SKKN VỀ CÔNG TÁC XHH GIÁO DỤC

Chia sẻ bởi Phạm Thị Mai | Ngày 14/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: SKKN VỀ CÔNG TÁC XHH GIÁO DỤC thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:




ĐỀ TÀI: Một số biện pháp huy động xã hội hoá giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường học.

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết, xã hội hoá giáo dục (XHHGD) là huy động và tổ chức nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, đa dạng hoá các loại hình giáo dục, tạo ra phong trào mọi người học tập, xây dựng cả nước thành một xã hội học tập để mọi người dân cùng được hưởng thụ các thành quả do hoạt động giáo dục đem lại.
Xã hội hoá giáo dục còn là quá trình nâng cao vai trò định hướng, chỉ đạo, quản lí và đầu tư ngày càng tăng của Nhà nước, sự tham gia đóng góp của nhân dân, của toàn xã hội cho phát triển sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo, để huy động sự đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực cho Giáo dục & Đào tạo. Đó chính là huy động xã hội hóa giáo dục.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là Quốc sách hàng đầu; nhiều dự án đã tập trung để đầu tư cho giáo dục, làm cho cơ sở vật chất của ngành giáo dục ngày một thay đổi, nhiều ngôi trường tranh, tre nứa lá được thay thế bằng những phòng học khang trang, giúp học sinh ham thích đến trường. Tuy nhiên, khi nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho giáo dục vẫn còn hạn hẹp thì việc huy động nguồn lực của nhân dân, của toàn xã hội để đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục là rất cần thiết. Để làm tốt công việc này, cần có sự chung tay góp sức của địa phương, của ngành và của cộng đồng, giúp nhà trường có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất làm thay đổi bộ mặt của nhà trường, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, giúp uy tín của trường được nâng lên. Song, làm sao để có biện pháp tuyên truyền huy động phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội đều hướng về nhà trường bằng cả tâm huyết và lòng tự nguyện, làm sao để đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục trong nhà trường là điều tôi luôn trăn trở. Từ đó tôi đã nghiên cứu những đặc thù của đơn vị, áp dụng, tìm giải pháp và phối hợp thực hiện để đạt được kế hoạch đề ra cho công tác xã hội hoá giáo dục tại trường tiểu học Sơn Kiên 1.

II/ THỰC TRẠNG CỦA NHÀ TRƯỜNG:
a) Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương, phòng GD&ĐT về cơ sở vật chất và công tác giáo dục của đơn vị;
- Trường có đủ phòng học để phục vụ cho công tác dạy và học 5 buổi/tuần;
- Giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề, trình độ chuyên môn khá vững vàng, luôn đổi mới PPDH để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu rõ về vai trò của công tác xã hội hoá giáo dục, nhiệt tình tham gia tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh để có sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng.
- Tập thể sư phạm đoàn kết, hiểu rõ về tâm tư nguyện vọng của phụ huynh học sinh trên địa bàn, có ý kiến đề xuất, tham mưu cùng lãnh đạo nhà trường về công tác xã hội hoá giáo dục.
b) Khó khăn:
- Công tác tuyên truyền của nhà trường đôi lúc thực hiện chưa thường xuyên, chưa sâu rộng đến toàn thể phụ huynh học sinh trong nhà trường nhất là đối với các điểm lẻ;
- Việc thực hiện công tác dân chủ hoá của nhà trường còn mang tính hình thức, công tác phối kết hợp giữa phụ huynh học sinh và nhà trường chưa có sự đồng thuận cao;
- Nhà trường chưa tạo được uy tín cao đối với phụ huynh học sinh và lãnh đạo địa phương bằng chính nội lực của mình;
- Công tác xây dựng cảnh quan sư phạm, cơ sở vật chất của nhà trường chưa đổi mới, luôn trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước;
- Trường có nhiều điểm lẻ, địa bàn quản lý rộng nên gặp không ít khó khăn cho công tác vận động xã hội hoá giáo dục, việc huy động nguồn lực cũng bị dàn trải, không tập trung;
- Cảnh quan sư phạm chưa khang trang, sân chơi, bãi tập của nhà trường chưa bằng phẳng, bụi vào mùa khô, bẩn vào mùa mưa ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động ngoại khoá và vui chơi của các em học sinh.
- CSVC chưa đảm bảo được một số tiêu chí của “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trường học “Xanh – Sạch – Đẹp và An toàn cụ thể ở các điểm lẻ.

II/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐẠT HIỆU QUẢ VỀ CÔNG
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Mai
Dung lượng: 26,40KB| Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)