SKKN - LÀM THẾ NÀO XÂY DỰNG TỐT CÁC GÓC CHƠI MN XHƯNG
Chia sẻ bởi Trần Minh Nhật |
Ngày 05/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: SKKN - LÀM THẾ NÀO XÂY DỰNG TỐT CÁC GÓC CHƠI MN XHƯNG thuộc Lớp 4 tuổi
Nội dung tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm
ĐỀ TÀI:
LÀM THẾ NÀO XÂY DỰNG TỐT
CÁC GÓC CHƠI
ĐỂ GIÚP TRẺ HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Vui chơi là hoạt động chủ đạo, là nhu cầu tự nhiên của trẻ mẫu giáo, trẻ cần chơi như cần cơm ăn, nước uống, không khí để thở. Chơi vừa là học tập, lao động vừa là giải trí, nghỉ ngơi của trẻ, là nhu cầu sống không thể thiếu được. Qua chơi trẻ phát triển nhân cách về mọi mặt. Để trẻ được vui chơi một cách trọn vẹn thì việc xây dựng góc trong lớp là rất quan trọng, đó cũng là hình thức tổ chức giáo dục thích hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Góc là nơi trẻ có thể tự hoạt động vui chơi, học tập tích cực một mình hoặc trong nhóm nhỏ với những bạn cùng sở thích, việc bố trí các góc khuyến khích trẻ tự quyết định chọn góc chơi, đồ chơi mà trẻ yêu thích. Trong hoạt động góc trẻ được học cách chia sẻ, cộng tác hoặc chơi cùng với bạn. Hoạt động góc góp phần làm cho chế độ sinh hoạt trong ngày linh hoạt, mềm dẻo, trẻ được bớt cảm giác căng thẳng vì có thể chơi ở góc này hay góc khác tùy theo sở thích, mở rộng hiểu biết cho trẻ về những nền tảng khác.
Hoạt động ở các góc cũng chính là môi trường học tập của trẻ vì thông qua hoạt động này giúp trẻ vừa học vừa chơi, chính ở môi trường này tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực hơn, sáng tạo ra nhiều cách chơi trong các hoạt động.
Giờ chơi hoạt động góc
Nhưng một thực tế khó khăn đối với tôi là:
Do nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế nên chưa chú ý đến nhu cầu phát triển của trẻ thông qua hoạt động vui chơi.
Diện tích giữa các góc cho trẻ hoạt động còn quá chật.
Tuy nhà trường đã quan tâm trang bị các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ nhưng thực tế đồ chơi cho trẻ ở các góc chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ hiện nay.
Bản thân tôi còn lúng túng khi xây dựng các góc hoạt động.
Vì thế các giờ hoạt động góc lớp tôi thường không đạt kết quả cao, các cháu chơi không hứng thú tự nguyện, buổi hoạt động rời rạc không đạt mục đích đề ra.
Từ những vấn đề trên, bản thân tôi rất băn khoăn phải làm thế nào để hoạt động góc của lớp tôi đạt kết quả tốt, các cháu tham gia một cách tự nguyện, không bị áp đặt và thực hiện được yêu cầu của từng góc chơi. Để các góc hoạt động thực sự có hiệu quả, giúp trẻ tự khám phá và phản ánh các hoạt động một cách tích cực, tôi đã tìm tòi va mạnh dạn nghiên cứu đề tài : Làm thế nào xây dựng tốt các góc chơi để giúp cho trẻ hoạt động tích cực ?
II/ GIẢI QUYẾT BẤN ĐỀ:
* BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Nâng cao trình độ chuyên môn:
Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường.
Nghiên cứu tài liệu, sách báo về các vấn đề có liên quan đến ngành học.
Nghiên cứu các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non vì trong tài liệu này giúp tôi nắm rất vững về thực hiện hoạt động ở các góc.
Tiếp thu những ý kiến đóng góp, xây dựng của Ban Giám Hiệu, của đồng nghiệp.
2. Thiết kế, xây dựng các góc chơi:
Xây dựng các hoạt động phải đạt được mục đích, tạo cho trẻ môi trường chơi và học tự nhiên, thoải mái. Các góc hoạt động phải được xây dựng khác nhau nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn, thỏa mãn nhu cầu phát triển về nhiều mặt của trẻ như: nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ, tính xã hội, kỹ năng thao tác. Vì thế trong lớp tôi xây dựng các góc sau:
Góc nghệ thuật.
Góc phân vai.
Góc xây dựng lắp ghép.
Góc thư viện.
Góc thiên nhiên.
Góc học tập.
Khi bố trí các góc tôi chia phòng thành các khu vực chơi khác nhau. Tôi chú ý bố trí các góc chơi động và góc chơi tĩnh càng cách xa nhau càng tốt để tránh ảnh hưởng lẫn nhau.
Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai khi chơi trẻ cần có sự trao đổi qua lại nên tôi bố trí hai góc này gần nhau.
Góc học tập và góc đọc sách phải bố trí ở nơi yên tĩnh để trẻ xem sách, đọc truyện và làm bài tập trí tuệ do đó tôi bố trí hai góc này ở gần nhau.
Tuy nhiên, giữa góc này và góc kia cần có sự phân định ranh giới bằng các giá tủ đồ chơi, tủ bìa hoặc bức rèm che,… để giúp trẻ
ĐỀ TÀI:
LÀM THẾ NÀO XÂY DỰNG TỐT
CÁC GÓC CHƠI
ĐỂ GIÚP TRẺ HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Vui chơi là hoạt động chủ đạo, là nhu cầu tự nhiên của trẻ mẫu giáo, trẻ cần chơi như cần cơm ăn, nước uống, không khí để thở. Chơi vừa là học tập, lao động vừa là giải trí, nghỉ ngơi của trẻ, là nhu cầu sống không thể thiếu được. Qua chơi trẻ phát triển nhân cách về mọi mặt. Để trẻ được vui chơi một cách trọn vẹn thì việc xây dựng góc trong lớp là rất quan trọng, đó cũng là hình thức tổ chức giáo dục thích hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Góc là nơi trẻ có thể tự hoạt động vui chơi, học tập tích cực một mình hoặc trong nhóm nhỏ với những bạn cùng sở thích, việc bố trí các góc khuyến khích trẻ tự quyết định chọn góc chơi, đồ chơi mà trẻ yêu thích. Trong hoạt động góc trẻ được học cách chia sẻ, cộng tác hoặc chơi cùng với bạn. Hoạt động góc góp phần làm cho chế độ sinh hoạt trong ngày linh hoạt, mềm dẻo, trẻ được bớt cảm giác căng thẳng vì có thể chơi ở góc này hay góc khác tùy theo sở thích, mở rộng hiểu biết cho trẻ về những nền tảng khác.
Hoạt động ở các góc cũng chính là môi trường học tập của trẻ vì thông qua hoạt động này giúp trẻ vừa học vừa chơi, chính ở môi trường này tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực hơn, sáng tạo ra nhiều cách chơi trong các hoạt động.
Giờ chơi hoạt động góc
Nhưng một thực tế khó khăn đối với tôi là:
Do nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế nên chưa chú ý đến nhu cầu phát triển của trẻ thông qua hoạt động vui chơi.
Diện tích giữa các góc cho trẻ hoạt động còn quá chật.
Tuy nhà trường đã quan tâm trang bị các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ nhưng thực tế đồ chơi cho trẻ ở các góc chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ hiện nay.
Bản thân tôi còn lúng túng khi xây dựng các góc hoạt động.
Vì thế các giờ hoạt động góc lớp tôi thường không đạt kết quả cao, các cháu chơi không hứng thú tự nguyện, buổi hoạt động rời rạc không đạt mục đích đề ra.
Từ những vấn đề trên, bản thân tôi rất băn khoăn phải làm thế nào để hoạt động góc của lớp tôi đạt kết quả tốt, các cháu tham gia một cách tự nguyện, không bị áp đặt và thực hiện được yêu cầu của từng góc chơi. Để các góc hoạt động thực sự có hiệu quả, giúp trẻ tự khám phá và phản ánh các hoạt động một cách tích cực, tôi đã tìm tòi va mạnh dạn nghiên cứu đề tài : Làm thế nào xây dựng tốt các góc chơi để giúp cho trẻ hoạt động tích cực ?
II/ GIẢI QUYẾT BẤN ĐỀ:
* BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Nâng cao trình độ chuyên môn:
Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường.
Nghiên cứu tài liệu, sách báo về các vấn đề có liên quan đến ngành học.
Nghiên cứu các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non vì trong tài liệu này giúp tôi nắm rất vững về thực hiện hoạt động ở các góc.
Tiếp thu những ý kiến đóng góp, xây dựng của Ban Giám Hiệu, của đồng nghiệp.
2. Thiết kế, xây dựng các góc chơi:
Xây dựng các hoạt động phải đạt được mục đích, tạo cho trẻ môi trường chơi và học tự nhiên, thoải mái. Các góc hoạt động phải được xây dựng khác nhau nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn, thỏa mãn nhu cầu phát triển về nhiều mặt của trẻ như: nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ, tính xã hội, kỹ năng thao tác. Vì thế trong lớp tôi xây dựng các góc sau:
Góc nghệ thuật.
Góc phân vai.
Góc xây dựng lắp ghép.
Góc thư viện.
Góc thiên nhiên.
Góc học tập.
Khi bố trí các góc tôi chia phòng thành các khu vực chơi khác nhau. Tôi chú ý bố trí các góc chơi động và góc chơi tĩnh càng cách xa nhau càng tốt để tránh ảnh hưởng lẫn nhau.
Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai khi chơi trẻ cần có sự trao đổi qua lại nên tôi bố trí hai góc này gần nhau.
Góc học tập và góc đọc sách phải bố trí ở nơi yên tĩnh để trẻ xem sách, đọc truyện và làm bài tập trí tuệ do đó tôi bố trí hai góc này ở gần nhau.
Tuy nhiên, giữa góc này và góc kia cần có sự phân định ranh giới bằng các giá tủ đồ chơi, tủ bìa hoặc bức rèm che,… để giúp trẻ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Minh Nhật
Dung lượng: 198,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)