SKKN - Huy động các lực lượng XH hổ trợ nhà trường
Chia sẻ bởi Nguyễn Đăng Hiếu |
Ngày 14/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: SKKN - Huy động các lực lượng XH hổ trợ nhà trường thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
I/ Đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG CÁC
LỰC LƯỢNG XÃ HỘI HỖ TRỢ NHÀ TRƯỜNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC
II/ Đặt vấn đề :
1.Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu:
Thực hiện cuộc vận động “hai không” với năm nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và chống bệnh thành tích trong giáo duc, nói không với đọc chép, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc học sinh ngồi nhầm lớp” do Bộ GD-ĐT phát động. Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao hiệu quả giáo dục, góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.
Đất nước ta đang trên đường đổi mới, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu và đạt nhiều thành tựu to lớn. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, nếu không đổi mới phương pháp dạy và học, không trang bị phương tiện hiện đại, không ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy, thì nhà trường không đào tạo lớp học sinh có kiến thức và kỹ năng sống. Do vậy hiệu quả giáo dục của nhà trường sẽ hạn chế và không đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới.
Hiện nay nguồn ngân sách chi cho giáo dục được phân cấp đến trường quản lý, nguồn kinh phí chủ yếu tập trung chi cho con người, còn chi hoạt động giáo dục rất hạn chế. Nhu cầu phát triển trường lớp và trang bị phương tiện dạy và học cần kinh phí lớn mới đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay. Nếu không huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ thì nhà trường gặp nhiều khó khăn trong công tác dạy và học.
Để có cơ sở huy động các lực lượng xã hội hỗ trợ nhà trường nâng cao hiệu quả giáo dục, chúng tôi tích cực công tác tham mưu với cấp uỷ chính quyền địa phương quan tâm giáo dục, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nhà trường. Có như vậy công tác vận động tuyên truyền trong nhân dân thuận lợi, hiểu đúng giáo dục, tạo được sự đồng thuận cao. Từ đó nhà trường huy động tốt các nguồn lực, từng bước khắc phục khó khăn và đầu tư phát triển nhà trường ngày càng tốt hơn.
2.Tóm tắt thực trạng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu :
Trong thời gian qua, do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu, chưa đồng bộ, điều kiện trang thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học nên chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh còn hạn chế.
Đời sống nhân dân địa phương còn khó khăn nên việc huy động xã hội hoá vẫn còn thấp, trong khi đó còn một số người dân hiểu về xã hội hoá giáo dục chưa đúng mức.
Công tác tham mưu từng nơi từng lúc chưa kỹ, đề ra các khoản vận động chưa hợp lý, còn mang tính áp đặt, một vài nơì còn lạm thu, thu các khoản sai qui định. Điều đó dẫn đến sự không đồng thuận trong nhân dân, làm ảnh hưởng không tốt đến giáo dục.
Để xác định đúng vấn đề nghiên cứu, tôi tập trung lĩnh vực huy động lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường đóng góp hỗ trợ nhà trường nâng cao hiệu quả giáo dục, phù hợp chung tình hình kinh tế chính trị xã hội ở địa phương.
3. Lý do chọn đề tài:
Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thuộc địa bàn phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, trường có 19 lớp với gần 550 học sinh, trong đó có 8 lớp bán trú với 235 em học 2 buổi/ngày. Địa phương nằm ở trung tâm của thành phố, song một bộ phận nhân dân vẫn còn khó khăn, nhất là đời sống nhân dân vùng sản xuất nông nghiệp. Trường đang xây dựng, cơ sở vật chất còn thiếu, thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học. Kinh phí của trường hạn chế. Việc huy động các lực lượng xã hội, nhất là huy động xã hội hoá giáo dục phải từng bước và phù hợp với đời sống nhân dân thì mới đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Và đây là vấn đề rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay, cần phải nhanh chóng tập trung đầu tư phát triển, là tiền đề đẩy mạnh giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Chính vì thế tôi chọn đề tài: Huy động các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường hỗ trợ nâng cao hiệu quả giáo dục.
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu và triển khai thực hiện ở trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Tam Kỳ. Đề tài tập trung vào việc huy động đội ngũ sư phạm phát huy nội lực, huy động các lực
LỰC LƯỢNG XÃ HỘI HỖ TRỢ NHÀ TRƯỜNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC
II/ Đặt vấn đề :
1.Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu:
Thực hiện cuộc vận động “hai không” với năm nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và chống bệnh thành tích trong giáo duc, nói không với đọc chép, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc học sinh ngồi nhầm lớp” do Bộ GD-ĐT phát động. Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao hiệu quả giáo dục, góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.
Đất nước ta đang trên đường đổi mới, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu và đạt nhiều thành tựu to lớn. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, nếu không đổi mới phương pháp dạy và học, không trang bị phương tiện hiện đại, không ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy, thì nhà trường không đào tạo lớp học sinh có kiến thức và kỹ năng sống. Do vậy hiệu quả giáo dục của nhà trường sẽ hạn chế và không đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới.
Hiện nay nguồn ngân sách chi cho giáo dục được phân cấp đến trường quản lý, nguồn kinh phí chủ yếu tập trung chi cho con người, còn chi hoạt động giáo dục rất hạn chế. Nhu cầu phát triển trường lớp và trang bị phương tiện dạy và học cần kinh phí lớn mới đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay. Nếu không huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ thì nhà trường gặp nhiều khó khăn trong công tác dạy và học.
Để có cơ sở huy động các lực lượng xã hội hỗ trợ nhà trường nâng cao hiệu quả giáo dục, chúng tôi tích cực công tác tham mưu với cấp uỷ chính quyền địa phương quan tâm giáo dục, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nhà trường. Có như vậy công tác vận động tuyên truyền trong nhân dân thuận lợi, hiểu đúng giáo dục, tạo được sự đồng thuận cao. Từ đó nhà trường huy động tốt các nguồn lực, từng bước khắc phục khó khăn và đầu tư phát triển nhà trường ngày càng tốt hơn.
2.Tóm tắt thực trạng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu :
Trong thời gian qua, do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu, chưa đồng bộ, điều kiện trang thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học nên chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh còn hạn chế.
Đời sống nhân dân địa phương còn khó khăn nên việc huy động xã hội hoá vẫn còn thấp, trong khi đó còn một số người dân hiểu về xã hội hoá giáo dục chưa đúng mức.
Công tác tham mưu từng nơi từng lúc chưa kỹ, đề ra các khoản vận động chưa hợp lý, còn mang tính áp đặt, một vài nơì còn lạm thu, thu các khoản sai qui định. Điều đó dẫn đến sự không đồng thuận trong nhân dân, làm ảnh hưởng không tốt đến giáo dục.
Để xác định đúng vấn đề nghiên cứu, tôi tập trung lĩnh vực huy động lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường đóng góp hỗ trợ nhà trường nâng cao hiệu quả giáo dục, phù hợp chung tình hình kinh tế chính trị xã hội ở địa phương.
3. Lý do chọn đề tài:
Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thuộc địa bàn phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, trường có 19 lớp với gần 550 học sinh, trong đó có 8 lớp bán trú với 235 em học 2 buổi/ngày. Địa phương nằm ở trung tâm của thành phố, song một bộ phận nhân dân vẫn còn khó khăn, nhất là đời sống nhân dân vùng sản xuất nông nghiệp. Trường đang xây dựng, cơ sở vật chất còn thiếu, thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học. Kinh phí của trường hạn chế. Việc huy động các lực lượng xã hội, nhất là huy động xã hội hoá giáo dục phải từng bước và phù hợp với đời sống nhân dân thì mới đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Và đây là vấn đề rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay, cần phải nhanh chóng tập trung đầu tư phát triển, là tiền đề đẩy mạnh giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Chính vì thế tôi chọn đề tài: Huy động các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường hỗ trợ nâng cao hiệu quả giáo dục.
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu và triển khai thực hiện ở trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Tam Kỳ. Đề tài tập trung vào việc huy động đội ngũ sư phạm phát huy nội lực, huy động các lực
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đăng Hiếu
Dung lượng: 158,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)