SKKN (Hoạt động nhóm trong dạy học)

Chia sẻ bởi Nguyễn Châu Ninh | Ngày 14/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: SKKN (Hoạt động nhóm trong dạy học) thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

MỞ ĐẦU
Nói đến phương pháp dạy học hiện nay, điều phải quan tâm trước tiên đó là kích thích được tính tích cực, chủ động của HS (học sinh). Để làm được điều đó, việc tổ chức hoạt động nhóm cho HS là một vấn đề không thể thiếu nếu không muốn nói là rất cần thiết. Nói như thế không có nghĩa là bất cứ tiết dạy nào chúng ta cũng phải tổ chức cho HS hoạt động nhóm. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng khi tham gia hoạt động nhóm thì bản thân mỗi HS luôn chủ động tư duy. Vấn đề ở chổ là phải tổ chức như thế nào cho phù hợp với đặc điểm, tình hình lớp mà chúng ta đang trực tiếp giảng dạy.
Bản thân tôi, lần đầu tiên khi áp dụng việc đổi mới phương pháp dạy học, tôi không khỏi lúng túng, nhất là khâu tổ chức hoạt động nhóm cho HS và do đó đã nhiều lần tôi thất bại. Do đặc thù bộ môn (Tin học), bàn ghế và số lượng máy tính không đủ và phù hợp với học sinh (học lý thuyết và thực hành) Vâng! Tôi muốn nói đến bàn để máy tính, chính loại bàn này đã làm cho tôi biết bao khó khăn mỗi khi tổ chức hoạt động nhóm cho HS.
Từ đó, tôi bắt đầu suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu xây dựng cho kì được cách thức tổ chức hoạt động nhóm cho HS học tại phòng máy. Tôi bắt đầu bằng nhiều hình thức chia nhóm: hai nhóm, bốn nhóm, sáu nhóm… Nghĩa là tôi chỉ quan tâm đến số lượng HS/1 nhóm. Dần dần đổi thành nhóm hai (mỗi nhóm có hai HS/1 máy tính), … Tôi đã chuyển sang quan tâm đến số lượng HS trong nhóm. Bây giờ tôi thấy mình đã khắc phục được rất nhiều những rút mắc mà trước đây tôi vấp phải. Đó cũng là lí do vì sao tôi tâm đắc vấn đề này.
Nhân đây tôi xin được trình bày ý kiến của mình. Song, bằng vốn kinh nghiệm và khả năng của mình, tôi nghĩ rằng sẽ còn rất nhiều khiếm khuyết. Rất mong các đồng nghiệp góp ý kiến để bài báo cáo được đầy đủ hơn, chi tiết hơn.
Xin chân thành cảm ơn!




TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG MỘT TIẾT DẠY - HỌC

a/ Đặt vấn đề:
I- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHÓM
1- Ưu điểm:
* Ưu điểm của việc tổ chức hoạt động nhóm là giúp HS:
- Biết cách làm việc đồng đội, thấy được sự cần thiết phải phối hợp với nhau để giải quyết một vần đề, biết cách phân công, chia việc. Từ đó tạo cho HS tình đoàn kết giữa các thành viên.
- Tích cực tư duy, khắc phục được tính tự ti, kích thích sự năng động, sáng tạo ở HS.
- Biết thảo luận, có thể tranh luận, biểu quyết từ đó đi đến thống nhất. Trên cơ sở đó HS nhớ bài được lâu hơn.
- Học hỏi được lẫn nhau, HS có sự so sánh bản thân với bạn bè. Từ đó tạo động lực thúc đẩy các em phấn đấu vươn lên trong học tập.
- Có phong cách nhanh nhẹn, làm việc có khoa học hơn.
2 - Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm trên, việc tổ chức hoạt động nhóm còn có những nhược điểm sau đây:
- Mất nhiều thời gian do một số phòng học không đảm bảo “lí tưởng” về bàn, ghế hoặc do bố trí bàn, ghế không phù hợp; số lượng HS đông…
- Khó quản lí, gây ồn ào, mất tập trung ở một số HS hoặc xảy ra một vài tình huống khác.
- Mức học giữa các thành viên không đều, một nhóm có thể có một hoặc hai HS hoạt động. Do đó có thể tăng thêm tính thụ động, tự ti ở một số HS yếu, kém.
- Mức độ công việc không đồng đều. Chẳng hạn: bài tập của nhóm này có nhiều phần hơn hoặc khó hơn so với nhóm khác.


B/ Nội dung:
I- NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG MẮC PHẢI KHI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM.
- Phân phối số lượng thành viên nhóm và số lượng công việc không phù hợp. Chẳng hạn, với mức độ bài tập đơn giản, cần có nhanh kết quả để vào tình huống có vấn đề mà GV (giáo viên) huy động nhóm sáu hoặc nhóm tám thì mất quá nhiều thời gian. Trong khi đó chúng ta chỉ cần nhóm hai là đủ.
- Không hướng dẫn cách thức tổ chức hoạt động nhóm hoặc hướng dẫn chưa rõ ràng. Có một số GV, khi giao việc cho nhóm hoạt động xong thì đi hướng dẫn từng nhóm. Làm như thế mất sẽ mất nhiều thời gian. Đôi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Châu Ninh
Dung lượng: 67,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)