SKKN XLA CẤP HUYỆN 2009

Chia sẻ bởi Hoàng Đình Tuấn | Ngày 14/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: SKKN XLA CẤP HUYỆN 2009 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:


I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tính đến năm 2009, tôi đã giảng dạy tại trường THCS Tà Long được 5 năm. Qua năm năm giảng dạy, tìm hiểu tình hình giáo dục của xã Tà Long nói riêng và của huyện Đakrrông nói chung, đặc biệt là các xã thuộc tuyến đường 14 (Ba Nang, Tà Long, Húc Nghì, Tà Rụt, A Bung, A Ngo, A Vao) tôi nhận thấy một số mặt hạn chế còn tồn tại cho đến hôm nay có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục của huyện nhà như sau:
- Học sinh thường xuyên vắng học không lí do hoặc vắng học với lí do không chính đáng như: Gia đình khó khăn phải đi làm đót, nhặt sắt vụn; Không muốn đi học; Bố hoặc mẹ không cho đi học; Đi khách (ăn cưới, ăn hỏi … ) dài ngày; Sợ thầy cô nạt; …
- Kết thúc chương trình tiểu học còn nhiều em đọc chưa thông, viết chưa thạo, kĩ năng thực hiện các phép tính cơ bản (cộng, trừ, nhân, chia, đổi đơn vị … )còn hạn chế. Đặc biệt có một số em chưa đọc và viết được
- Ý thức về tầm quan trọng của việc học của các em còn rất hạn chế, có thể nói là rất thấp. Các em đi học theo phong trào là chính cho nên thích thì đi, không thích thì không đi. Điểm mười cười mà điểm một củng cười. Vở và sách học chưa hết học kì I thì đã rách nát không còn sử dụng được
- Nhận thức về tầm quan trọng của việc học của con em, củng như trách nhiệm của gia đình đối với việc học của con em với đa số phụ huynh là rất mơ hồ, hầu hết phụ huynh phó mặc cho nhà trường. Phần khác phụ huynh không thể quản lý được con em họ ví như tôi nói nó không nghe, nó thích làm gì mặc nó …
- Một số giáo viên không yên tâm trong công tác, chỉ làm việc qua loa cho xong nhiệm vụ (hoàn thành nhiệm vụ) đợi ngày chuyển về đồng bằng. Do đó không có sự đầu tư tâm huyết cần thiết để có thể nhanh chóng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục huyện nhà
Khi nhìn nhận những vấn đề hạn chế của giáo dục huyện nhà nêu trên, củng như những ảnh hưởng tiêu cực của nó dến chất lượng giáo dục.
Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Với lương tâm nghề nghiệp, với lòng quyết tâm cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục miền núi đã hướng tôi đến với việc nghiên cứu đề tài:
“Một số biện pháp khăc phục tình trạng vắng học thường xuyên, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục các trường thuộc tuyến đường 14”
Nhằm:
- Tìm ra những nguyên nhân chính, những nguyên nhân sâu xa của vấn đề đi học không chuyên cần của học sinh miền núi
- Đưa ra các biện pháp nhằm:
+ Vận động tối đa số HS đến lớp, đến trường
+ Nâng cao chất lượng học tập của học sinh



II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối 8 trường THCS Tà Long
Đối tượng nghiên cứu: Tính chuyên cần đến lớp, đến trường của HS; nâng cao chất lượng học của học sinh

III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu nguyên nhân việc thường xuyên vắng học của học sinh và đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục tình trạng này. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng học của học sinh
Cơ sở lí luận:
2.1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
a) Vị trí của giáo viên chủ nhiệm lớp:
- Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng, củng được gọi là hiệu trưởng của một lớp, quản lý tập thể học sinh lớp mình phụ trách; phấn đấu học tập và rèn luyện theo mục tiêu chung của nhà trường. Có thể nói giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của lớp
- Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức, lãnh đạo, điều hành, kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử trong phạm vi lớp mình phụ trách nhằm hình thành nhân cách cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường, gia đình và học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật trung tâm, linh hồn của lớp, tập hợp và đoàn kết học sinh trong toàn lớp
Có thể khẳng định: Trong nhà trường giáo viên chủ nhiệm lớp như thế nào thì lớp sẽ như thế đó; tài năng sư phạm, nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ của người giáo viên chủ nhiệm được thể hiện chính trong các sản phẩm giáo dục của mình
b)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Đình Tuấn
Dung lượng: 167,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)