SKKN Van 7 sua

Chia sẻ bởi Trần Doãn Huệ | Ngày 11/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: SKKN Van 7 sua thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Đặt vấn đề
I. Lời mở đầu
Nhà Đường (618 –907) trải dài 300 năm là một triều đại hoàng kim của chế độ phong kiến tập quyền Trung Quốc. Mọi mặt: Kinh tế, văn hoá, khoa học đều phát triển tới đỉnh cao. Về văn hoá thơ Đường (Đường thi) là một lĩnh vực phát triển nổi bật và phong phú. Theo tập hợp chưa đầy đủ cũng đã có khoảng 2.300 tác giả với hàng vạn bài thơ mà đỉnh cao phải kể đến Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cự Dị… Thơ Đường là di sản quí báu không chỉ của Trung Quốc mà của cả nhân loại.
Trong chương trình văn học bậc THCS trước đây, thơ Đường được dạy ở lớp 9 gồm 10 bài (cả học và đọc thêm). Từ năm học 2003 –2004, thơ Đường được đưa vào giảng dạy ở chương trình Ngữ văn 7 gồm tất cả 5 bài của 4 tác giả, trong đó có 4 bài đọc – hiểu:
1. Vọng Lư sơn bộc bố của Lí Bạch
2. Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch
3. Hồi hương ngẫu thư - của Hạ Tri Chương
4. Mao ốc vị thu phong sở phá ca - Đỗ Phủ
và một phẩm đọc thêm: Phong Kiều dạ bạc – Trương Kế
Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) là một tuyệt tác của “tiên thơ” Lí Bạch. Trong quá trình đứng lớp tôi đã trực tiếp giảng dạy bài này 6 lần (2 lần lớp 9 trước đây và 4 lần ở lớp 7 trong năm học này). Tôi cũng được dự không ít tiết dạy của đồng nghiệp nhưng mỗi lần dạy hay dở, tôi đều cảm nhận và khám phá được nhiều điều mới mẻ, nhiều vẻ đẹp lấp lánh của tác phẩm và cũng đúc rút thêm nhiều kinh nghiệm cho mình… Đó cũng là lí do tôi viết đề tài này với mong muốn cùng chia sẻ với đồng nghiệp những phát hiện của mình, đồng thời được nghe những góp ý, bổ sung, trao đổi… để những tiết dạy sau sẽ có hiệu quả cao hơn nữa.
II.Thực trạng của vấn đề
1.Thực trạng
Trải qua hàng ngàn năm, bao thế hệ đọc và học “Xa ngắm thác núi Lư” đều thán phục và ca ngợi đây là bài thơ hay, đạt đến độ chuẩn mực về ngôn ngữ, kết cấu… Bài thơ ca ngợi thác núi Lư - một cảnh đẹp nổi tiếng ở Thiểm Tây (Trung Quốc). Thác núi Lư vốn được nhiều người biết đến, là nguồn cảm hứng để nhiều nhà sáng tác thơ. Thế nhưng, dưới cái nhìn và tâm hồn lãng mạn bay bổng của mình, “tiên thơ” Lí Bạch vẫn khám phá những hình ảnh hết sức mới mẻ, những vẻ đẹp kỳ lạ của thắng cảnh này. Tôi tâm đắc với một ý kiến cho rằng “Thác núi Lư làm cho thơ Lí Bạch trở nên vĩnh hằng và thơ Lí Bạch cũng góp phần làm cho cảnh thác núi Lư kỳ vĩ in sâu vào tâm hồn nhân loại”. Nói tóm lại, đây là bài thơ rất hay nhưng cũng rất khó dạy.
a. Về phía học sinh:
Bài thơ nổi tiếng nhưng ra đời cách đây đã mười mấy thế kỷ, lại được viết bằng ngôn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Doãn Huệ
Dung lượng: 85,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)