SKKN - TD

Chia sẻ bởi Phan Thành Lâm | Ngày 12/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: SKKN - TD thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Từ năm học 2008-2009, tôi được nhà trường phân công dạy chuyên phân môn Thể dục của khối 1, khối 2, khối 3. Đây là một phân môn tôi yêu thích vì nó giúp tôi gần gũi các em hơn. Vã lại, các em cũng rất thích học phân môn này. Các em sẽ được vui chơi thông qua các hình thức luyện tập, trò chơi vận động. Từ đó, các em sẽ được nâng cao thể chất, phát triển các kỹ năng vận động. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, tôi đã gặp không ít khó khăn. Vì đối tượng học của tôi là các em học sinh còn nhỏ tuổi, nhất là các em học sinh khối 1. Với bản tính hiếu động nên môi khi em ra sân thí các em thường hay đùa nghịch, làm mất trật tự. Do đó mỗi khi ổn định lớp xong thì tôi cũng đã mất một thời gian khá dài dẫn đến việc cung cấp kiến thức mới không đảm bảo thời lượng. Trước tình hình đó, tôi đã suy nghĩ thật nhiều và tự nhũ là phải tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhất để xây dựng nề nếp học tập cho các em. Sau một thời gian, tôi cũng tìm ra được một số biện pháp khả thi và khi áp dụng thực tế đã cho được một số kết quả khả quan.
Sau đây, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình để quý đồng nghiệp cùng tham khảo.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Thực trạng ban đầu:
Trước đây , mỗi khi ra sân tập thì các em thường đi không ngay hàng, thậm chí còn chạy nhảy lung tung. Có em còn xô đẩy, la ó , chọc ghẹo bạn. Mặc dầu tôi đã dùng còi và khẩu lệnh để điều khiển nhưng các em vẫn không vào hàng. Tôi đã phải xuống từng hàng nhắc nhở, sắp xếp các em vào vị trí để ổn định lớp. Nhưng khi thực hiện điểm danh thì các em lại đếm nhầm số hoặc trùng số hoặc không biết cả số thứ tự của mình. Một tiết học khoảng 35 phút, thử hỏi buổi học đó làm sao đạt được chất lượng và thời lượng?
Không để tình trạng trên kéo dài mãi, sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi đã mạnh dạn áp dụng các biện pháp mà mình đã nghĩ ra.
Các bước thực hiện:
Bước 1:
Trước đây các em thường tự ra sân mà không có ai hướng dẫn. Lần này, tôi đã chủ động đến lớp để trực tiếp hướng dẫn các em ra sân tập. Tuy các em đã đi khá ngay hàng nhưng vẫn còn tình trạng đùa giỡn và chọc ghẹo lẫn nhau. Ra đến sân, tôi lại phải mất vài phút mới hướng dẫn các em váo hàng. Tuy kết quả chưa cao nhưng tôi đã rút ra những ưu, khuyết điểm như sau:
Ưu điểm:
+ Khi giáo viên nhận lớp và trực tiếp dẫn các em ra sân thì các em sẽ đi có trật tự hơn.
+ Các em sẽ nhắc nhở lẫn nhau đi cho ngay hàng.
Khuyết điểm:
+ Giáo viên sẽ không bao quát được lớp
+ Không nhắc nhở , chấn chỉnh kịp thời đối với những em còn đùa giỡn.
Nhận thấy lớp có những chuyển biến nhưng hãy còn mất thời gian ổn định nên tôi đã quyết định áp dụng biện pháp mới
Bước 2:
Khi đến lớp để nhận , tôi cho các em điểm số từ một đến hết theo biên chế tổ của mình ngay tại lớp. Điểm danh xong, tôi mới dẫn các em ra sân tập. Lân này, các em đã có trật tự hơn nhưng thời gian ổn định vẫn còn mất khá nhiều.
Ở bước thực hiện lần này, tôi cũng tự rút ra những ưu, khuyết điểm như sau:
Ưu điểm:
+ Lớp đi có ngay hàng, trật tự vào nhanh.
+ Các em đã có ý thức tốt là không đùa giỡn, xô đẩy và đi theo đúng số thứ tự của mình.
Khuyết điểm:
+ Các em còn đứng nhầm vị trí của mình
+ Ban cán sự lớp còn yếu và nhút nhát để chỉ huy các bạn
Nhận thấy ban cán sự lớp có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nề nếp lớp học nên tôi tiếp tục áp dụng các biện pháp khả thi hơn.
Bước 3 :
Ở những lớp có ban cán sự do giáo viên dạy lớp xây dựng, nếu mạnh thì tôi vẫn sử dụng nhưng quá yếu thì tôi mạnh dạn thay đỗi ngay. Ngoài ra, tôi còn đánh dấu vị trí xếp hàng của từng tổ rồi mới nhận lớp. Lần này, tôi cho lớp trưởng đi trước, kế là tổ trưởng rồi mới đến tổ viên và cuối hàng là tôi. Các em đi theo hàng dọc thứ tự từng tổ. Ra đến sân tập, dưới sự giám sát của tôi, các em đã nhanh chóng vào hàng và không còn cảnh gây mất trật tự như những lần trước. Khi điểm danh các em không còn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thành Lâm
Dung lượng: 9,59KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)