SKKN Ren ky nang lam van bieu cam
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Mười |
Ngày 11/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: SKKN Ren ky nang lam van bieu cam thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN BIỂU CẢM
I, ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tập làm văn là một trong ba phân môn của bộ môn Ngữ Văn. Đây là phân môn thực hành sử dụng tiếng Việt (rèn kĩ năng thực hành nói, viết, tạo lập văn bản tiếng Việt ).Trong các văn bản và phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh, điều hành thì biểu cảm đóng vai trò rất quan trọng. Yếu tố biểu cảm luôn cần thiết cho các loại văn bản. Về văn bản biểu cảm chủ yếu được học ở lớp 7 còn yếu tố biểu cảm trong các kiểu văn bản thì được học ở tất cả các khối lớp 7, 8, 9. Để làm được bài văn biểu cảm đòi hỏi mỗi ngườ i phải tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới nhân sinh. Văn biểu cảm thường trình bày trực tiếp cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của con người nên xúc động trữ tình bao giờ cũng mang thời hiện tại, đòi hỏi người viết phải thể hiện chân thực rung động để tạo nên sức mạnh truyền cảm tới người đọc. Thực tế giảng dạy cho thấy, phần đông học sinh không có khả năng diễn tả tình cảm, cảm xúc của mình mà thường là nói theo tài liệu, nói lại những gì thầy cô thuyết giảng. Các em hiểu bài, nắm vững lí thuyết, phương pháp tiến hành nhưng để tạo lập được một văn bản biểu cảm thực sự có ấn tượng lại là điều không mấy dễ dàng. Các em thường ngại nói, ngại bày tỏ và cũng có thể là không đủ sức diễn tả tình cảm, cảm xúc của mình. Chính vì vậy, bài làm văn biểu cảm của học sinh thường là khô khan, công thức, sức sáng tạo và dấu ấn cá nhân mờ nhạt. Ngôn từ trong bài văn biểu cảm thiếu sức gợi và sự lay động… Nói tóm lại là yêu cầu biểu cảm chưa được đáp ứng đúng mức.
Từ thực tế đó, trong quá trình giảng dạy, tôi đã vận dụng một số phương pháp nhằm rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm cho học sinh. Qua quá trình rèn luyện, trình độ học sinh có sự cải thiện rõ rệt.Hầu hết các em nắm vững kĩ năng làm văn biểu cảm biết vận dụng ngôn từ biểu cảm phù hợp, nhằm làm nổi bật tình cảm, cảm xúc chủ quan của mình. Bài viết của các em đã mang dấu ấn cá nhân tương đối rõ, có những bài thể hiện sự rung động tinh tế, phù hợp với lứa tuổi. Những bài văn biểu cảm làm tại lớp của các em đạt kết quả tương đối khả quan (đạt 85 – 95% ) trong đó 50 - 60% bài làm đạt điểm khá -giỏi.
Tôi xin mạnh dạn trình bày một số việc đã tiến hành nhằm mục đích rèn kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh.
II, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
Cũng như tất cả các thể loại khác, khi giảng dạy nội dung này cần làm rõ các mặt: kiến thức lí thuyết – kĩ năng thực hành. Trong đó kĩ năng thực hành đóng vai trò quan trọng bởi phân môn tập làm văn bản thân nó là một môn mang tính thực hành tổng hợp.
1, Khái niệm về văn biểu cảm
Với nội dung này cần khắc sâu các ý:
Văn biểu cảm (còn gọi là văn trữ tình) là kiểu văn bản có nội dung biểu đạt tư tưởng, tình cảm bộc lộ cảm xúc của người viết, thường là những ấn tượng thầm kín, sâu sắc về con người, về sự vật, về những kỉ niệm, những hồi ức khó quên trong cuộc đời mỗi con người. Vì vậy, văn biểu cảm có khả năng khơi gợi những cảm xúc chân thành ở người đọc, tạo sự đồng cảm giữa người đọc và người viết. Như vậy văn biểu cảm ra đời là để đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người khi vui, khi buồn, khi hạnh phúc hay khổ đau bao giờ con người cũng muốn được thổ lộ, giãi bày chia sẻ.
Để học sinh nhớ khái niệm một cách có cơ sở, giáo viên đưa ra các ví dụ (ngoài các ví dụ SGK ) phân tích, hướng dẫn để các em hiểu phương thức biểu cảm trong ví dụ đó:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim… ”
( Từ ấy – Tố Hữu )
Nêu câu hỏi : ? Đoạn thơ thể hiện tình cảm của tác giả Tố Hữu như thế nào?
Trả lời: Đó là niềm sung sướng, hạnh phúc, say mê lí tưởng cách mạng của người thanh niên khi bắt gặp ánh sáng cách mạng.
Giáo viên khái quát: Mục đích của văn biểu cảm là biểu hiện, thể hiện thế giới tình cảm, cảm xúc và cách đánh giá của
I, ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tập làm văn là một trong ba phân môn của bộ môn Ngữ Văn. Đây là phân môn thực hành sử dụng tiếng Việt (rèn kĩ năng thực hành nói, viết, tạo lập văn bản tiếng Việt ).Trong các văn bản và phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh, điều hành thì biểu cảm đóng vai trò rất quan trọng. Yếu tố biểu cảm luôn cần thiết cho các loại văn bản. Về văn bản biểu cảm chủ yếu được học ở lớp 7 còn yếu tố biểu cảm trong các kiểu văn bản thì được học ở tất cả các khối lớp 7, 8, 9. Để làm được bài văn biểu cảm đòi hỏi mỗi ngườ i phải tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới nhân sinh. Văn biểu cảm thường trình bày trực tiếp cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của con người nên xúc động trữ tình bao giờ cũng mang thời hiện tại, đòi hỏi người viết phải thể hiện chân thực rung động để tạo nên sức mạnh truyền cảm tới người đọc. Thực tế giảng dạy cho thấy, phần đông học sinh không có khả năng diễn tả tình cảm, cảm xúc của mình mà thường là nói theo tài liệu, nói lại những gì thầy cô thuyết giảng. Các em hiểu bài, nắm vững lí thuyết, phương pháp tiến hành nhưng để tạo lập được một văn bản biểu cảm thực sự có ấn tượng lại là điều không mấy dễ dàng. Các em thường ngại nói, ngại bày tỏ và cũng có thể là không đủ sức diễn tả tình cảm, cảm xúc của mình. Chính vì vậy, bài làm văn biểu cảm của học sinh thường là khô khan, công thức, sức sáng tạo và dấu ấn cá nhân mờ nhạt. Ngôn từ trong bài văn biểu cảm thiếu sức gợi và sự lay động… Nói tóm lại là yêu cầu biểu cảm chưa được đáp ứng đúng mức.
Từ thực tế đó, trong quá trình giảng dạy, tôi đã vận dụng một số phương pháp nhằm rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm cho học sinh. Qua quá trình rèn luyện, trình độ học sinh có sự cải thiện rõ rệt.Hầu hết các em nắm vững kĩ năng làm văn biểu cảm biết vận dụng ngôn từ biểu cảm phù hợp, nhằm làm nổi bật tình cảm, cảm xúc chủ quan của mình. Bài viết của các em đã mang dấu ấn cá nhân tương đối rõ, có những bài thể hiện sự rung động tinh tế, phù hợp với lứa tuổi. Những bài văn biểu cảm làm tại lớp của các em đạt kết quả tương đối khả quan (đạt 85 – 95% ) trong đó 50 - 60% bài làm đạt điểm khá -giỏi.
Tôi xin mạnh dạn trình bày một số việc đã tiến hành nhằm mục đích rèn kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh.
II, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
Cũng như tất cả các thể loại khác, khi giảng dạy nội dung này cần làm rõ các mặt: kiến thức lí thuyết – kĩ năng thực hành. Trong đó kĩ năng thực hành đóng vai trò quan trọng bởi phân môn tập làm văn bản thân nó là một môn mang tính thực hành tổng hợp.
1, Khái niệm về văn biểu cảm
Với nội dung này cần khắc sâu các ý:
Văn biểu cảm (còn gọi là văn trữ tình) là kiểu văn bản có nội dung biểu đạt tư tưởng, tình cảm bộc lộ cảm xúc của người viết, thường là những ấn tượng thầm kín, sâu sắc về con người, về sự vật, về những kỉ niệm, những hồi ức khó quên trong cuộc đời mỗi con người. Vì vậy, văn biểu cảm có khả năng khơi gợi những cảm xúc chân thành ở người đọc, tạo sự đồng cảm giữa người đọc và người viết. Như vậy văn biểu cảm ra đời là để đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người khi vui, khi buồn, khi hạnh phúc hay khổ đau bao giờ con người cũng muốn được thổ lộ, giãi bày chia sẻ.
Để học sinh nhớ khái niệm một cách có cơ sở, giáo viên đưa ra các ví dụ (ngoài các ví dụ SGK ) phân tích, hướng dẫn để các em hiểu phương thức biểu cảm trong ví dụ đó:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim… ”
( Từ ấy – Tố Hữu )
Nêu câu hỏi : ? Đoạn thơ thể hiện tình cảm của tác giả Tố Hữu như thế nào?
Trả lời: Đó là niềm sung sướng, hạnh phúc, say mê lí tưởng cách mạng của người thanh niên khi bắt gặp ánh sáng cách mạng.
Giáo viên khái quát: Mục đích của văn biểu cảm là biểu hiện, thể hiện thế giới tình cảm, cảm xúc và cách đánh giá của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Mười
Dung lượng: 163,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)