SKKN DỰ THI HUYỆN

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Thanh | Ngày 17/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: SKKN DỰ THI HUYỆN thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HỌC SINH GIỎI
MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8

Phần I: MỞ ĐẦU

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
- Địa lí là một môn khoa học có ý nghĩa quan trọng và không thể thiếu trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh trong nhà trường. Việc học tập và nghiên cứu môn Địa Lí sẽ giúp cho học sinh có những kiến thức về đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội của các châu lục, khu vực trên thế giới và Việt Nam và vận dụng những kiến thức đó trong cuộc sống lao động sản xuất. Qua việc học tập môn Địa Lí, giáo viên bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu…cho học sinh.
- Do trong trường THCS có nhiều khối lớp ( Từ lớp 6 đến lớp 9 ) trình độ học tập của học sinh có khác nhau nên chương trình Địa lí cũng phân phối theo từng khối lớp. Đối với môn Địa Lí lớp 8 bao gồm nhiều phần trong đó phần “ Địa lí tự nhiên Việt Nam” là rất quan trọng, đặc biệt là trong các cuộc thi học sinh giỏi các cấp.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Hiện nay trong các phong trào thi đua ở trường THCS việc đánh giá năng lực giảng dạy và trình độ học tập của học sinh là không thể thiếu, đặc biệt là chất lượng học sinh giỏi các cấp của từng môn học. Qua các cuộc thi HSG các cấp số lượng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 8 còn ít, có năm không có. Qua đó có thể thấy rằng để đào tạo được một học sinh đạt học sinh giỏi cấp Huỵên là rất khó.
- Sau khi thống kê số lượng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 8 cấp Huyện qua các năm tôi có kết quả sau:
Năm học
2002-2003
2003-2004
2004-2005

Số HS đạt HSG môn Địa lí cấp Huyện
01
00
00

 -Xuất phát từ yêu cầu và tình hình thực tế trong nhà trường, đồng thời để nâng cao chất lượng dạy và học môn địa lí lớp 8 nên tôi chọn đề tài “PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8 “
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Dựa vào các phương pháp dạy học Địa lí, những kỹ năng địa lí cần thiết đối với học sinh và những kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm dạy học bộ môn.
- Áp dụng trong quá trình giảng dạy bộ môn địa lí cho học sinh ở trường.

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Vậy để giúp học sinh có những kiến thức và kĩ năng cần thiết trong quá trình học tập và nghiên cứu, đặc biệt là cho các cuộc thi học sinh giỏi môn Địa Lí lớp 8 cần tiến hành bồi dưỡng cho học sinh những nội dung sau :
I. RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH CÁC KĨ NĂNG ĐỊA LÍ
1. Kĩ năng bản đồ
1.1 Kĩ năng xác định vị trí địa lí trên bản đồ
Vị trí địa lí của một đối tượng là mối quan hệ không gian của nó đối với những đối tượng khác ở xung quanh có liên quan đến nó về toán học, tự nhiên, kinh tế, chính trị, quốc phòng.
Ví dụ: Xác định vị trí địa lí của Việt Nam ( phần đất liền )
* Toạ độ địa lí phần đất liền:
- Điểm cực Bắc: Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang 23023’B – 105020Đ.
- Điểm cực Nam: Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau 8034’B – 104040’Đ
- Điểm cực Tây: Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên 22022’B – 102010’Đ
- Điểm cực Đông: Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hoà 23023’B – 105020’Đ
* Vị trí tiếp giáp:
Bắc giáp Trung Quốc ( 1400km ), Tây giáp Lào ( 2067 ) và Cam-pu-chia (1080km ), Đông và Nam giáp biển ( 3260 km ).
* Tự nhiên:
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển.
* Kinh tế:
Phát triển kinh tế toàn diện với nhiều ngành nghề, giao lưu với các nước Đông Nam Á và thế giới bằng nhiều phương tiện khác nhau.
1.2 Kĩ năng mô tả độ cao, độ sâu:
Cách biểu hiện độ cao trên bản đồ: dùng đường đồng mức, chỉ số độ cao, màu sắc
- Dựa vào thang màu hoặc dựa vào đường đồng mức để xác định độ cao.
- Xác định độ dốc và hướng dốc:
+ Hướng dốc: Căn cứ vào dòng chảy của sông ( Bắt nguồn ở nơi cao, đổ về nơi thấp ). Những nơi sông uống khúc nhiều và có nhiều đầm lầy độ dốc nhỏ….
+
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Thanh
Dung lượng: 144,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)