SKKN lớp 5

Chia sẻ bởi Trương Thị Bình | Ngày 12/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: SKKN lớp 5 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Phần I: MỞ ĐẦU

- Cùng với sự phát triển của các môn khoa học khác, môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng ngày càng khẳng định được vị trí, nhiệm vụ của nó một cách rõ ràng, cụ thể và đầy đủ. Dạy Tiếng Việt nói chung và dạy Tập làm văn nói riêng được quan niệm như dạy kiến thức cơ bản, cung cấp những phương tiện, những cơ sở để học tốt các môn học khác. Bên cạnh đó phân môn Tâp làm văn nối tiếp các bài học khác nhau trong Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu … nhằm giúp học sinh có năng lực sản sinh ngôn bản (2 hình thức nói và viết)
I. Lý do chọn đề tài:
I. Lý do chọn đề tài:

Song qua thực tế nhiều năm giảng dạy và tìm hiểu khả năng diễn đạt của học sinh qua các bài viết, tôi thấy các em còn mắc khá nhiều lỗi về câu. Trước vấn đề này tôi muốn tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân do đâu mà các em mắc những lỗi này.
Từ đó trăn trở đồng thời tìm biện pháp để khắc phục và sửa lỗi câu văn, mở ra hướng đi cho học sinh trong việc tập rèn kỹ năng viết câu đúng, đoạn văn hay và đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực viết văn cho học sinh lớp 4&5 bằng việc sửa lỗi câu”.
II. Cơ sở và thời gian nghiên cứu:
Đối tượng học sinh lớp 4- 5 trường Tiểu học số 2 Mỹ Thọ.
Tài liệu tham khảo.
Đồng nghiệp.
Năm học 2005-2006 và năm học 2006-2007.
III. Nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu:
Việc nâng cao năng lực viết văn cho học sinh không chỉ ở lớp 4, lớp 5 mà phải còn được chú ý ngay từ lớp dưới qua việc dùng từ, câu và viết một đoạn văn ngắn…Nhưng với lớp 4, 5 nó cần thiết hơn vì các em phải hoàn chỉnh một văn bản.
Mà một văn bản thì yêu cầu viết câu không chỉ còn phạm vi trong một câu mà còn phải có sự liên kết. Vì thế đề tài này tập trung: phân tích các lỗi câu sai, tìm cách chữa đúng và đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực viết văn cho học sinh.
IV. Phương pháp tiến hành:
Điều tra khảo sát thực tế bài làm của học sinh; thống kê các lỗi sai qua bài làm đồng thời thảo luận thống nhất với đồng nghiệp.
Phân tích so sánh đối chiếu.
Thực nghiệm qua quá trình giảng dạy.
Phần II: NỘI DUNG - KẾT QUẢ

Ngôn ngữ có ảnh hưởng đến việc dạy và học Tiếng Việt ở trường Tiểu học qua các lĩnh vực sau:
Dạy ngôn ngữ là dạy từ vựng và ngữ pháp làm phương tiện giao tiếp.
Dạy lời nói là dạy các phương pháp hình thái và biểu đạt ý nghĩa bằng ngôn ngữ trong giao tiếp.
Dạy hoạt động lời nói là dạy quá trình giao tiếp qua các dạng và các hình thức khác nhau.
Chương I: Những cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
I. Cơ sở ngôn ngữ học:

II. Cơ sở tâm lý học:
Học xong bậc Tiểu học các em phải biết diễn tả ý mình nghĩ, biết sử dụng từ ngữ và dùng câu hoàn chỉnh để diễn đạt tốt đồng thời tạo được kỹ năng học văn cho các lớp sau.
Ở Tiểu học,Tập làm văn là một giờ học tổng hợp những kiến thức quan trọng được tồn tại trong đầu mỗi học sinh dưới một dạng riêng của nó. Sự cảm nhận về cuộc sống, biết điều tốt, điều xấu, điều hay, điều đẹp… làm nảy sinh sự đánh giá trong đầu học sinh là mức độ của giai đoạn nói ra, viết ra được những cảm nhận đó.
II. Cơ sở tâm lý học:
 Học sinh cuối bậc Tiểu học đã nắm được ngữ âm song hiện tượng phát âm sai cũng không phải là ít. Khi đến trường học sinh đã nắm được hình thức mới của hoạt động ngôn ngữ đó là ngôn ngữ viết. Các em nắm được một số quy tắc ngữ pháp cơ bản khi nói và viết. Tuy nhiên, các em vẫn còn sử dụng sai ngữ pháp.
II. Cơ sở tâm lý học:
Nhờ tham gia nhiều hoạt động và tiếp thu tri thức qua các môn học mà vốn từ ngữ, ngữ pháp của các em ngày càng phong phú, chính xác và giàu hình ảnh.
Điều đó được thể hiện rõ nét trong phân môn Tập làm văn, nó vừa rèn được bốn kỹ năng: nghe đọc, nói, viết; vừa có vai trò nâng cao tư duy ngôn ngữ trong giao tiếp, vừa có vai trò để các em tự bộc lộ mình.

III. Cơ sở thực tiễn:
Trong chương trình Tiểu học các bài Tập làm văn gắn liền với chủ điểm của đơn vị học. Quá trình thực hiện các kỹ năng: phân tích đề, tìm ý quan sát, viết đoạn là những cơ hội giúp các em mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống theo các chủ điểm đã học.
Trong việc giảng dạy Tập làm văn thì con đường đi từ thực tế bài làm của học sinh để hình thành kỹ năng làm văn cho học sinh là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao.
III. Cơ sở thực tiễn:
Vì chỉ thông qua việc chấm bài viết cho học sinh, tiếp cận bài viết của học sinh, giáo viên mới xác định đúng đối tượng học sinh của mình, thấy được cái đúng, cái hay, cái ưu điểm cần động viên khuyến khích.
 Mặt khác thấy được cái sai, cái dở, cái hạn chế của học sinh trong việc vận dụng lý thuyết vào bài viết, diễn đạt suy nghĩ quan sát của mình vào lời văn để giáo viên có biện pháp kèm cặp sửa chữa.
III. Cơ sở thực tiễn:
Thực tế khi chấm bài của học sinh tôi hiểu rõ khả năng viết văn của học sinh, hầu hết trong một bài văn cụ thể, các em không dễ dàng phát hiện ra những lỗi sai của mình, không xác định rõ ý diễn đạt, không xác định rõ ranh giới thành phần câu này với câu kia và quan trọng hơn là học sinh không hiểu rõ về thể loại văn bản mình đang tiếp cận
III. Cơ sở thực tiễn:
 Khi giảng dạy, giáo viên còn nặng về hình thức, ít chú ý đến nội dung thông báo, chưa khắc sâu cho học sinh kỹ năng nhận diện các kiểu câu theo mục đích nói, nên khi vận dụng thực hành học sinh vẫn còn sai nhiều lỗi về câu: câu thiếu thành phần, câu tối nghĩa, sử dụng không đúng dấu câu…. Thực tế chấm, chữa bài cho học sinh nhiều giáo viên còn bỏ qua những lỗi trong câu (lỗi câu rời) và lỗi ngoài câu (lỗi câu trong văn bản).
III. Cơ sở thực tiễn:
 Việc sửa chữa khắc phục những lỗi sai trong bài viết của học sinh thường để lại những dấu ấn vô cùng sâu sắc. Nó giúp học sinh khắc phục nhanh chóng và triệt để những sai sót tồn tại trong bài viết nếu biết nhận thức rõ lỗi sai của mình một cách cụ thể, đầy đủ. Từ đó hình thành, rèn luyện, bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng đúng đắn, tốt đẹp trong việc làm văn.
Chương II: Thực trạng - Nguyên nhân - Biện pháp khắc phục
 Qua việc trao đổi và xem xét giáo án của giáo viên ở tiết trả bài thì thấy giáo viên đưa ra mục tiêu tiết dạy về kiến thức, kỹ năng của tiết trả bài đầy đủ; có thống kê kết quả bài làm của học sinh; có đưa ra những lỗi điển hình. Hoạt động của thầy trò thể hiện rõ trong bài soạn. Về phương pháp giáo viên thực hiện đúng phương pháp tiết trả bài, có quan tâm sửa chữa lỗi cho học sinh
I. Thực trạng:

I. Thực trạng
 Tuy nhiên, giáo viên còn làm việc nhiều thay cho học sinh hoặc phân chia thời lượng sửa sai trong tiết Tập làm văn trả bài chưa hợp lý. Thay vì khi giáo viên đưa ra lỗi sai học sinh phải chỉ ra lỗi sai, vì sao sai, sửa thế nào thì đằng này giáo viên lại làm hết. Các lỗi đưa ra chỉ là những lỗi về chính tả hoặc một số lỗi đơn giản khác còn lỗi về dùng từ viết câu còn ít.
I. Thực trạng
Thời gian dành cho học sinh tự sửa lỗi câu, viết đoạn văn còn hạn chế dẫn đến học sinh thụ động, chủ quan không phát huy được tư duy, sáng tạo trong việc sửa chữa câu thiếu sót và sai. Một số học sinh chưa thực sự hứng thú với việc học.
Qua thực tế giảng dạy, chấm bài của lớp cũng như tham khảo một số lớp ở khối 4,5 tôi nhận thấy học sinh hay mắc phải các lỗi về câu như sau:
1. Lỗi cấu tạo ngữ pháp
Ví dụ: Khi viết bài theo đề bài: “Tả luống rau hoặc một vườn rau”, học sinh lớp 4 đã viết:
“Em rất thích luống rau cải vì đã giúp cho gia đình em mất tiền trong việc mua rau. ( 1 ) Vào những ngày nghỉ em thường ra bắt sâu và chăm tưới cho cây.”
Đây là đoạn văn muốn nói đến lợi ích của luống rau cải đối với gia đình mình nhưng học sinh lại không biết cách đặt câu cũng như sử dụng từ cho đúng. Dòng (1) thiếu chủ ngữ làm cho “Câu văn “ không rõ ràng, đồng thời lại tùy tiện đưa khẩu ngữ nói vào câu văn làm cho câu thiếu đi giá trị thẩm mĩ.
1.1. Câu thiếu thành phần chủ ngữ:

1.1. Câu thiếu thành phần chủ ngữ
Với loại lỗi này để học sinh dễ phát hiện giáo viên nên yêu cầu các em xác định thành phần chính của câu: tìm chủ ngữ vị ngữ, hỏi học sinh “đã giúp cho gia đình em mất tiền mua rau” nghĩa là thế nào? Từ đó học sinh phát hiện ra lỗi sai về cấu tạo, thiếu chủ ngữ, cách diễn đạt sai lệch.
Các em có thể sửa lại dòng (1) để có đoạn văn như sau: “Em thích luống rau cải vì nó đã giúp gia đình em có món canh ngon miệng mà còn làm mát cả không gian vườn nhà. Chính vì thế hàng ngày em thường ra bắt sâu và chăm sóc cho luống rau”.
1.2. Câu thiếu vị ngữ
Ví dụ: trong đề bài: Tả cô giáo (thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp. Một học sinh lớp 5 đã viết:
“Cô giáo, người mẹ hiền mà vô cùng thân thiết với em.”
Ở dòng này học sinh đã mang lối nói không chuẩn mực của khẩu ngữ và bút ngữ. Dòng này chưa thành câu vì thiếu từ “là” trước “người mẹ hiền”, cũng có thể chỉ cho học sinh thấy câu này thiếu vị ngữ: “người mẹ hiền mà vô cùng thân thiết với em” chỉ là thành phần chú thích cho chủ ngữ
1.2. Câu thiếu vị ngữ
Như vậy học sinh sẽ sửa như sau:
Cô giáo là người mẹ hiền mà vô cùng thân thiết với em.
Cô giáo, người mẹ hiền mà vô cùng thân thiết với em, luôn tận tình dìu dắt và dạy dỗ em.
1.3. Câu thiếu cả hai thành phần chính
Ví dụ: Ở đề bài “Tả ngôi trường của em” một học sinh lớp 5 viết: “Trong khu trường hai tầng rộng lớn và rợp bóng cây.(1) Phía trên cổng trường là hàng chữ to…”
Dòng (1) chỉ có bộ phận trạng ngữ và cũng không nối được với câu tiếp sau để tạo thành câu nối có trạng ngữ làm cho câu văn thiếu cả hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ, người đọc có cảm giác bị ngắt quãng.
Học sinh sẽ sửa đoạn văn như sau: “Trường học của em là khu nhà hai tầng rộng lớn, rợp bóng cây. Phía trên cổng trường là một hàng chữ to…”
1.4. Câu không xác định được thành phần
Lỗi này thường mắc ở học sinh yếu, những học sinh này không chuẩn bị cho mình nội dung cần nói, cần viết nên không cắt được trong tư duy từng ý rạch ròi.
Các em viết gần như trong tình trạng vô thức, nhớ từ nào, cụm từ nào là viết ngay vào bài, không tìm cách sắp xếp các cụm từ đó để biểu đạt nội dung. Đây là một loại lỗi rất khó sửa, giáo viên cần trao đổi trực tiếp với học sinh để biết các em muốn diễn đạt điều gì để chữa câu cho đúng.
1.4. Câu không xác định được thành phần
 Ví dụ: Cũng trong đề bài “Tả ngôi trường của em” học sinh viết: “Con đường liên thôn khu trường và phòng Hiệu trưởng ở bên trái và thư viện và phòng Hội đồng và em nhìn lên thì thấy những hàng cây và chim hót líu lo”.
 Đây là học sinh quan sát gì viết nấy, không chọn lọc từ ngữ, không biết dùng câu, cả một đoạn văn dài chỉ biểu thị một câu dài như thế, đặc biệt dùng lặp lại quá nhiều từ “và” làm giảm hiệu quả diễn đạt trong đoạn văn, không xác định được thành phần của câu.
1.4. Câu không xác định được thành phần
 Giáo viên hướng dẫn học sinh sắp xếp lại một số ý, bỏ bớt một số từ “và”, thay vào một số dấu câu để nội dung mạch lạc hơn: “Trường em nằm cạnh con đường liên thôn. Bên trái cổng trường là phòng Hiệu trưởng, bên phải là phòng Hội đồng rồi đến phòng thư viện. Sân trường có những hàng cây bóng mát đang rì rào trong gió, chim líu lo hót hót …”
1.5. Câu sắp xếp sai vị trí thành phần
Loại lỗi này thường ít, không nhiều, cách sửa cũng dễ dàng: chỉ cần sắp xếp lại cho đúng trật tự ngữ pháp.
Ví dụ: Trong đề bài “Tả cây có bóng mát” học sinh lớp 4 viết “Đối với chúng em rất có ích cây bàng” sửa “Đối với chúng em cây bàng này rất có ích”.
2. Lỗi về nghĩa
 Do không nắm được bản chất ý nghĩa của từ, cụm từ, các quy tắc kết hợp từ nên trong bài viết của các em có rất nhiều câu, đoạn được tạo nên bởi sự gắn kết các từ nhưng bản thân mối quan hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa giữa chúng lại không hợp lý làm cho câu văn thiếu rành mạch, nội dung thông báo không rõ ràng.
 Ví dụ: Cũng trong đề bài “Tả ngôi trường” học sinh viết “Sân trường của em rất to, không có đủ chỗ cho chúng em chơi và các bạn nam chơi bóng. Sân trường của chúng em không còn to nữa vì nó bị đào bới để thi công nhà cao tầng”.
2. Lỗi về nghĩa
Đây là đoạn văn học sinh muốn tả sân trường của mình trước đây rất rộng, đủ chỗ cho các em hoạt động vui chơi nhưng nay đã bị thu hẹp vì đang bị thi công dãy lớp mới. Nhưng do người viết sử dụng từ, kết hợp từ chưa hợp lý nên đoạn văn khó hiểu về nội dung mà người viết muốn thông báo.
Để nội dung thông báo của đoạn văn được rõ ràng hơn, hợp lý hơn ta có thể sửa: “Trước đây sân trường rất rộng, có đủ chỗ cho chúng em vui chơi. Dạo này do trường đang xây thêm một dãy mới nên sân trường đã bị thu hẹp lại”.
2. Lỗi về nghĩa
 Ở đề bài: “Tả con vật nuôi trong nhà”, học sinh lớp 4 viết: “Con chó có lông màu trắng pha vàng nhạt. Có hôm nó thấy con mèo đuổi con bướm, nó chạy lại gầm gừ trông rất dữ tợn, và kìa nó phi lại chồm lên con mèo, mèo ta sợ quá chạy mất hút. Đôi mắt nó ươn ướt, tròn xoe giống như hai hòn bi. Đuôi chú nho nhỏ, ngoe nguẩy mỗi khi có chuyện gì vui”.
2. Lỗi về nghĩa
 Ở đây đứng riêng lẻ thì các câu trên đều đúng về cấu tạo. Nhưng khi xem xét cả đoạn văn ta thấy một số câu sắp xếp theo trật tự không hợp lý: Đáng lẽ phải nêu hết các chi tiết về hình dáng của con chó rồi mới miêu tả hoạt động của nó, nhưng học sinh đã tả hoạt động khi chưa tả xong hình dáng và sau đó lại tiếp tục nêu một số chi tiết về hình dáng. Cách sắp xếp đó đã phá vỡ mạch lạc của bài văn.
2. Lỗi về nghĩa
Kết quả sửa sẽ là: “Con chó có lông màu trắng pha vàng nhạt. Đôi mắt nó ươn ướt, tròn xoe giống như hai hòn bi. Đuôi chú nho nhỏ, ngoe nguẩy mỗi khi có chuyện gì vui. Có hôm nó thấy con mèo đuổi giỡn con bướm, nó chạy lại gầm gừ trông rất dữ tợn, và kìa nó phi lại chồm lên con mèo, mèo ta sợ quá chạy mất hút”.
Với lỗi này, giáo viên cần sử dụng câu hỏi gợi mở để học sinh tách riêng những chi tiết nói về hình dáng và những chi tiết nói về hoạt động của con chó, sau đó hướng dẫn các em sắp xếp các chi tiết đó theo một trật tự thích hợp.
3. Lỗi về dấu câu
 Lỗi này xuất hiện tương đối cao do các em không nắm được cấu tạo câu, các loại câu chia theo mục đích nói, nghĩa của câu.
3.1. Không sử dụng dấu câu
Đoạn văn trên học sinh muốn nói đến sự chuyển biến trong vườn vào một buổi sáng nhưng học sinh đã không sử dụng dấu câu, để câu dài, ý diễn đạt không rõ ràng. Giáo viên giúp học sinh nhận ra bằng cách hỏi: “Trong đoạn văn trên có mấy nội dung cần thông báo?”.
Ví dụ: Trong đề bài “Tả một buổi sáng (trưa hoặc chiều) trong vườn cây” học sinh lớp 5 đã viết “Ông mặt trời đã thức dậy không biết từ đâu lũ chim bay tới nhảy nhót ca hát trên những cành cây sự yên tĩnh của khu vườn đã biến mất.”
3.1. Không sử dụng dấu câu
Từ đó học sinh sửa lại là: “Ông mặt trời đã thức dậy. Không biết từ đâu lũ chim bay tới nhảy nhót ca hát trên những cành cây. Sự yên tĩnh của khu vườn đã biến mất”.
Khi kể lại câu chuyện: “Nỗi dằn vặt của An - đrây – ca” bằng lời của cậu bé An - đrây – ca, học sinh lớp 4 đã viết: “Khi tôi lên 9 tuổi tôi sống với mẹ và ông một buổi chiều ông nói với mẹ tôi con ơi bố khó thở lắm mẹ tôi liền bảo tôi đi mua thuốc tôi chạy đi ngay tức thì nhưng mấy đứa bạn đang chơi bóng rủ ê lại đây chơi thế là tôi lại chơi một lúc …”.
3.1. Không sử dụng dấu câu
 Học sinh viết đoạn văn trên dường như không có ý niệm về dấu câu. Trong bài viết của em lời người dẫn chuyện và lời nhân vật trong truyện không hề được phân biệt, các mục đích nói gắn với tình huống nói năng cụ thể cũng không hề được thể hiện, bởi vì dấu câu hoàn toàn vắng mặt. Chính điều này làm cho câu chuyện em kể trở nên rối rắm về cấu trúc và tối tăm về lôgíc.
3.1. Không sử dụng dấu câu
Bằng các bước như vậy học sinh sẽ sửa lại đoạn đó như sau: “Khi tôi lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông. Một buổi chiều, ông nói với mẹ tô: “ Con ơi, bố khó thở lắm!” Mẹ tôi liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi chạy đi ngay tức thì. Nhưng mấy đứa bạn đang chơi bóng rủ: “ Ê! Lại đây chơi”, thế là tôi lại chơi một lúc.
Với những lỗi này giáo viên phải hướng dẫn học sinh xác định ranh giới các ý, ranh giới lời nói của các nhân vật, sau đó sử dụng dấu câu thích hợp để ngăn cách các ý, cách phát ngôn và thể hiện mục đích nói.
3.2. Sử dụng dấu câu sai
 Ví dụ: Trong đề bài “Tả một cảnh đẹp ở địa phương em” học sinh lớp 5 viết “Để vùng biển của quê em mãi mãi là một bãi biển đẹp có nhiều khách du lịch. Chúng em phải bảo vệ môi trường và có trách nhiệm nhắc nhở những khách du lịch cùng thực hiện.”
 “Câu” thứ nhất trong ví dụ này thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ, Học sinh đã dùng dấu chấm để ngăn cách trạng ngữ chỉ mục đích với nòng cốt của câu.
3.2. Sử dụng dấu câu sai
Để học sinh nhận ra lỗi ở câu này giáo viên cần gợi ý cho học sinh thấy quan hệ nội dung giữa “câu” sai và câu đúng ngay sau nó: “câu” sai nêu mục đích của sự việc được nói đến của câu đứng sau.
Học sinh sẽ sửa lại câu sai bằng cách thay dấu chấm bằng dấu phẩy để nhập “câu” sai với câu sau nó tạo thành một câu mới “Để vùng biển của quê em mãi mãi là một vùng biển đẹp có nhiều khách du lịch, chúng em phải biết bảo vệ môi trường và có trách nhiệm nhắc nhở những khách du lịch cùng thực hiện”.
3.2. Sử dụng dấu câu sai
 Từ các lỗi về câu như vậy cho nên dẫn đến học sinh viết một đoạn văn không rõ ràng, không hay, không đúng, không diễn đạt được ý của một vấn đề. Tôi đã thống kê lỗi mà học sinh lớp mình trực tiếp giảng dạy và kết quả cụ thể như sau:
3.2. Sử dụng dấu câu sai
II. Nguyên nhân mắc lỗi
Từ việc tìm hiểu thực trạng như trên, tôi nhận thấy học sinh mắc lỗi câu sai trong khi viết văn là do những nguyên nhân sau:
Do các em thiếu quan sát mọi vật cũng như thế giới xung quanh nên vốn từ của các em còn hạn chế; khả năng sử dụng vốn từ chưa thành thạo, linh hoạt khiến cho câu văn nghèo nàn, đơn điệu, không diễn tả đúng ý nghĩ, ý tưởng, tình cảm mà mình muốn diễn đạt.
II. Nguyên nhân mắc lỗi
Sự hạn chế về trình độ, hạn chế về kiến thức Tiếng Việt (từ ngữ-ngữ pháp) dẫn đến các em không hiểu, không ý thức được mối quan hệ giữa các từ mà mình sử dụng để viết văn.
Do quá trình rèn luyện về dùng từ, đặt câu mà đặc biệt là học sinh lớp 2&3 đặt câu theo các mẫu câu chưa thành thạo và sinh động.
Các em chưa nắm vững cấu tạo ngữ pháp của câu, các quy tắc, các cách đặt câu cho nên các em đã lạm dụng từ ngữ Tiếng Việt vào trong bài viết của mình.
II. Nguyên nhân mắc lỗi
Nhiều khi các em không ý thức được điều mình cần diễn đạt để viết làm sao cho đúng, cho hay. Chính vì thế mà các em đã tạo nên các kết hợp không hợp lý (quá cường độ, khó hiểu…).
Do chưa nắm vững cách sử dụng các dấu câu nên các em sử dụng sai mục đích các dấu câu làm cho câu văn không mạch lạc, rõ nghĩa dẫn đến ý của đoạn văn lủng củng không rõ ràng.Hoặc các em chỉ thiên về viết câu kể - dùng dấu chấm.
II. Nguyên nhân mắc lỗi
Do học sinh ít được tiếp cận với các đối tượng cần miêu tả trong bài, không thường xuyên tham khảo tài liệu. Nói cách khác học sinh chưa ham mê đọc sách hoặc có đọc cũng chỉ chú ý nội dung chứ chưa chú ý cách dùng từ, đặt câu.
Mặt khác, giáo viên chúng ta còn xem nhẹ, chưa quan tâm đúng mức cho học sinh về lỗi viết câu và dùng từ khi chấm bài hoặc còn chủ quan trong việc nghiên cứu bài dạy và hướng dẫn học sinh tham khảo sách.
III. Biện pháp khắc phục
 Từ thực trạng về việc sai lỗi câu và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó tôi đưa ra một số giải pháp sau:
1. Muốn có nền móng ở lớp 4 & 5 về năng lực viết văn thì ngay từ lớp 2 & 3 phải hướng và tập trung vào việc đặt câu đúng theo mẫu quy định: Ai thế nào? Ai làm gì? Ai là gì? Hoặc đặt và trả lời các câu hỏi: Khi nào? Bằng gì? Như thế nào? Vì sao? Để làm gì? ở đâu?
III. Biện pháp khắc phục
2. Giáo viên phải giúp học sinh rèn kỹ năng phân tích những mẫu câu đúng, mẫu câu điển hình, thực hành viết câu theo mẫu và tập viết câu phù hợp với các nhân tố giao tiếp qua các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện,…
Đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu vì học sinh có nắm vững nghĩa của từ thì mới sử dụng đúng văn cảnh; có nắm vững được cấu tạo của câu, các kiểu câu chia theo mục đích nói thì viết câu mới đúng ngữ pháp - không thiếu (hoặc thừa) thành phần của câu hoặc không sử dụng sai dấu câu…
III. Biện pháp khắc phục
3. Dạy viết câu đúng bằng cách phân tích lỗi và sửa các lỗi sai tiêu biểu qua các giờ Tập làm văn trả bài là chủ yếu.
Muốn thế khi chấm bài cho học sinh, giáo viên phải thống kê các lỗi câu của các em và hướng cho các em cách sửa rồi tiến hành sửa chữa trong tiết trả bài, vì chỉ có tiết này mới có thời gian để hướng dẫn học sinh sửa một cách cụ thể, chi tiết.
III. Biện pháp khắc phục
4. Bản thân giáo viên phải có một vốn kiến thức cơ bản về ngữ pháp thì mới giúp học sinh phân tích được lỗi câu sai và hướngcho các em cách sửa chữa.
5. Khi đưa ra những lỗi câu sai phải gợi ý cho học sinh tự nhận thấy chỗ sai và tìm cách sửa (giáo viên không sửa thay, chỉ là người gợi ý cho học sinh tự phát hiện). Từ việc này, các em không những rút ra bài học về cách sửa các câu sai cùng kiểu mà còn khắc sâu các lỗi sai để các em không mắc những lỗi câu sai tương tự.
III. Biện pháp khắc phục
 Để hoạt động sửa câu sai đạt hiệu quả giáo viên cần chọn lựa, phân loại lỗi trong bài viết của học sinh để chọn, chữa những câu sai đại diện cho các loại lỗi phổ biến. Các lỗi có tần số xuất hiện cao sẽ được chữa trước lớp phòng ngừa học sinh không mắc lỗi tương tự. Với các lỗi khác, giáo viên giúp đỡ và tạo điều kiện cho học sinh mắc lỗi sửa lỗi câu sai trong bài làm của mình, mà không cần sửa trên lớp.
III. Biện pháp khắc phục
Tuy nhiên, giáo viên cũng không nên chữa nhiều loại lỗi trong một tiết học bởi vì khi đó học sinh dễ bị phân tán, sự tập trung ghi nhớ từng dạng câu sửa sẽ không có thì việc sửa câu sai sẽ không đem lại hiệu quả.
Ngoài ra nên chọn những câu chỉ sửa một lỗi, sau đó tùy trình độ của lớp có thể yêu cầu sửa câu hai lỗi (chỉ là những lỗi đơn giản mà học sinh Tiểu học có thể sửa được). Giáo viên phải tôn trọng, quan tâm từng đối tượng học sinh khi sửa chữa.
III. Biện pháp khắc phục
 Đặc biệt trong quá trình giảng dạy giáo viên luôn tạo cho học sinh biết tìm từ hay, ý đẹp , câu văn sinh động, cảm thụ bài văn tốt. Đồng thời giáo dục cho các em yêu mọi vật, thế giới xung quanh để từ đó giúp các em cảm nhận Tiếng Việt, yêu Tiếng Việt.
Chương III: Kết quả

Sau khi khảo sát thực trạng, tìm ra nguyên nhân, biện pháp sửa lỗi câu trong viết văn, tôi đã ứng dụng trong quá trình giảng dạy và rút ra được những minh chứng và kết quả như sau:
Dạy viết câu đúng bằng việc phân tích lỗi và sửa các câu sai tiêu biểu chỉ là một hoạt động nhỏ trong phương pháp chữa bài nhưng lại có tác dụng rất tích cực đối với việc rèn kỹ năng viết văn cho học sinh vì đã góp phần tạo cho học sinh tư duy sáng tạo tích cực trong khi viết văn, đối xử và dùng từ chính xác trong giao tiếp hằng ngày.
Chương III: Kết quả
Việc chấm chữa bài cũng là một khâu quan trọng trong việc chữa lỗi cho học sinh, đòi hỏi giáo viên phải chấm cẩn thận, chính xác và chuẩn bị tốt nội dung trong tiết trả bài để giúp và chỉ cho học sinh biết bài làm của mình có cái gì hay, cái gì đúng và lỗi sai nào.
Giáo viên phải dành thời gian thích hợp cho công việc sửa lỗi trong bài viết của học sinh tránh tình trạng buông xuôi “chữa cho qua chuyện”.
Chương III: Kết quả
Sau khi học sinh đã phát hiện ra được các lỗi sai và đưa cách sửa đúng, lúc này giáo viên phân tích cụ thể cho các em biết nguyên nhân vì sao các em mắc lỗi và cách khắc phục sửa chữa lỗi đó như thế nào.
Từ đó các em sẽ tránh mắc những lỗi sai tương tự và qua quá trình rèn luyện các em sẽ viết được những bài văn có độ chính xác, trong sáng và sinh động, giàu cảm xúc, mạch lạc, rõ ràng trong diễn đạt bố cục.
Chương III: Kết quả
Tuy nhiên trong một lớp sẽ có một số học sinh đồng thời mắc nhiều lỗi trong một bài văn việc sửa ngay tại lớp và có kết quả ngay là rất khó có thể. Vì vậy với sự khéo léo của mình, phần tự sửa lỗi sai không những giáo viên trực tiếp uốn nắn mà còn tổ chức cho học sinh giỏi giúp đỡ học sinh yếu nhận ra lỗi sai và sửa lỗi.
Tôi đã ứng dụng những giải pháp trên để khắc phục trong công tác giảng dạy và đã nhận thấy kết quả khả quan bước đầu như sau:
Chương III: Kết quả
Học sinh đã thực sự có hứng thú học tập, các em đã tìm được lỗi sai về câu trong bài của mình dựa trên những lỗi phổ biến mà giáo viên đưa ra.
Các em đã biết sửa lại những lỗi câu đó qua sự gợi ý của giáo viên.
Các em đã biết sử dụng câu đúng mục đích, đúng dấu câu và biết rõ câu gồm những thành phần nào để viết câu không thừa hoặc thiếu thành phần.
Các em đã nắm chắc cấu tạo câu.
Chương III: Kết quả
 Đến giữa học kỳ II của năm học 2006 - 2007 chất lượng môn Tiếng Việt của lớp tôi đạt 95%, học sinh đã ham thích học Tiếng Việt hơn, khi viết văn lỗi về câu của các em đã hạn chế, đặc biệt năng lực viết văn của các em không còn mắc các lỗi câu như trước, cụ thể là:
Chương III: Kết quả
Chương III: Kết quả
 Đến cuối năm học 2006 - 2007, học sinh giỏi Tiếng Việt tăng lên, không còn học sinh yếu môn Tiếng Việt, đặc biệt là kỹ năng viết đúng các lỗi câu của học sinh được hoàn chỉnh góp phần không nhỏ trong bài văn viết. Khả năng viết văn của học sinh giỏi lớp 4 & 5 đạt kết quả cao.
Chương III: Kết quả
 Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa phải là mĩ mãn, nhưng nếu được nhân rộng những giải pháp này trong giảng dạy Tiếng Việt thì tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ phần nào khắc phục được thực trạng sai lỗi câu khi viết văn cho học sinh Tiểu học, giúp các em có năng lực viết văn hay hơn để học các lớp trên.
Phần III: KẾT LUẬN

Nâng cao năng lực viết văn cho học sinh là một vấn đề rất cần thiết. Mỗi giáo viên khắc phục thực trạng này bằng những cách khác nhau. Riêng tôi đã áp dụng vào quá trình giảng dạy và rút ra những kinh nghiệm để giải quyết thực trạng này như sau:
1. Hình thành kĩ năng phân tích những mẫu câu đúng cho học sinh, giúp học sinh nắm vững nghĩa của từ, nắm đựoc cấu tạo câu, các kiểu câu chia theo mục đích nói.
Phần III: KẾT LUẬN
2. Thực hiện tốt việc phân tích lỗi và chữa lỗi câu sai trong tiết trả bài Tập làm văn.
3. Phát huy tính tích cực, tự phát hiện và sửa lỗi sai của học sinh.
4. Coi trọng việc chấm, chữa bài cho học sinh.
 Ở Tiểu học không chỉ là dạy “văn”, rèn kỹ năng diễn đạt cho học sinh trong giờ Tập làm văn mà phải biết kết hợp đồng bộ ở tất cả các môn học.
Phần III: KẾT LUẬN

Trong bất cứ giờ học của môn học nào khi giảng bài giáo viên đều phải lựa chọn từ ngữ chuẩn xác; nói câu dễ hiểu, đúng ngữ pháp; cách diễn đạt rõ ràng, mạch lạc để từ đó học sinh sẽ học hỏi và noi theo.
Ngoài ra, giáo viên phải hình thành cho học sinh vốn hiểu biết phong phú về thế giới quanh ta; phải rèn luyện một khả năng giao tiếp tốt, một sự hiểu biết vững chắc đầy đủ về Tiếng Việt; nắm chắc ngữ pháp văn bản và biết diễn đạt đúng điều mình muốn nói.
Phần III: KẾT LUẬN

Những công việc này đòi hỏi giáo viên phải tiến hành thường xuyên, liên tục có như vậy mới từng bước nâng cao năng lực viết văn cho học sinh. Tất cả những vấn đề trên chỉ nhằm giải quyết những khó khăn nhất thời về tình trạng mắc lỗi câu trong bài văn của học sinh Tiểu học hiện nay.
Để nâng cao năng lực học văn của học sinh, qua đề tài này tôi xin có một số đề xuất:
1. Về phía học sinh
Cần coi trọng kỹ năng dùng từ đặt câu, diễn đạt nội dung theo yêu cầu, kỹ năng này cần được giáo viên hỗ trợ giúp đỡ ngay từ lớp 1, 2 và tự giác tích cực rèn luyện ở lớp 3, 4 và 5.
Cần nắm vững kiến thức của phân môn Luyện từ và câu ở các lớp dưới, đặc biệt là lớp 4.
Cần được tiếp cận trực tiếp với những đối tượng của đề bài văn và các tài liệu tham khảo khác.
2. Về phía giáo viên
Ngay từ lớp dưới giáo viên cần chú trọng đến môn Tiếng Việt đặc biệt là việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt câu mạch lạc rõ nghĩa.
Khi dạy Tiếng Việt đặc biệt là tiết Tập làm văn trả bài giáo viên phải tâm huyết coi trọng phần kiểm tra sản phẩm của học sinh để biết cái hạn chế, những lỗi câu sai, thống kê và tìm cách hướng dẫn học sinh nhận ra cái sai từ đó sửa chữa cho đúng. Công việc này cần kịp thời trong từng tiết.
2. Về phía giáo viên
Giáo viên phải tận tụy và nhiệt tình, không “coi thường” tiết trả bài mà cần hiểu rõ tầm quan trọng của nó để soạn bài và giảng dạy một cách tích cực, tổ chức cho học sinh có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong học tập để nâng cao hiệu quả của tiết trả bài.
Thường xuyên chữa lỗi câu cho học sinh ngay cả khi các em giao tiếp, giúp các em hiểu được nguyên nhân mắc lỗi để từ đó giúp các em khắc phục các lỗi. Tuy nhiên cũng tùy từng loại lỗi mà giáo viên hướng dẫn tìm cách khắc phục khác nhau.
3. Với cán bộ quản lý
Phải thực sự sâu sát chỉ đạo chuyên môn, nắm vững mặt mạnh, yếu hay những tồn tại của học sinh thông qua việc dự giờ thăm lớp để kịp thời phát huy mặt tích cực và uốn nắn những thiếu sót tồn tại trong giảng dạy của giáo viên.

3. Với cán bộ quản lý
Thường xuyên tổ chức chuyên đề về phân môn Tập làm văn nói chung, tiết trả bài nói riêng để giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau về phương pháp giảng dạy cũng như hiệu quả giảng dạy và đề ra những biện pháp thích hợp nhằm đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Tăng cường kiểm tra bài soạn, chất lượng bài soạn đặc biệt là tiết trả bài Tập làm văn.
3. Với cán bộ quản lý
Trên đây là những kinh nghiệm rút ra được qua quá trình tìm hiểu thực trạng và phương pháp giảng dạy của bản thân trong những năm gần đây về việc dạy học văn cho học sinh có hiệu quả.
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong quý đồng nghiệp, Ban giám hiệu, chuyên môn ngành đóng góp xây dựng để đề tài “Nâng cao năng lực viết văn cho học sinh lớp 4&5 bằng việc sửa lỗi câu” được thực hiện hiệu quả trong công tác giảng dạy./.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Bình
Dung lượng: 7,24MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)