SKKN - lớp 1
Chia sẻ bởi Phan Thành Lâm |
Ngày 12/10/2018 |
49
Chia sẻ tài liệu: SKKN - lớp 1 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
A. LỜI NÓI ĐẦU
Bác Hồ có nói:
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăn năm trồng người”
Câu nói đó vẫn còn sống mãi với thời gian và vẫn luôn là điều tâm đắc đối với giáo viên chúng ta. Bởi vì, giáo dục luôn là nền móng vững chắc cho những mầm non của đất nước vươn lên, cho những em học sinh thân yêu của chúng ta có đầy đủ hành trang sẵn sàng bước vào thế kỉ mới – thế kỉ khởi đầu bằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa…và đó cũng là nguồn lực chủ đạo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Vấn đề khắc phục tình trạng học sinh học kém là vấn đề khó khăn nhất của các nhà trường phổ thông. Nó đòi hỏi sự quan tâm không chỉ của các thầy cô giáo, các nhà quản lý mà còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ học sinh.
Mặt khác, tôi là giáo viên lớp 1, lớp học nền tảng để học lên lớp trên, nếu không có biện pháp giúp đỡ các em kém này thì các em không có đủ hành trang kiến thức vững bước trên con đường học thức tiếp theo.
Chính vì vậy tôi cố gắng tìm cách giúp đỡ các em học kém. Tôi lại tiếp tục hành trình tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, những giáo viên đứng lớp lâu năm, sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường cùng với việc tham khảo tài liệu về giáo dục tôi đã tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng học sinh học kém ở lớp tôi.
B. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP
Là giáo viên thì ai ai cũng phải biết: “Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Để giáo dục đạt hiệu quả người giáo viên phải hiểu sâu sắc các em. Từ đó mới có thể đặt ra những tác động sư phạm thích hợp và cụ thể với từng đối tượng học sinh.
* Việc đầu tiên:
I / Giáo viên phải hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu :
Để nắm được tình hình học sinh trong lớp mình chủ nhiệm, có nhiều cách và nhiều biện pháp khác nhau, điển hình:
+ Thông qua nghiên cứu lý lịch học sinh giáo viên sẽ nắm những hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp của phụ huynh, gia đình đông con hay ít con, phụ huynh có quan tâm giáo dục con cái hay không, địa bàn cư trú của các em…
+ Thông qua nghiên cứu hồ sơ của học sinh như: học bạ, sổ liên lạc,… Giáo viên sẽ nắm được mặt mạnh cũng như mặt hạn chế của học sinh. Trong quá trình dạy giáo viên cần phải phát hiện kịp thời các lỗ hỏng trong kiến thức mà học sinh bị vấp phải.
Ví dụ: Trong phân môn tiếng việt khi chúng ta dạy các em qua phần đọc vần, nếu ta không dạy cho các em đọc âm tốt thì các em không thể nào học được phần vần.
+ Giáo viên luôn quan tâm, trao đổi, lắng nghe ý kiến của học sinh. Dẫn học sinh nói lên những mong muốn trăn trở cũa mình. Từ đó, giáo viên sẽ nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, sở thích, thái độ trong quan hệ với mọi người của học sinh. Và cũng từ đây giáo viên sẽ phát huy sở trường của học sinh, từ đó kích thích các em học tập.
Ví dụ: Ở lớp tôi đang chủ nhiệm có Võ Thái Vinh chỉ sống với mẹ và lại bị ngọng nhưng em rất thích nói. Do đó, em phát âm không chuẩn các bạn trong lớp cười ầm mỗi khi em đọc. Có bạn khuyên về nhà ba mẹ chỉ cho, tôi thấy được sự buồn tủi trên gương mặt em vì ba không có, mẹ lại đi làm suốt ngày đâu có thời gian để dạy em. Nắm được điều đó, vào giờ luyện nói tôi nhờ em phát biểu thật nhiều, còn các bạn khác có nhiệm vụ sửa lại cách phát âm cho em. Qua đó, các bạn trong lớp học được ở em Vinh những câu văn rất dễ thương và ngộ nghĩnh, còn em Vinh dần dần phát âm tốt hơn.
+Học âm m: Cho các em tìm tiếng có âm m: Như “mắt”, “mũi”, “miêäng”, “mẹ”... thì khi gặp đến âm m các em nghĩ ngay âm này có trong tiếng “mắt”, “mũi”, miêäng”, “mẹ”... và các em nhớ ra đó là âm m .
Hoặc đối với học vần : Tìm tiếng có âm m để thuộc, nhớ được âm m. Vậy nâng cao hơn một bước nữa là tìm từ có 2 tiếng chứa âm m. Hoặc chỉ được chữ m trong đoạn văn ngắn.
+
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thành Lâm
Dung lượng: 19,47KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)