Skkn tạo hứng thú cho trẻ
Chia sẻ bởi Huỳnh Như Nhất Tú |
Ngày 12/10/2018 |
52
Chia sẻ tài liệu: skkn tạo hứng thú cho trẻ thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thành Phố Hồ Chí Minh
Trường Mầm Non BCTH 19/5 – Quận 1
Giáo viên: Hoàng Thị Ngọc Trâm
Lớp: Chồi 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Đề tài: BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Khi nghe nói đến “ Trẻ mầm non Khám Phá Khoa Học”, mọi người đều rất ngạc nhiên và tự hỏi: “ Trẻ mầm non chứ có phải là cấp II, cấp III hay Đại học đâu mà Khám phá khoa học? ” Bản thân tôi lúc đầu cũng nghĩ như vậy nhưng sau khi tham khảo một số tài liệu nói về “ Khám phá khoa học” và dự giờ một vài hoạt động khoa học của khối Lá, tôi tự đặt câu hỏi: “ Tại sao mình không lấy những thí nghiệm từ các tài liệu nhưng phải tìm hiểu kỹ xem đề tài nào phù hợp với trẻ và những kỹ năng, thao tác thử nghiệm nào phù hợp với trẻ lớp mình và tạo thành các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ Mẫu Giáo?”
Những suy nghĩ, câu hỏi đó còn làm tôi trăn trở và cuối cùng tôi đã tìm ra một số hoạt động để tôi và các cháu cùng tham gia thí nghiệm, cùng chơi, cũng trải nghiệm và kết quả là các cháu thích học, tiết học vô cùng sinh động và đặc biệt các cháu tự tìm ra. Tự khám phá ra kết quả mà các cháu vừa được thí nghiệm. Qua sự thành công này đối với lớp, tôi xin trình bày một số biện pháp, biện pháp khi tổ chức cho trẻ khám phá khoa học để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là một điều thích thú đối với trẻ. Thật vậy, cứ để cho cháu được hoạt động, được trải nghiệm, được thử - sai và cuối cùng cháu tìm ra một kết quả nào đó sẽ là một điều lý thú đối với trẻ.
Thí nghiệm 1: Dạy về không khí
Đầu tiên cô cho trẻ chơi các trò chơi nhỏ:
Trò chơi 1: “ Bịt mũi”
Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ có thở được không? → không thở được
Vậy làm thế nào để thở được? → thả tay ra, thở được
Cho cháu đứng vào chổ cô quy định, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC KHÔNG?
Cho cháu đứng góc khác cùng vài bạn nữa, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC KHÔNG?
Cho cháu đứng tự do trong lớp, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC KHÔNG?
Lúc này tôi mới đặt vấn đề: Chúng ta thở được là nhờ có không khí, vậy KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU? → Không khí ở xung quanh chúng ta.
Tôi kết luận: NHƯ VẬY KHÔNG KHÍ CÓ Ở XUNG QUANH CHÚNG TA.
Tôi tiếp tục đặt tình huống: THẾ KHÔNG KHÍ CÓ BẮT ĐƯỢC KHÔNG? → Có cháu nói được có cháu nói không.
Tôi hỏi tiếp: LÀM CÁCH NÀO ĐỂ BẮT ĐƯỢC KHÔNG KHÍ? → Lúc này các cháu đưa ra rất nhiều ý kiến: lấy ly, lấy chai, lấy lon, lấy hộp,… để bắt không khí.
Tôi phát cho mỗi cháu một cái túi nilon và yêu cầu: “ Hãy lấy và bắt không khí vào túi” → mỗi cháu đã thực hiện một cách khác nhau: nắm bắt không khí xung quanh bỏ vào túi, với không khí cho vào túi…. Nhưng các cháu vẫn chưa thấy gì trong túi.
Tôi tiếp tục gợi ý: “ Các con hãy làm cách nào để túi phồng to lên đi ” → Cháu phát hiện là mình phải thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì phải xoắn hay cột túi lại.
Sau đó tôi giải thích: : KHÔNG KHÍ ĐANG Ở TRONG TÚI CỦA CÁC CON ĐẤY”.
Tiếp theo tôi cho các cháu chơi với túi không khí….
Ví dụ: Lấy kéo cắt túi để thấy không khí xì ra, lấy cây nhọn đâm nhẹ sẽ thấy hơi thoát → đó là không khí.
Tiết học sôi động và vui hẳn lên, các cháu biết thêm là: Không khí luôn luôn ở bên cạnh con người, con người phải có không khí thì mới sống, mới thở được….
Thí nghiệm : Trứng chìm – Trứng nổi
Tôi cho cháu làm thí nghiệm: đổ muối vào hai ly nước, lượng nước hai ly bằng nhau, riêng lượng muối thì khác nhau, khuấy đều sẽ thấy trứng có quả sẽ nổi, quả chìm…
Trẻ thực hiện: bỏ trứng vào hai ly nước
Ly A trứng nổi, ly B trứng chìm
→ Cho cháu tìm ra nguyên nhân. Thử ly nước A sao thấy mặn quá, thử ly nước B không mặn bằng hoặc bạn đổ vào ly A bao nhiêu muỗng muối, đổ vào ly B bao nhiêu muỗng muối….
Từ đó cháu suy ra: vì ly B ít muối nên trứng không thể nổi lên được.
Trường Mầm Non BCTH 19/5 – Quận 1
Giáo viên: Hoàng Thị Ngọc Trâm
Lớp: Chồi 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Đề tài: BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Khi nghe nói đến “ Trẻ mầm non Khám Phá Khoa Học”, mọi người đều rất ngạc nhiên và tự hỏi: “ Trẻ mầm non chứ có phải là cấp II, cấp III hay Đại học đâu mà Khám phá khoa học? ” Bản thân tôi lúc đầu cũng nghĩ như vậy nhưng sau khi tham khảo một số tài liệu nói về “ Khám phá khoa học” và dự giờ một vài hoạt động khoa học của khối Lá, tôi tự đặt câu hỏi: “ Tại sao mình không lấy những thí nghiệm từ các tài liệu nhưng phải tìm hiểu kỹ xem đề tài nào phù hợp với trẻ và những kỹ năng, thao tác thử nghiệm nào phù hợp với trẻ lớp mình và tạo thành các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ Mẫu Giáo?”
Những suy nghĩ, câu hỏi đó còn làm tôi trăn trở và cuối cùng tôi đã tìm ra một số hoạt động để tôi và các cháu cùng tham gia thí nghiệm, cùng chơi, cũng trải nghiệm và kết quả là các cháu thích học, tiết học vô cùng sinh động và đặc biệt các cháu tự tìm ra. Tự khám phá ra kết quả mà các cháu vừa được thí nghiệm. Qua sự thành công này đối với lớp, tôi xin trình bày một số biện pháp, biện pháp khi tổ chức cho trẻ khám phá khoa học để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là một điều thích thú đối với trẻ. Thật vậy, cứ để cho cháu được hoạt động, được trải nghiệm, được thử - sai và cuối cùng cháu tìm ra một kết quả nào đó sẽ là một điều lý thú đối với trẻ.
Thí nghiệm 1: Dạy về không khí
Đầu tiên cô cho trẻ chơi các trò chơi nhỏ:
Trò chơi 1: “ Bịt mũi”
Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ có thở được không? → không thở được
Vậy làm thế nào để thở được? → thả tay ra, thở được
Cho cháu đứng vào chổ cô quy định, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC KHÔNG?
Cho cháu đứng góc khác cùng vài bạn nữa, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC KHÔNG?
Cho cháu đứng tự do trong lớp, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC KHÔNG?
Lúc này tôi mới đặt vấn đề: Chúng ta thở được là nhờ có không khí, vậy KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU? → Không khí ở xung quanh chúng ta.
Tôi kết luận: NHƯ VẬY KHÔNG KHÍ CÓ Ở XUNG QUANH CHÚNG TA.
Tôi tiếp tục đặt tình huống: THẾ KHÔNG KHÍ CÓ BẮT ĐƯỢC KHÔNG? → Có cháu nói được có cháu nói không.
Tôi hỏi tiếp: LÀM CÁCH NÀO ĐỂ BẮT ĐƯỢC KHÔNG KHÍ? → Lúc này các cháu đưa ra rất nhiều ý kiến: lấy ly, lấy chai, lấy lon, lấy hộp,… để bắt không khí.
Tôi phát cho mỗi cháu một cái túi nilon và yêu cầu: “ Hãy lấy và bắt không khí vào túi” → mỗi cháu đã thực hiện một cách khác nhau: nắm bắt không khí xung quanh bỏ vào túi, với không khí cho vào túi…. Nhưng các cháu vẫn chưa thấy gì trong túi.
Tôi tiếp tục gợi ý: “ Các con hãy làm cách nào để túi phồng to lên đi ” → Cháu phát hiện là mình phải thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì phải xoắn hay cột túi lại.
Sau đó tôi giải thích: : KHÔNG KHÍ ĐANG Ở TRONG TÚI CỦA CÁC CON ĐẤY”.
Tiếp theo tôi cho các cháu chơi với túi không khí….
Ví dụ: Lấy kéo cắt túi để thấy không khí xì ra, lấy cây nhọn đâm nhẹ sẽ thấy hơi thoát → đó là không khí.
Tiết học sôi động và vui hẳn lên, các cháu biết thêm là: Không khí luôn luôn ở bên cạnh con người, con người phải có không khí thì mới sống, mới thở được….
Thí nghiệm : Trứng chìm – Trứng nổi
Tôi cho cháu làm thí nghiệm: đổ muối vào hai ly nước, lượng nước hai ly bằng nhau, riêng lượng muối thì khác nhau, khuấy đều sẽ thấy trứng có quả sẽ nổi, quả chìm…
Trẻ thực hiện: bỏ trứng vào hai ly nước
Ly A trứng nổi, ly B trứng chìm
→ Cho cháu tìm ra nguyên nhân. Thử ly nước A sao thấy mặn quá, thử ly nước B không mặn bằng hoặc bạn đổ vào ly A bao nhiêu muỗng muối, đổ vào ly B bao nhiêu muỗng muối….
Từ đó cháu suy ra: vì ly B ít muối nên trứng không thể nổi lên được.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Như Nhất Tú
Dung lượng: 11,26KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)