SKKN sơ đồ tư duy
Chia sẻ bởi Trần Thị Kim |
Ngày 15/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: SKKN sơ đồ tư duy thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
Tên đề tài
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY KẾT HỢP VỚI HỌC TẬP NHÓM
TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN SINH HỌC LỚP 8, LỚP 9.
Đặt vấn đề
Đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm của đổi mới giáo dục hiện nay. Phương pháp dạy học được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Với phương pháp này, người học chính là chủ thể của hoạt động chiếm lĩnh tri thức.
Trong thực tế hiện nay, nhiều học sinh chưa biết cách học thực sự hiệu quả. Nhiều học sinh chỉ học thuộc lòng một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm hoặc chỉ học bài nào biết bài đấy, chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau. Vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống về kiến thức. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp các em giải quyết được các vấn đề trên và nâng cao hiệu quả học tập.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm những gì do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Do đó, việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy - học sẽ giúp cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, bài học, hệ thống hóa kiến thức sau mỗi phần, mỗi chương, mỗi học kì. Từ đó mang đến cho học sinh niềm say mê học tập, tham gia xây dựng bài tích cực hơn, học sinh chủ động và độc lập thực hiện các nhiệm vụ, bài tập theo khả năng của mình, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
Việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học nếu kết hợp với học tập nhóm thì từ tri thức của bản thân mỗi học sinh thông qua hoạt động hợp tác với bạn sẽ hình thành tri thức có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học. Vì thế sẽ giúp học sinh: Sáng tạo hơn; tiết kiệm thời gian và ghi nhớ tốt hơn; phát triển nhận thức, tư duy; kích thích hứng thú học tập. Đồng thời, chính việc đối thoại trò với trò, trò với thầy đã tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi, tích cực và góp phần hình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng xã hội. Sơ đồ tư duy không chỉ tác dụng đối với mỗi cá nhân mà nó còn phát huy được sức mạnh của tập thể.
Vì những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với học tập nhóm trong dạy và học môn sinh học lớp 8, lớp 9”
Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu:
Sự kết hợp sơ đồ tư duy trong học tập với học tập nhóm của học sinh.
Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 9/2, 9/4, 8/1, 8/3 đang học tại Trường trung học cơ sở Chu Văn An.
Cơ sở lí luận
Trước những yêu cầu mới của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo cùng với những tiến bộ của khoa học công nghệ, việc đổi mới phương pháp giáo dục trở nên vô cùng cần thiết. Theo Nghị quyết 40/2000 - Quốc Hội khóa 10 và chỉ thị 14/ 2001/ CT-TTG của Thủ Tướng chính phủ, Bộ Giáo Dục - Đào Tạo đã đề ra yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục - đào tạo trong cả nước. Như vậy để đạt được mục tiêu của nền giáo dục tiên tiến cũng như đáp ứng được quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, phương pháp dạy học của môn học phải được đổi mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội và đáp ứng nhu cầu phát triển nhân cách của học sinh.
Tác giả Tony Buzan - người Anh là người đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tìm ra hoạt động của bộ não, là người đầu tiên sáng lập ra bản đồ tư duy. Theo Tony Buzan “một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ” và “màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho bản đồ tư duy những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo”.
Hình thành và phát triển tính tích cực thông qua phương pháp dạy học sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp hoạt động nhóm trong học tập là một trong những phương pháp dạy học tích cực, nhằm tạo ra con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng.
Cơ sở thực tiễn
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn sinh học nhiều năm liền, tôi nhận
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY KẾT HỢP VỚI HỌC TẬP NHÓM
TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN SINH HỌC LỚP 8, LỚP 9.
Đặt vấn đề
Đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm của đổi mới giáo dục hiện nay. Phương pháp dạy học được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Với phương pháp này, người học chính là chủ thể của hoạt động chiếm lĩnh tri thức.
Trong thực tế hiện nay, nhiều học sinh chưa biết cách học thực sự hiệu quả. Nhiều học sinh chỉ học thuộc lòng một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm hoặc chỉ học bài nào biết bài đấy, chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau. Vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống về kiến thức. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp các em giải quyết được các vấn đề trên và nâng cao hiệu quả học tập.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm những gì do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Do đó, việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy - học sẽ giúp cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, bài học, hệ thống hóa kiến thức sau mỗi phần, mỗi chương, mỗi học kì. Từ đó mang đến cho học sinh niềm say mê học tập, tham gia xây dựng bài tích cực hơn, học sinh chủ động và độc lập thực hiện các nhiệm vụ, bài tập theo khả năng của mình, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
Việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học nếu kết hợp với học tập nhóm thì từ tri thức của bản thân mỗi học sinh thông qua hoạt động hợp tác với bạn sẽ hình thành tri thức có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học. Vì thế sẽ giúp học sinh: Sáng tạo hơn; tiết kiệm thời gian và ghi nhớ tốt hơn; phát triển nhận thức, tư duy; kích thích hứng thú học tập. Đồng thời, chính việc đối thoại trò với trò, trò với thầy đã tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi, tích cực và góp phần hình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng xã hội. Sơ đồ tư duy không chỉ tác dụng đối với mỗi cá nhân mà nó còn phát huy được sức mạnh của tập thể.
Vì những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với học tập nhóm trong dạy và học môn sinh học lớp 8, lớp 9”
Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu:
Sự kết hợp sơ đồ tư duy trong học tập với học tập nhóm của học sinh.
Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 9/2, 9/4, 8/1, 8/3 đang học tại Trường trung học cơ sở Chu Văn An.
Cơ sở lí luận
Trước những yêu cầu mới của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo cùng với những tiến bộ của khoa học công nghệ, việc đổi mới phương pháp giáo dục trở nên vô cùng cần thiết. Theo Nghị quyết 40/2000 - Quốc Hội khóa 10 và chỉ thị 14/ 2001/ CT-TTG của Thủ Tướng chính phủ, Bộ Giáo Dục - Đào Tạo đã đề ra yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục - đào tạo trong cả nước. Như vậy để đạt được mục tiêu của nền giáo dục tiên tiến cũng như đáp ứng được quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, phương pháp dạy học của môn học phải được đổi mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội và đáp ứng nhu cầu phát triển nhân cách của học sinh.
Tác giả Tony Buzan - người Anh là người đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tìm ra hoạt động của bộ não, là người đầu tiên sáng lập ra bản đồ tư duy. Theo Tony Buzan “một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ” và “màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho bản đồ tư duy những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo”.
Hình thành và phát triển tính tích cực thông qua phương pháp dạy học sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp hoạt động nhóm trong học tập là một trong những phương pháp dạy học tích cực, nhằm tạo ra con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng.
Cơ sở thực tiễn
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn sinh học nhiều năm liền, tôi nhận
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Kim
Dung lượng: 4,04MB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)