Skkn mỹ thuật

Chia sẻ bởi Nguyễn Phú Hưng | Ngày 12/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: skkn mỹ thuật thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn SKKN :
Đứng trước tình hình mới của đất nước ta đang từng ngày, từng giờ đổi mới và phát triển mạnh mẽ đặc biệt là trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đòi hỏi xã hội phải có những thế hệ người lao động mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có trình độ nhận thức cao. Để đáp ứng nhu cầu cấp bách của xã hội thì việc giáo dục con người phát triển toàn diện về " Đức, trí, thể, mĩ" là mục tiêu hàng đầu. Trong đó Mĩ thuật đóng một vai trò không nhỏ trong sự nghiệp lớn lao ấy.
Giáo dục thẩm mĩ là đem lại cho con người những giá trị thẩm mĩ chân chính trên nền tảng của sự phát triển về mặt trí tuệ và đạo đức làm cho con người hòa đồng được những giá trị đó để có được một trình độ văn hoá cao, một nhân cách hài hoà. Mà như chúng ta đã biết mục tiêu của việc giáo dục mĩ thuật trong nhà trường phổ thông nói chung và tiểu học nói riêng chủ yếu không phải đào tạo học sinh thành họa sỹ, mà thông qua dạy vẽ để giáo dục cho học sinh cảm nhận cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày.
Môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học là những kiến thức ban đầu, cơ bản nhất của giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, để cho các em những hiểu biết ban đầu về Mĩ thuật, góp phần từng bước hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng cái đẹp vào trong học tập hay sinh hoạt hàng ngày. Để hoàn thành mục tiêu dạy học thì người giáo viên cần phải có phương pháp sư phạm phù hợp với từng lứa tuổi, từng đối tượng học sinh, giúp các em say mê học tập đạt kết quả cao.

Làm sao để tiết học Mĩ thuật trở nên lôi cuốn hấp dẫn? Tôi nhận thấy rằng ở lứa tuổi này lần đầu tiên tiếp xúc với nghệ thuật, tuy không phải dễ nhưng cũng không phải quá khó khăn. Dễ ở chỗ nghệ thuật không phải là những con số, công thức gò bó hay định lí toán học khô khan nên không có đáp án cụ thể, tùy thích sáng tạo theo cảm hứng. Khó ở chỗ phải làm sao để học sinh được thể hiện cá tính và bộc lộ hết khả năng, sở thích của mình, có khát vọng hoàn thiện bản thân như hoàn thiện các nhu cầu vươn tới cái đẹp.
Để đạt được mục tiêu trên, khi giảng dạy môn Mĩ thuật giáo viên không nên biến tiết học thành những bài học công thức cứng nhắc mà cần tìm hiểu phương pháp giảng dạy nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng. Phải làm sao cho học sinh được tiếp xúc với ngôn ngữ nghệ thuật một cách tự giác, để các em say sưa với môn học, các em tự tìm đến với kiến thức và kĩ năng cần thiết trong quá trình học tập. Có như vậy mới thực sự thúc đẩy học sinh tích cực, tư duy sáng tạo, sản phẩm tạo ra là những bài vẽ tốt, có chất lượng, phù hợp với cuộc sống hàng ngày, làm đẹp cho mình và cho xã hội.
Là một giáo viên dạy Mĩ thuật ở trường Tiểu học đã lâu, tôi nhận thấy những thuận lợi cũng như những hạn chế trong việc dạy và học môn Mĩ thuật. Vậy muốn phát huy chỗ đứng của bộ môn Mĩ thuật trong sự nghiệp giáo dục nói chung và hình thành tính chất thẩm mĩ ở trường Tiểu học nói riêng là một việc làm hết sức khó khăn và trọng tâm là chất lượng dạy học có hiệu quả.
Thực trạng của vấn đề :
Đứng trước tình hình thực tế của xã hội nói chung và xuất phát từ thực tế học sinh trường Tiểu học nói riêng tôi thấy môn Mĩ thuật thường coi là môn học phụ. Học sinh thường học qua loa không chuyên sâu nên sự rèn luyện khả năng của học sinh ngày càng mai một. Quan điểm chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của phụ huynh coi môn học là môn phụ học cũng được, không học cũng được nên việc chuẩn bị đồ dùng học cho con còn coi nhẹ. Đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Mà nguyên nhân chủ yếu lại nằm ngay trong ý nghĩ, quan niệm sai lệch chủ quan của con người.
Mặt khác điều kiện vật chất các thiết bị dạy học còn thiếu thốn cộng với sự hạn chế về năng lực của giáo viên chỉ biết vận dụng các phương pháp dạy học một cách máy móc, dạy theo một mô tuýp đã hướng dẫn sẵn từ trước mà không cần có cải tiến sáng tạo dẫn đến giờ dạy Mĩ thuật không cao . Đặc biệt là phần Vẽ tranh đề tài, các em còn vẽ tranh chưa đẹp, bài vẽ còn cứng nhắc, không phát huy óc sáng tạo của mình.
Vì vậy người giáo viên dạy bộ môn này không những phải nắm chắc kiến thức và phương pháp dạy học, mà còn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phú Hưng
Dung lượng: 1,11MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)