SKKN - HAY HAY

Chia sẻ bởi Phan Thanh Việt | Ngày 12/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: SKKN - HAY HAY thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

A - ĐẶT VẤN ĐỀ

I/ LỜI MƠ ÛĐẦU:

Giáo dục tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân mang trong mình những phẩm chất đạo đức tốt, thành cốt lõi của một nhân cách Việt Nam trong giai đoạn mới. Những phẩm chất đó là: Trí tuệ phát triển, ý thức cao đẹp, tình cảm đẹp…
Học xong tiểu học, các em phải đạt được những yêu cầu: Có lòng nhân ái, mang bản sắc con người Việt Nam yêu quê hương đất nước, kính trên, nhường dưới, đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Các em có ý thức về bổn phận của mình đối với người thân, đối với bạn bè, cộng đồng và môi trường sống. Tôn trọng và thực hiện đúng nội quy ở nhà trường, khu dân cư, nơi cộng đồng, sống hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin và trung thực. Các em có kiết thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, các kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán …có thói quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ. Các em biết cách học tập, biết tự phục vụ và sử dụng được một số đồ dùng và công cụ lao động thông thường, biết vận dụng một số việc như chăn nuôi, trồng trọt giúp gia đình .
Để đào tạo thế hệ trẻ đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong mỗi giai đoạn, hệ thống giáo dục mới được hình thành và được đổi mới, phát triển bằng những cuộc cải cách giáo dục, đồng thời tiến hành từng bước trong việc đánh giá học sinh, đối với phương pháp dậy học theo quan điểm coi học sinh là nhân vật trung tâm. Để đạt được mục tiêu giáo dục nói chung, người giáo viên không những truyền thụ kiến thức mà còn giúp các em tự trao dồi, rèn luyện, phấn đấu, phát huy vai trò làm chủ bản thân, làm chủ tập thể, khẳng định ý chí, niềm tin ngay từ lúc còn nhỏ. Hai nhiệm vụ trên không tách rời nhau mà chúng hỗ trợ lẫn nhau thông qua công tác chủ nhiệm của giáo viên. Nếu công tác chủ nhiệm không tốt lớp sẽ không có nề nếp, dẫn đến bài giảng của thầy, cô dù có hay bao nhiêu thì cũng không có giá trị (và ngược lại ).
Công tác chủ nhiệm trong trường học là một công việc rất quan trọng đối với giáo viên . Nó có tác dụng nhiều mặt đối với học sinh . Vì vậy công tác chủ nhiệm tốt sẽ là điều kiện thuận lợi, là động lực hỗ trợ tích cực cho việc giảng dậy của người thầy đạt kết quả tốt, đồng thời góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa.
Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của cấp học và thực trạng học sinh lớp 1E tôi phụ trách, tôi đã đầu tư suy nghĩ và tìm ra một số phương pháp, biện pháp về công tác chủ nhiệm.

II/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .
1. Đặc điểm tình hình của lớp .
Năm học 2007 – 2008 tôi được phân công dậy lớp 1E trường tiểu học Nga Tân.
Sĩ số : 25 em.
Nam : 12 em
Nữ : 13 em
HS hộ nghèo : 6 em.
Hầu hết các em đi học đúng độ tuổi . Địa bàn các em ở khắp các xóm trong xã .
a ) Thuận lợi :
Phụ huynh quan tâm đến con em mình, học sinh tương đối ngoan, đi học chuyên cần, vệ sinh sạch sẽ, đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.
Bản thân tôi đã làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, luôn yêu nghề, mến trẻ, luôn học hỏi đồng nghiệp để đưa chất lượng dậy lên cao.
b ) Khó khăn :
Do địa bàn các em ở không tập trung nên rất khó khăn trong việc phân nhóm học sinh và lên hệ với gia đình các em.
Mặt khác một số gia đình các em còn bận đi làm ăn xa, gửi con ở với ông bà nên việc kèm các em học ở nhà là ít có. Do vậy ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của lớp.
2. Thực trạng:
Để nắm được chất lượng học tập cũng như hạnh kiểm của lớp ngay sau khi nhận lớp thì tôi đã làm công tác điều tra như sau :
a) Về học tập :
Trình độ học sinh chưa đồng đều : Một số em còn yếu kém như em: Tới , Hiếu, Đức, Hoài , Nguyễn Minh, Vũ Nga . Tiếp thu bài chậm do lười học, không chịu học bài và làm bài ở nhà, nhác tập viết .
b) Về đức dục:
Nhiều học sinh chưa ý thức được mình, chưa hình thành thói quen chuẩn mực đạo đức, nhiều em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thanh Việt
Dung lượng: 71,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)