Skkn một số giải pháp giúp học sinh lớp 7 làm tốt văn biểu cảm

Chia sẻ bởi Cao Thị Thảo | Ngày 26/04/2019 | 424

Chia sẻ tài liệu: skkn một số giải pháp giúp học sinh lớp 7 làm tốt văn biểu cảm thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THCS TỐNG VĂN TRÂN

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 7
LÀM TỐT KIỂU BÀI BIỂU CẢM

Tác giả:Phan Thị Lệ Phương
Trình độ chuyên môn:Đại học sư phạm ngành Ngữ văn
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác:Trường THCS Tống Văn Trân


Nam Định, ngày 13 .tháng 5 năm 2018


MỤC LỤC

Thông tin chung về sáng kiến
Trang 2

Phần I:
Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Trang 3

Phần II:
Mô tả giải pháp kỹ thuật
I. Mô tả giải pháp kỹ thuật trước khi tạo ra sáng kiến
I.1.Thực trạng giáo dục THCS trước khi áp dụng sáng kiến
I.2. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng sáng kiến
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
II.Giải pháp thực hiện
Giải pháp
Quá trình và thời gian áp dụng
Cách thức thực hiện
Với các tiết học lý thuyết làm văn biểu cảm
Với các tiết học thực hành làm văn biểu cảm

Trang 6


Trang 7


Trang 9





Phần III:
Hiệu quả do sáng kiến đem lại
Trang 33


Phần IV:
Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Trang 51



THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 7
LÀM TỐT KIỂU BÀI BIỂU CẢM”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giáo dục con người.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:Học kì I năm học 2017 – 2018 (tháng 9/2017 – tháng 12/2017).
4. Tác giả:
Họ và tên: Phan Thị Lệ Phương
Năm sinh: 1985
Nơi thường trú: TP. Nam Định
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm ngành Ngữ văn
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THCS Tống Văn Trân
Điện thoại: 01234833450
Tỷ lệ đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đồng tác giả: không
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị:Trường THCS Tống Văn Trân
Địa chỉ: 36/77 Lê Hồng Sơn. Điện thoại: 03503 846029.








BÁO CÁO SÁNG KIẾN
PHẦN I: ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Theo tinh thần của Nghị quyết số 29/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thì một trong những mục tiêu rất quan trọng mà nền giáo dục Việt Nam hiện đại hướng đến là “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả”. Nói cách khác giáo dục sẽ thay đổi tư duy, bồi dưỡng tình cảm,qua đó định hình nhân cách và góp phần thay đổi xã hội ngày càng văn minh, giàu mạnh.
Với đặc thù bộ môn “Văn học là nhân học” mà có lẽ môn Ngữ văn có một vị trí đặc biệt trong chương trình giáo dục phổ thông, là môn học có đầy đủ ưu thế để giúp “con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả”. Văn học bồi dưỡng tâm hồn, làm phong phú trí tưởng tượng và giúp con người luôn đa dạng, tinh tế hơn trong những cảm xúc, cảm giác. Rất nhiều những tình cảm đẹp đẽ sẽ được văn học bồi đắp, và vì thế mà nhờ học Ngữ văn, con người biết sống yêu thương hơn, trung thực hơn, luôn nuôi dưỡng ước mơ được đem những điều tốt đẹp nhất của bản thân mình cống hiến cho cuộc đời chung.
Bộ môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục THCS hiện hành là sự tích hợp của ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Trong đó phân môn Tập làm văn vẫn được coi là khô khan, khó tiếp nhận, học sinh ngại học nhất nhưng lại là phân môn đánh giá được đầy đủ nhất các năng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Thị Thảo
Dung lượng: | Lượt tài: 21
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)