phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường tiểu học nói riêng và trong toàn ngành giáo dục nói chung phát triển rất mạnh mẽ, nhiều học sinh giỏi ở từng bộ môn được các nhà trường chú tâm tổ chức bồi dưỡng, rèn luyện và đã có rất nhiều em đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện. Nhiều trường chuyên lớp chọn được mở ra.
Tuy nhiên, việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong giai đoạn nầy rất phiến diện, chỉ chú trọng đến môn học mà học sinh có năng khiếu, dành nhiều thời gian rèn luyện cho môn nầy ít quan tâm đến những bộ môn khác. Hay nói khác đi các trường tổ chức bồi dưỡng theo kiểu luyện gà nhằm mục đích tham gia và cố đạt thành tích ở các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Vì thế, sau khi dành được một số kết quả trong các kỳ thi của cấp học, khá nhiều học sinh bị hụt hẫng khi lên cấp học trên và nhiều học sinh sa sút vì thiếu thốn kiến thức ở nhiều môn học.
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
7
không còn được tổ chức thì phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi nhanh chóng bị lãng quên, không còn được chú trọng, Những tấm gương học tốt ít được nêu gương và không còn là tâm điểm để cho học sinh noi theo. Vì thế, không khí thi đua học tập trong học sinh càng lúc càng lắng dần, cộng thêm những tiêu cực và bệnh thành tích ở nhiều mặt công tác trong ngành Giáo dục đã khiến cho chất lượng giáo dục của các trường tiểu học chậm được nâng cao.
Học sinh năng khiếu một mặt không đuợc bồi dưỡng, mặt khác ít được nhà trường chú trọng khuyến khích các em học tập qua nhiều hình thức như : tuyên dương trước lớp, trước trường, nêu gương điển hình...và nhất là chưa tạo cho các em một sân chơi hợp lý, ở đó các em vừa được rèn luyện các năng khiếu vốn có, được bổ sung thêm các kiến thức khoa học, kiến thức về cuộc sống về văn hóa nghệ thuật. được rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo trong các môn học, được cùng chúng bạn vừa chơi vừa học, vừa được cùng chúng bạn tự khám phá, tìm đến và chiếm lĩnh những kiến thức khoa học và kiến thức về cuộc sống.

Rỏ ràng với đối tượng học sinh giỏi trong thời gian qua ít được chú trọng bồi dưỡng như đã nói trên, thì việc tổ chức nâng cao chất lượng học tập cho đại trà học sinh ở các trường học thực sự không được quan tâm. Cộng thêm trong những năm qua các địa phương vì cố gắng đạt nhanh chuẩn phổ cập giáo dục, nên đã chỉ đạo việc tổ chức dạy dồn, dạy nén (hai năm 3 lớp với chương trình chuẩn) buộc học sinh phải học liên tục, học cả
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
8
ngày thứ bảy - chủ nhật, học cả trong hè. Nhiều nơi chạy theo thành tích, đùa cả những học sinh yếu kém lên lớp, Làm học sinh hẩng hụt, càng lên lớp trên càng bị hổng kiến thức chừng nấy. Việc làm ấy còn khiến giáo viên gặp rất nhiều khó khăn lúng túng trong giảng dạy. Chất lượng giáo dục đã yếu kém càng tụt dốc nhanh hơn. Học sinh chán học, bỏ học gia tăng, bất kể đến sự nỗ lực vận động ra lớp của nhà trường, giáo viên, và các đoàn thể xã hội ở địa phương.

Phong trào Đội vì thế mà bị ảnh hưởng rất lớn, ngoài việc chậm được cải tiến lề lối làm việc, hình thức - nội dung sinh hoạt không được quan tâm cải tiến cho phù hợp với sự phát triển của nhà trường, của xã hội, phù hợp với sự phát triển và đổi thay theo thời đại về tâm sinh lý, về khả năng nhận thức cuộc sống, các kiến thức khoa học, về nhu cầu tiếp nhận cái hay cái đẹp . của học sinh hiện nay. Phong trào đội còn nhận được sự quan tâm chỉ đạo ngày một ít đi của BGH nhà trường, sự lơ là của giáo viên chủ nhiệm vừa là anh, chị phụ trách chi đội

Từ sự lãng quên trong nhà trường, phong trào Đội mỗi lúc một chìm lắng không còn có những hoạt động nổi bật gây được sự chú ý đối với xã hội, dẫn đến thái độ thờ ơ của cộng đồng đối với phong trào đội.
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
9
II. NGUYÊN NHÂN:
Ngoài những nguyên nhân khách quan ngoài nhà trường như sự chỉ đạo quan liêu, duy ý chí của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp về thực hiện chương trình sách giáo khoa, về cách thức thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục, cách xử lý hợp lý đối với những học sinh yếu kém. tình hình chất lượng giáo dục toàn diện & hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong trong trường tiểu học & THCS lâm vào tình trạng như hiện nay còn có mấy nguyên nhân chủ quan như sau:
1. Các tổng phụ trách hiện nay thường kiêm nhiệm nên tập trung nhiều cho công tác giảng dạy, ít có thời gian đầu tư cho công tác Đội.
2. Việc xây dựng đội ngũ đội viên nồng cốt ít được quan tâm, thiếu tính kế thừa lâu dài dẫn đến tình trạng cứ sau một năm học cán bộ Liên đội thiếu thốn phải bổ sung hàng loạt.
3. Các tổng phụ trách hiện nay đa số lớn tuổi, ít được tiếp cận cái mới, lại do phải kiêm nhiệm nhiều công tác ít thời gian đầu tư suy nghĩ cải tiến phương pháp, nội dung, hình thức sinh hoạt sao cho hấp dẫn đội viên hơn.
4. Ban Giám hiệu tập trung cho công tác phổ cập, thay sách, giải quyết những hậu quả sau thực hiện công tác phổ cập, ít có thời gian quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và công tác Đội.
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
10
III. KẾ HOACH ĐỀ TÀI
A. Mô tả đề tài:
1. Mô tả nội dung đề tài:
Trong từng trường học, điều quan trọng nhất là chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đây là một vấn đề quan tâm hàng đầu không chỉ cho những người làm công tác giáo dục mà là mối quan tâm của toàn xã hội. Làm như thế nào để nhanh chóng nâng cao được chất lượng giáo dục, khắc phục tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống trong học sinh thực sự đang là một bài toán nan giải.
Như đã trình bày ở những phần trên, để giải quyết được vấn đề nhà trường cần gắn chặt hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục với hoạt động của các đoàn thể chính trị trong nhà trường mà ở trường tiểu học chính là hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Để thực hiện được sự kết hợp giữa công tác Đội với việc nâng cao chất lượng giáo dục việc đầu tiên là phải hình thành bộ máy hoạt động. Đội Thiếu niên Tiền phong không còn làm công tác Đội đơn thuần mà còn làm cả công tác giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa, giáo dục thể chất, giáo dục lao động - hướng nghiệp, giáo dục thẫm mỹ bên cạnh có sự tham gia thực hiện, hỗ trợ của Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhà trường
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
11
Nhằm thực hiện được sự kết hợp đó Đội phải có sự chuyển biến cả trong nội dung lẫn hình thức hoạt động của mình để phù hợp với nhiệm vụ mới được giao và càng lúc càng nhuần nhuyễn trong sự kết hợp với các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường, tiến đến tạo ra hiệu quả thực sự là thu hút được nhiều đội viên, học sinh tham gia, xây dựng được niềm hứng thú, say mê hoạt động học tập - sinh hoạt và đạt đến mục đích là nâng cao - duy trì - phát triển được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Một trong các nội dung mà Đội cần xây dựng, cải tiến chính là xây dựng cho được mô hình câu lạc bộ, trước mắt là hình thành Câu lạc bộ học sinh giỏi nhằm tạo tiền đề và xây dựng đội ngũ đội viên học sinh nồng cốt cho mọi hoạt động sau nầy .
?Câu lạc bộ Học sinh giỏi là một tổ chức tập họp tất cả học sinh giỏi của nhà trường ( ở trường tiểu học tập trung từ lớp 3 trở lên) , được đặt dưới sự quản lý và chỉ đạo của Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, và được sự quan tâm theo dõi hỗ trợ của Ban Giám hiệu, các bộ phận, đội ngũ giáo viên nhà trường trong mọi mặt hoạt động. Với mục đích:
a.Xây dựng mô hình Câu lạc bộ Học sinh giỏi:
-Thứ nhất một mặt dựa vào tập thể Đội giáo thực hiện việc là giáo dục đạo đức, văn hóa, thể chất, thẫm mỹ cho các em .
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
12
-Thứ hai là thực hiện việc bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi của nhà trường một cách chủ động, có kế hoạch liên tục trong suốt năm học, liên tục trong suốt thời gian các em học trong trường tiểu học.
-Thứ ba là xây dựng một đội ngũ học sinh cốt cán trong mọi hoạt động của Đội, của nhà trường, xây dựng những tấm gương sáng về đạo đức, về học tập về thể, mỹ. từ những hạt nhân đó nhân rộng ra toàn trường, xây dựng phong trào thi đua học tập sôi nổi trong tất cả học sinh nhà trường.
-Thứ tư là thông qua những hình thức hoạt động phong phú của Câu lạc bộ học sinh giỏi như : học tập các bộ môn văn hóa; hoạt động thể dục thể thao; xem phim, đọc sách, tọa đàm thảo luận tìm hiểu về danh nhân, phong cảnh đất nước và thế giới .; tham quan; hoạt động dã ngoại tìm hiểu về địa phương. nhằm cải thiện nội dung, hình thức, môi trường hoạt động sinh hoạt của Đội, gây nên sự hứng thú, ham mê tham gia sinh hoạt đội của tất cả đội viên và học sinh trong nhà trường, xây dựng lại sự sôi nổi vốn có trong hoạt động Đội. Tạo nên bộ mặt mới của nhà trường đồng thời gây sự chú ý của cộng đồng với hoạt động giáo dục.
? Câu lạc bộ Học sinh giỏi hoạt động theo quy chế do Đại hội Câu lạc bộ hàng năm học quy định. dưới sự điều hành của một Ban Chủ nhiệm do Đại hội Thành viên Câu lạc bộ bầu ra với nhiệm kỳ 1 năm theo từng năm học.
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
13
? Câu lạc bộ Học sinh giỏi được biên chế thành các tổ: Theo lớp ( đối với trường nhỏ, ít học sinh giỏi) theo năng khiếu ( đối với các trường lớn có đông học sinh giỏi và trong từng tổ được phân thành các nhóm học tập theo khối lớp)
? Câu lạc bộ Học sinh giỏi hoạt động tự quản với sự theo dõi giúp đỡ của Tổng Phụ trách, BCH Liên đội, BGH & tập thể giáo viên
? Câu lạc bộ Học sinh giỏi tổ chức sinh hoạt thường xuyên hàng tháng, hàng tuần song song với công tác sinh hoạt đội ( Số lượng buổi sinh hoạt, thời điểm sinh hoạt được quy định tại quy chế hoạt động của Câu lạc bộ.
? Ngoài việc tham gia sinh hoạt Đội bình thường hình thức hoạt động của Câu lạc bộ Học sinh giỏi bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:
NHỮNG MẶT HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ CỦA CÂU LẠC BỘ :
* Hoạt động giáo dục các bộ môn văn hóa:
Nhiệm vụ trọng tâm của các thành viên trong câu lạc bộ là học tập và rèn luyện các môn học. Tất nhiên Câu lạc bộ Học sinh giỏi sẽ chú trọng bồi dưỡng cho các em các môn học được xem là năng khiếu, sở trường của các em nhằm từng bước nâng cao tư duy, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo cho môn học đó. Nhưng không vì quá thiên về đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu mà bỏ quên hoặc xem nhẹ các môn học khác.
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
14
Ngoài việc tạo điều kiện để bồi dưỡng các bộ môn Toán, Tiếng Việt và các môn các em có năng khiếu đặc biệt, CLB quan tâm bồi dưỡng cho các em một số tri thức thuộc các môn học khác, nhất là những kiến thức về khoa học - kỹ thuật, kiến thức về sinh vật, môi trường, về văn hóa xã hội của địa phương, đất nước và thế giới. Trên cơ sở đó từng bước hình thành một đội ngũ học sinh giỏi toàn diện làm cốt cán cho nhà trường trong mọi phong trào. Hoạt động nầy được tiến hành thường xuyên trong các buổi sinh hoạt. Trong sinh hoạt học tập các môn học học sinh được tổ chức sinh hoạt với các hình thức:
+ Sinh hoạt tập trung tuần 1 lần trong phòng hoặc tổ chức dã ngoại, tham quan hoặc qua tranh, sách báo, phim ảnh để hoạt động tìm hiểu về các kiến thức khác: (khoa học - kỹ thuật, kiến thức về sinh vật, môi trường, về văn hóa xã hội danh nhân của địa phương, đất nước và thế giới. ) sau đó giúp các em tổ chức tọa đàm thảo luận, trao đổi, tìm hiểu với nhau, tập nói, tập viết lại những nội dung thu được, nói, viết những cảm nghĩ của mình về những điều đã nghe, đã thấy, hiểu.
+ Theo từng nhóm bộ môn mỗi tuần ít nhất 2 lần( có điều kiện tổ chức sinh hoạt theo khối lớp) để bồi dưỡng và rèn luyện các môn năng khiếu. Các môn năng khiếu đối với học sinh giỏi của trường tiểu học Phú Thọ B, trước mắt là 2 môn Toán - Tiếng Việt. (Sau nầy có điều kiện phát triển thêm nhằm vào các học sinh có năng khiếu về Mỹ thuật, Kỹ thuật, viết chữ đẹp, hát hay, kể chuyện hay.)
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
15
Dành thời gian hợp lý và kết hợp với quá trình hướng dẫn học tập các bộ môn để tổ chức cho các em đi tham quan, dã ngoại tìm hiểu về thế giới chung quanh ( tham quan các cơ sở thủ công, công nghiệp, cơ quan, xí nghiệp, tìm hiểu về thực, động vật, nghiên cứu về ngành nghề, hoạt động, đời sống của nhân dân. trong địa bàn) nhằm giáo dục lòng yêu quê hương - đất nước, lòng yêu lao động, quý yêu những người đang cật lực lao động hàng ngày, góp sức tạo nên của cải vật chất cho xã hội, làm giàu đẹp quê hương trong đó có cha mẹ và những người thân của các em từ đó xây dựng ý thức học tập, bước đầu xây dựng định hướng nghề nghiệp cho các em, xây dựng ý thức yêu quý, biết trân trong và giữ gìn những thành quả lao động của người khác, thành quả học tập của bàn thân.

* Hoạt động thể dục thể thao - vui chơi giải trí:
Giáo dục và vận động các thành viên CLB tham gia tốt vào các phong trào rèn luyện thân thể . Tham gia tích cực trong các phong trào thể dục thể thao chung của Đội và của nhà trường. Trong các buỏi sinh hoạt nhằm tăng thêm sự hứng thú, hấp dẫn đồng thời giúp các em thư giản đặc biệt sau khi cùng nhau tìm hiểu, học tập các môn học. nên dành thời gian tổ chức trò chơi, văn nghệ hoặc xem phim giải trí.
* Giáo dục đạo đức tư tưởng:
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
16
b. Tập họp danh sách đội viên học sinh giỏi của các lớp ( từ lớp 3 trở lên.)
a. Quán triệt mục đích ý nghĩa của việc thực hiện đề tài cho tập thể nhà trường đặc biệt đối với Ban Giám hiệu, Tổng Phụ trách đội và giáo viên chủ nhiệm.
2. Các biện pháp:
Thường xuyên tổ chức nhận xét các mặt hoạt động của tổ, nhómvà của CLB trong tuần, trong tháng. Phê bình thẳng thắn những việc làm chưa tốt, những biểu hiện tiêu cực cũng như tuyên dương những việc tốt, những thành quả của từng thành viên, của tập thể , nhằm xây dựng và giữ gìn nề nếp hoạt của câu lạc bộ đồng thời giúp đỡ nhau trong học tập, trong hoạt động, sinh hoạt giữ vững là tấm gướng sáng về đạo đức, về tinh thần học tập cho bạn bè noi theo.
* Hoạt động phê bình và tự phê bình:
* Hoạt động giúp đở bạn học yếu:
Ngoài việc học tập, rèn luyện nâng cao tri thức, kỹ năng cho bản thân những thành viên trong câu lạc bộ còn có nhiệm vụ giúp đỡ các bạn học sinh yếu nhằm tham gia vào công tác phụ đạo học sinh yếu của nhà trường. Đồng thời xây dựng hình tượng tốt của CLB trong toàn học sinh, gây dựng phong trào phấn đấu, kiên trì học tập, rèn luyện trong toàn học sinh với mục đích được đứng vào đội ngũ thành viên câu lạc bộ.
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
17
đ. Chỉ đạo và hướng dẫn Tổng Phụ trách xây dựng kế hoạch hoạt động cho Câu lạc bộ, xây dựng danh mục các điều kiện về vật chất đảm bảo cho hoạt động của câu lạc bộ ( các thiết bị tối thiểu cần có: Tivi, đầu đĩa, các loại băng đĩa, sách báo có nội dung liên quan đến các hoạt động chủ điểm, giải trí.. . lều bạt phục vụ hoạt động dã ngoại, dụng cụ thể dục thể thao..) xây dựng kế hoạch phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong công tác câu lạc bộ và trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh
e. Tiến hành Đại hội Câu lạc bộ (nên tổ chức vào đầu tháng 10 từng năm học)
g. BGH đôn đốc các bộ phận thực hiện thường xuyên công tác hỗ trợ cho Câu Lạc bộ trong suốt qua trình hoạt động. Có biện pháp huy động lực lượng giáo viên chủ nhiệm tham gia vào hoạt động Đội và hoạt động của CLB
d. Thành lập tổ giáo viên cố vấn, phụ trách các bộ mộn, phụ trách các mặt hoạt động của Câu lạc bộ.( Tham khảo cách thức thực hiện trong phụ lục kèm theo
c. Xây dựng các văn kiện để tiến hành giúp các em tổ chức Đại hội theo nhiệm kỳ ( đối với trường mới tổ chức Đại hội lần 1 trong đó công bố quyết định thành lập Câu lạc bộ, quyết định kết nạp thành viên câu lạc bộ, quy chế hoạt động tạm thời, bổ nhiệm Ban chủ nhiệm lâm thời.)
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
18
B. Tổ chức thực hiện :
- Ban giám hiệu : Chuẩn bị các quyết định về thành lập, bổ nhiệm, chuẩn y đối với Câu lạc bộ; các quyết định thành lập các tổ giáo viên hỗ trợ cho Câu lạc bộ. Có kế hoạch theo dõi dôn đốc việc thực hiện.
- Tổng Phụ trách : Chuẩn bị các văn kiện Đại hội Câu lạc bộ, chọn nhân sự cho Ban Chủ nhiệm chú ý đến yếu tố kế thứa, lâu dài. Chuẩn bị kế hoạch hướng dẫn hoạt động cho Câu lạc bộ . Kế hoạch phối hợp với giáo viên chủ nhiệm.
- Giáo viên chủ nhiệm : Lập danh sách dự kiến kết nạp học sinh vào Câu lạc bộ. Có kế hoạch theo dõi, giúp đỡ học sinh của mình trong hoạt động của Câu lạc bộ.
- Câu lạc bộ Học sinh giỏi : Thực hiện các mặt hoạt động trong năm học theo quy chế và sự hướng dẫn của Tổng phụ trách, của các giáo viên phụ trách từng mặt hoạt động và của giáo viên chủ nhiệm
C. Dự kiến kết quả :
- Cải thiện được hoạt động của Đội, tạo được sự thu hút đội viên, học sinh tham gia vào các hoạt động của đội
- Xây dựng tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
19
- Bước đầu xây dựng được đội ngũ học sinh nồng cốt, xây dựng được những tấm gướng diển hình trong học tập, sinh hoạt. cho tất cả học sinh noi theo, tiến đến nâng dần chất lượng hoạt động giáo dục và chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU MỘT NĂM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
- Xây dựng được đội ngũ học sinh nồng cốt, xây dựng được những tấm gướng diển hình trong học tập, sinh hoạt. cho tất cả học sinh noi theo,
- Qua việc sinh hoạt , học tập thường xuyên của các thành viên trong câu lạc bộ, cùng với những hình thức hoạt động mới đã từng bước lôi cuốn, kích thích sự thích thú được học tập, được sinh hoạt không chỉ trong các thành viên của câu lạc bộ mà còn đối với tất cả đội viên và học sinh. Từ đó cải thiện dần việc sinh hoạt Đội, đội viên đi sinh hoạt đầy đủ hơn, ham mê hơn.
- Cải thiện được hình thức, cũng như nội dung sinh hoạt đội từ chổ khô khan đơn điệu nhàm chán trở nên vui tươi, đa dạng và cuốn hút hơn với những hình thức mới như tổ chức chiếu phim, dã ngoại, học tập vui choi ngoài thực địa.
- Chất lượng học tập của các thành viên trong câu lạc bộ càng lúc càng tiến bộ, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập trong những lớp có thành viên của câu lạc bộ. Hình thành được một đội ngũ học sinh giỏi về các bộ môn, sẳn sàng tham gia vào các kỳ thi của trường hay do cấp trên tổ chức và ít tốn công sức rèn luyện bồi dưỡng như trước đây.
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
20
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
V. HIỆU QUẢ CHÍNH THỨC DO HỘI ĐỒNG NHÀ TRƯỜNG THẨM ĐỊNH:
1. Muốn thực hiện đưự�c mô hình CLB Học sinh giỏi đòi hỏi phải được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của BGH, sự phối hợp chặt chẻ của các đoàn thể trong nhà trường, đặc biệt là Chi Đoàn TNCS & Đội TNTPHCM, bên cạnh đó cần phải có sự quan tâm, nhiệt tình, năng nỗ của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và tổ hướng dẫn.
2. Phải có sự quan tâm của cha mẹ học sinh trong việc theo dõi, đôn đốc con em siêng năng tham gia sinh hoạt thường kỳ, giúp đở hướng dẫn học sinh trong việc học tập, tìm hiểu và lĩnh hội tri thức.
3. Các giáo viên trong tổ hướng dẫn phải nghiêm túc đầu tư để truyền thụ kiến thức một cách chính xác, tới nơi tới chốn và luôn đổi mới hình thức hoạt động, nhằm tạo điều kiện - môi trường sinh hoạt luôn mới mẽ giúp học sinh luôn thích thú tham gia sinh hoạt tránh sự nhàm chán nhất là đối với những bộ môn như Toán, Tiếng Việt.
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
21
Người viết đề tài
Xác nhận của BGH
4. Nhà trường cần trang bị đầy đủ cac loại phương tiện máy móc : máy tình, tivi, máy.. dụng cụ tổ chức dã ngoại chiếu nhằm tạo thêm điều kiện tốt để CLB hoạt động có hiệu quả.
5. Đặc biệt là nhà trường cần chọn những giáo viên nhiệt tình năng nỗ, có kiến thức rộng cử vào tổ giáo viên hướng dẫn nhằm giúp cho công tác giáo dục, bồi dưỡng trong CLB có hiệu quả cao
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
22
PHỤ LỤC
Quy chế làm việc của câu lạc bộ.
Quyết định thành lập câu lạc bộ.
Quyết định chuẩn y ban chủ nhiệm lâm thời.
Quyết định thành lập tổ giáo viên hướng dẫn các mặt hoạt động của câu lạc bộ.
Sơ đồ tổ chức câu lạc bộ.
Một số nội dung hoạt động của tổ giáo viên hướng dẫn.
Hoạt động câu lạc bộ trong buổi sinh hoạt toàn thể.
Huy hiệu câu lạc bộ.


tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
23
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI
CÂU LẠC BỘ HỌC SINH GIỎI
Nhiệm kỳ:
Năm học 2008 - 2009


I.Nghi thức:
Chào cờ.
Tuyên bố lý do.
Giới thiệu đại biểu và khách dự.
II. Nội dung:
Thông qua Báo cáo tổng kết hoạt đông của Câu lạc bộ năm học 2007 - 2008.
Thông qua phương hướng hoạt động của Câu lạc bộ năm học 2008 - 2009.
Biểu quyết thông qua bản báo cáo và phương hướng.
Bầu Tiểu ban bầu cử.
Tiến hành bầu Ban Chủ nhiệm mới:
Thông qua thể thức bầu cử
Giới thiệu người ứng cử vào ban Chủ nhiệm mới.
Tiến hành bầu cử.
Công bố kết quả bầu cử.
Họp phân công nhiệm vụ giữa các thành viên trong Ban Chủ nhiệm.
Đại diện Ban Chủ nhiệm cũ tuyên bố hết nhiệm kỳ
Ban chủ nhiệm mới ra mắt.
Ý kiến của đại diện nhà trường
Y� kiến của khách dự.
III . Bế mạc:
Đáp từ.
Chào cờ bế mạc.

Hết
.
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
24
BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 2007 - 2008
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 2008 - 2009
CỦA CÂU LẠC BỘHỌC SINH GIỎI TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ THỌ B
_________________


Phần 1: Báo cáo tổng kết hoạt động.
Kính thưa: Quý vị khách dự, quý thầy cô kính mến và tất cả các bạn là thành viên trong Câu lạc bộ Học sinh giỏi.


Sau một năm hoạt động kể từ khi đại hội lần 2 nhiệm kỳ năm học 2007 - 2008 đến nay, Câu lạc bộ Học sinh giỏi của nhà trường đã từng bước phấn đấu, cố gắng khắc phục những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ mà nghị quyết đại hội lần thứ 2 đặt ra. Câu lạc bộ trong quá trình hoạt động của mình đã gặt hái được những thành quả đáng khích lệ, từng bước hoàn thiện và khẳng định vai trò của mình trong phong trào chung của nhà trường.
Để quý khách, quý thầy cô và các bạn có thể hình dung được các mặt hoạt động của Câu lạc bộ trong suốt một năm qua, thấy được những kết quả cùng những tồn tại vướng mắc cần phải khắc phục, vượt qua trong giai đoạn sắp tới, em xin thay mặt cho Ban Chủ nhiệm báo cáo lại tình hình hoạt động của Câu lạc bộ trong năm học 2007 - 2008 như sau.
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
25
1. Công tác tổ chức:
Câu lạc bộ có 24 thành viên là những học sinh tiêu biểu nhất từ lớp ba đến lớp năm của nhà trường. Trong đại hội lần 2, đại hội đã bầu ra một ban chủ nhiệm chính thức với 4 bạn gồm 1 chủ nhiệm 2 phó chủ nhiệm, một thư ký. Các thành viên được chia thành 3 tổ theo nhóm lớp. Trong suốt năm qua Câu lạc bộ duy trì sinh hoạt thường xuyên, từ hai lần trên một tháng như Quy chế hoạt động quy định tăng lên mỗi tuần 1 lần với mục đích tạo điều kiện cho các em tăng cường việc học tập và rèn luyện về mọi mặt. Nhìn chung trong các buổi sinh hoạt các bạn đều siêng năng tham gia vào các hoạt động và chưa có bạn nào vi phạm quy chế bị thầy phụ trách phê bình , khiển trách.
Đầu năm học 2008 - 2009 Câu lạc bộ đã tiến hành rà soát và đề nghị kết nạp thêm 15 thành viên mới bổ sung vào chổ của các bạn lớp năm đã hoàn thành chương trình Tiểu học chuyển lên học ỡ bậc Trung học cơ sở. Tổng số thành viên hiện nay của Câu lạc bộ là 28 bạn (tăng hơn trước 4 bạn), tuy nhiên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ chỉ còn lại 1 bạn với chức danh Thư ký, các bạn chủ nhiệm, phó chủ nhiệm đều đã chuyển đi, đây là một khó khăn lớn cho hoạt động của Câu lạc bộ.

II. Công tác sinh hoạt và rèn luyện:

Trong năm học qua từng thành viên trong câu lạc bộ luôn phấn đấu nỗ lực không ngừng trong học tập và rèn luyện. Thể hiện tốt vai trò nồng cốt của từng cá nhân trong tập thể lớp học. Được thầy cô và bạn bè trong lớp thương yêu, tin tưởng. Trong sinh hoạt câu lạc bộ hầu hết các bạn nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng tìm tòi học hỏi tự nâng cao kiến thức, rèn luyện tốt kỹ năng học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức, xây
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
26
dựng tốt nề nếp trong sinh hoạt thường ngày cũng như trong học tập, ở trường cũng như ở gia đình. Vì thế, trong xếp loại cả năm học tất cả các thành viên trong câu lạc bộ đều được các thầy cô và nhà trường đánh giá cao, 100 % các bạn được xếp Đạt về hạnh kiểm và khá - giỏi về học lực. 100% các bạn lớp năm đều được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và được xét vào lớp sáu ở các trường Trung học Cơ sở.
Bên cạnh sự phấn đấu nỗ lực để nâng cao chất lượng học tập cho bản thân. Các bạn thành viên trong Câu lạc bộ qua sự nhắc nhở phân công của thầy phụ trách đã thường xuyên giúp đỡ các bạn học sinh yếu trong lớp, ở các lớp khác và ở gần nhà. Trong năm học qua các thành viên trong CLB đã kết bạn học tập và giúp cho 9 bạn yếu và các bạn nầy đã từng bước phấn đấu vươn lên.
Trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ đã tổ chức cho các thành viên tìm hiểu nắm bắt thêm những kiến thức mới cao hơn ở các bộ môn chủ yếu như : Toán, Tiếng Việt bằng những bài tập, bài thực hành cụ thể. Song song đó bộ môn tự nhiên - xã hội cũng được quan tâm rèn luyện bằng những hình thức học tập linh động như tổ chức quan sát trên thực địa, sưu tầm các loại cây hữu ích có tại địa phương bằng hình ảnh, mẫu vật. những hoạt động đó đã tạo nên sự hứng thú, yêu thích học tập, sự năng động sáng tạo trong từng thành viên.
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
27
Cùng với công việc rèn luyện học tập các bộmôn văn hóa, việc rèn luyện đạo đức, ý thức, động cơ học tập, rèn luyện những thói quen tốt cũng được Câu lạc bộ đạt lên hàng đầu. Trong những kỳ sinh hoạt, các tổ đều tiến hành họp kiểm điểm từng cá nhân trong tổ, những hành vi không tốt, ý thức trách nhiệm chưa cao đều được kiểm điểm phê bình. Từ đó từng thành viên trong Câu lạc bộ luôn có ý thức tốt trong học tập, trong những phong trào của lớp, của nhà trường.

III. Những tồn tại:

Ngoài những việc làm được như nêu ở phần trên, Câu lạc bộ còn có những tồn tại lớn như sau:
-Còn một vài bạn chư hiểu rõ được vai trò, mục đích của hoạt động Câu lạc bộ nên còn bê trể trong sinh hoạt, trong rèn luyện.
-Hoạt động của Câu lạc bộ còn nặng tính hình thức, chưa thực sự linh hoạt, nội dung hoạt động chưa được phong phú. Đặc biệt chưa tổ chức được hình thức tham quan - dã ngoại, chưa tổ chức được các buổi học tập bằng băng đĩa hình. vì không có kinh phí.
-Tổ giáo viên hướng dẫn tuy được thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động.
-Việc sinh hoạt của câu lạc bộ chưa tạo được sự chú ý, quan tâm hỗ trợ của các thầy cô chủ nhiệm lớp, của gia đình các thành viên và cộng đồng.
-Tài liệu phục vụ cho học tập các bộ môn còn quá thiếu thốn chứ đáp ứng được yêu cầu.
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
28
IV. Những kiến nghị:
-Đề nghị nhà trường tạo điều kiện để tổ giáo viên hướng dẫn hoạt động nhằm
-Đề nghị Ban Giám hiệu, Ban Đại diện Cha mẹ học sinh tạo điều kiện về kinh phí cho Câu lạc bộmua sắm tài liệu, dụng cụphục vụ học tập và rèn luyện.
- Tăng cường một số hình thức hoạt động như : Tham quan, dã ngoại .


Phần 2: Phương hướng.

1. Tổ chức:
Tiến hành bổ sung Ban Chủ nhiệm, kết nạp thêm thành viên mới. Biên chế các thành viên thành từng tổ theo khối lớp, nhóm học tập theo lớp.
Duy trì sinh hoạt Câu lạc bộ hàng tuần. Kết hợp chế độ sinh hoạt tự quản theo tổ nhóm. Phấn đấu không còn tình trạng bỏ sinh hoạt trong các thành viên.
Thực hiện việc kiểm điểm, phê bình thường xuyên nhằm xây dựng nội bộ Câu lạc bộ vững mạnh.

2. Công tác học tập và rèn luyện.
Thực hiện thật tốt các mặt học tập và rèn luyện theo các hình thức.
Học tập nâng cao kiến thức các môn học theo nội dung của các thầy cô hướng dẫn bộ môn - từng thành viên phải phấn đấu đến cuối năm 100% đều được xếp loại học lực Giỏi ( không có loại khá trở xuống) hạnh kiểm xếp loại Đạt.
tháng 7 /2008
Trần Đình Hiển - Tiểu học Phú Thọ B
29
Tổ chức tốt việc nghiên cứu, sưu tầm mẫu vật, hình ảnh, tạo sản phẩm. phục vụ cho việc học tập, rèn luyện đồng thời phục vụ việc trưng bày, triển lãm.
Tổ chức các buổi tham quan, dã ngoại, sinh hoạt học tập ngoài trời, trên thực địa ,Thực hiện thường xuyên việc học tập - giải trí bằng băng hình, phim ảnh nhằm giúp cho các thành viên vừa học vừa hành, xây dựng ý thức học tập , nâng cao tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gắn bó với địa phương với quần chúng nhân dân, đồng thời tạo nên không khí mới, phấn khởi, hứng thú trong học tập.
Tăng cường rèn luyện thể lực cho các thành viên thông qua các trò chơi, các hoạt động thể dục thể thao.
Kết hợp sinh hoạt Câu lạc bộ với sinh hoạt Đội, biến sinh hoạt của câu lạc bộ thành một trong các hình thức sinh hoạt Đội.
Trên đây là n�
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Đình Hiển
Dung lượng: 130,78KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)