SKKN: Con cúi rơm

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Sinh | Ngày 12/10/2018 | 63

Chia sẻ tài liệu: SKKN: Con cúi rơm thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Lời nói đầu

Dạy văn - theo thiển ý ‎- đó là dạy một bộ môn nghệ thuật. Do vậy, người thầy cũng cần phải có nghệ thuật giảng dạy. Tuy nhiên, nghệ thuật ấy dù có nhuần nhuyễn đến đâu cũng chỉ có thể phát huy được trên nền tảng tri thức vững vàng của người thầy.
Nguồn tri thức mà người thầy lĩnh hội được đến từ nhiều kênh khác nhau, nhưng kênh chủ yếu vẫn là từ học tập trong trường lớp mà có. Rồi theo thời gian, vốn sống và kinh nghiệm giảng dạy tựa như những hạt buị vàng tích tụ lại để cho ra một người thầy uyên bác và bản lĩnh.
Đến đây, người dạy văn không thể bỏ sót một từ ngữ, một hình ảnh nào được xem là đắc trong văn bản mà mình có nhiệm vụ truyền đạt tới HS. Mỗi một khái niệm, một hình ảnh giản đơn trong đời thường nhưng khi đã qua sự trau chuốt của tác giả, khi nó đã được hình tượng hóa bằng những thủ pháp riêng của nghệ thuật văn chương, thì việc truyền đạt cũng như lĩnh hội giá trị nội hàm của nó sẽ trở nên không đơn giản.
Thực trạng dạy-học văn đáng buồn hiện nay là HS đang ngày càng chán học môn Văn! Ngoài các yếu tố khách quan từ xã hội kinh tế thị trường chi phối, có một phần lớn trách nhiệm của người GV dạy văn.
Cụ thể trong 2 bài Đọc văn có trong chương trình THPT:
- Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu(Lớp 11 CB-NC);
- Bài Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm(Lớp 12 CB-NC).
Bài nào cũng có hình ảnh CON CÚI. Vậy mà số HS đã học qua văn bản rồi vẫn chưa biết CON CÚI là gì (!?)
Bản thân nghĩ rằng nếu trò không biết gì về khái niệm và hình ảnh CON CÚI, thì chắc chắn là thầy cùng có nhiều người chưa biết. Để kiểm chứng thì cần phải hỏi rất nhiều người và bản thân thật sự thất vọng khi nhận được nhiều câu trả lời là: chưa hề thấy vật này, con này(!) bao giờ.
Chính sự đáng buồn này đã thôi thúc bản thân suy nghĩ, tìm tòi, kết hợp với vốn sống cá nhân để làm thế nào phổ biến vật dụng CON CÚI đến mọi người - nhất là đồng nghiệp và HS thân yêu của mình.
Thế là đề tài Con Cúi Rơm được thai nghén và triển khai. HS ồ lên khi thấy thầy đốt lửa con cúi ... lửa âm ỉ cháy...Và rồi hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc với con cúi đeo lưng xông pha đốt đồn giặc Pháp hiện lên....; ngọn lửa truyền thống đánh giặc - cứu nước của cha ông cũng trở về trong không gian tiết dạy...
Hiệu quả ứng dụng của đồ dùng dạy học đơn giản này đã khiến bản thân quyết tâm phổ biến cùng đồng nghiệp, với mong muốn thiết tha là ai cũng làm được, cũng hiểu được giá trị của hình ảnh Con cúi rơm khi giảng dạy 2 văn bản nói trên.
Dù có sự chuẩn bị chu đáo và đã ấp ủ đề tài này từ lâu, song khi thể hiện ra thành một văn bản chắc chắn vẫn còn thiếu sót. Rất mong quí‎ đồng nghiệp gần xa đọc và góp ‎ý ‎với một tinh thần yêu văn học và tận tụy với nghề - tất cả vì HS thân yêu!

Tác giả,
Nguyễn Văn Sinh


Đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
GÓP PHẦN DẠY TỐT HAI VĂN BẢN
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc-Nguyễn Đình Chiểu(Lớp 11 CB-NC);
- Đất Nước-Nguyễn Khoa Điềm(Lớp 12 CB-NC).
BẰNG MỘT ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM:
CON CÚI RƠM
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. Lý do chọn đề tài:
1. Về lý luận:
a. Chức năng cơ bản của VH là đem lại nhận thức cho người đọc. Trong nhà trường, bộ môn Ngữ văn nói chung và Đọc văn nói riêng, cũng không thể thoát li chức năng này. Bởi các tác phẩm văn học từ xưa đến nay, từ đông sang tây đều mang đến cho nhân loại vô vàn tri thức cơ bản và hữu dụng.
b. Dạy học là một quá trình họat động từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Trăm nghe không bằng một thấy!
c. Văn học trong nhà trường là môn học công cụ nhưng có tính hình tượng, tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Truyền thụ chính xác và hấp dẫn các hình tượng VH đến HS là trách nhiệm và nghĩa vụ cao cả của người GV dạy Văn.
d. Gần đây, trong giáo dục học hiện đại xuất hiện khái niệm “khoảng cách thẩm mỹ”- khoảng cách giữa tác phẩm VH với sự đón nhận của người đọc; khoảng cách giữa thầy và trò trong truyền thụ và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Sinh
Dung lượng: 114,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)