SKKN- de tai- luyen viet HS tieu hoc

Chia sẻ bởi Huỳnh Trọng Nguyễn | Ngày 12/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: SKKN- de tai- luyen viet HS tieu hoc thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Đề tài
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1,2,3
VIẾT ĐÚNG VÀ ĐẸP

I/ Đặt vấn đề:

Là GV công tác ở vùng sâu,vùng xa. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy phần lớn các em chưa quan tâm đến chữ viết, vì là học sinh vùng sâu, vùng xa một số em chưa được học mẩu giáo, chưa làm quen với con chữ..., nên khi vào lớp một các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc viết chữ, mà chữ viết lại có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện nhân cách con người và trong giao tiếp.
Để góp phần nâng cao chất lượng môn học tập viết và rèn luyện chữ viết cho học sinh ngày càng đẹp hơn, học sinh có ý thức hơn trong việc rèn luyện chữ viết hàng ngày,ngay trong giờ học và kể cả khi về nhà, hướng học sinh đến “nét chữ nết người”. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn bè... Đó cũng là lý do tôi chọn viết đề tài này.

II/ Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện:

1- Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của nhà trường, nhà quản lý giáo dục, các bạn đồng nghiệp.
- Hằng năm tổ chức hội thi viết chữ đẹp, mở chuyên đề.
- Dụng cụ học tập tương đối đầy đủ (Mổi lớp có một bộ chữ mẩu).
- Học sinh tích cực tham gia.
- Các em có vở tập viết, tập ô ly (có nhiều loại viết).

2- Khó khăn:
Điều kiên cơ sở vật chất chưa đảm bảo, bàn ghế chưa phù hợp với từng độ tuổi các em.
Đa số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc rèn chữ viết của con em mình (Vì nhiều phụ huynh chưa nắm được mẩu chữ viết mới, thận chí có người không biết chữ).
Phụ huynh chưa năm được loại tập, viết phù hợp cho từng lớp học cụ thể để trang bị cho con mình.
Học sinh chưa chú trọng quan tâm rèn luyện chữ viết và chưa nhận thức một cách đúng đắng tại sao phải rèn chữ viết.
Một số giáo viên chưa chú ý một cách thật nghiêm túc đến chữ viết của mình và vẩn còn nhiều thầy cô viết chữ chưa đúng mẩu; chưa quan tâm đến chữ viết của học sinh; chưa tích cực uốn nắn sửa chữa kịp thời.
Giáo viên và học sinh chưa có thói quen rèn luyện chữ viết một cách thường xuyên.
Chưa làm tốt việc nêu gương trong gời học tập viết và chính tả.
Phong trào thi đua vở sạch chữ đẹp chưa được phát huy thật sự sâu rộng và tích cực.

III/ Nội dung và giải pháp thực hiện:

1- Nội dung:
Dạy cho học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, tên gọi các nét chữ, vị trí dấu thanh, dấu phụ.
Dạy cho học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm khái niệm viết nét...
Ngoài ra, tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở, cách trình bày viết củng là một trong những kỷ năng quan trọng mà giáo viên cần thường xuyên quan tâm hướng dẩn để giúp các em thực hiện tốt việc rèn chữ viết.

2- Giải pháp:
Để giúp các em rèn luyện chữ viết tốt cần phải:
Điều kiện cơ sở vật chất cần được đảm bảo, bàn ghế phải phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
Giúp học sinh năm được thật vững quy trình cũng như mẫu chữ hiện hành.

* Ví dụ: Hướng dẩn học sinh quy trình viết chữ
Chữ viết thường gồm 5 li, điểm đặt bút bắt đầu từ dòng kẻ thứ hai tình từ dưới lên, kéo nét khuyết trên cao 3 li sau đó kéo xuống từ li thứ 5 xuống li cuối cùng, kéo nét thắt lên 2 li và chổ thắt ở li thứ 2 (từ dưới lên) chạm với dòng kẻ thứ 3 của li thứ 2 (từ dưới lên).


Đối với học sinh lớp 1: Giáo viên cần cho học sinh năm được độ cao từng con chữ đối với chữ viết thường, cũng như chữ viết hoa và cách đặt dấu thanh.

* Ví dụ: Hướng dẩn học sinh viết tiếng :
: gồm nét công hở phải và một nét khuyết dưới. Nét công hở được viết giống như chữ a, bắt đầu ở bên dưới một chút dòng kẻ ngang trên. Nét khuyết dưới được kéo từ dòng kẻ của li 2 thẳng xuống li thứ 5 và hất lên gần li thứ 4 (kể từ dưới lên), sau đó viết chữ a sao cho chổ lồi nhất của nét công hở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Trọng Nguyễn
Dung lượng: 13,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)