SKKN-CD chuyên đề dạy HH cho HSG Tểu học.doc

Chia sẻ bởi Đoàn Đức Thái | Ngày 12/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: SKKN-CD chuyên đề dạy HH cho HSG Tểu học.doc thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

A- ý kiến trong việc tổ chức chuyên đề ở trường tiểu học
Chuyên đề là một hoạt động chuyên môn rất quan trọng ở các trường phổ thông nói chung, bậc tiểu học nói riêng. Việc tổ chức thể nghiệm chuyên đề được diễn ra thường xuyên trên các quy mô: cấp huyện, liên trường, trong trường, tổ chuyên môn, nhóm giáo viên.
Quy trình của việc thể nghiệm một chuyên đề thông thường diễn ra 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị – giai đoạn trình bày (dạy thể nghiệm) – gia đoạn hội thảo đúc rút kinh nghiệm.
Thông qua các chuyên đề, giáo viên có thể tích luỹ được những kinh nghiệm dạy - học thiết thực và bổ ích góp phần hoàn thiện thêm năng lực chuyên môn của mình.
Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức hoạt động này ở một số trường tiểu học còn có những hạn chế cơ bản đó là: nặng về hình thức, nội dung dàn trải, chưa “nhòn” vào trọng tâm; chất lượng tiết dạy thể nghiệm chuyên đề phần lớn phụ thuộc vào năng lực nguời thể nghiệm, trí tuệ tập thể chưa được phát huy đúng mức; các ý kiến thảo luận còn tập trung nhiều ở các chi tiết vụn vặt, cụ thể của từng bài học, tính khái quát thấp.
Cách tổ chức thể nghiệm chuyên đề của nhiều đơn vị không mang tính đặc thù còn lẫn lộn với tiết dạy thực tập vì vậy chưa làm thoả mạn nhu cầu trao đổi, học tập kinh nghiệm giảng dạy của không ít giáo viên.
Hơn thế nữa, không ít giáo viên trước khi thể nghiệm còn “gà bài” trước cho học sinh dẫn đến mục tiêu của việc thể nghiệm chuyên đề không được như mong muốn.
Để khắc phục những hạn chế đó, chúng tôi đề xuất một số phương pháp tổ chức chuyên đề cấp trường và cấp tổ như sau:
+ Trước hết phải phân biệt rõ điểm khác nhau về mục tiêu của hai họat động: thực tập và chuyên đề.
Chúng ta xét “ chuyên đề” và “ thực tập” ở phạm vi hẹp và đặt trong thực tiễn dạy- học, ta sẽ thấy hai thuật ngữ đó có phạm trù khác nhau:
Thực tập : làm trong thực tế để áp dụng, củng cố lý thuyết , trau dồi thêm nghiệp vụ , chuyên môn (Từ điện Việt Nam).
Từ đó một tiết dạy thực tập có mục tiêu trọng tâm là:
- Thông qua việc dạy trên đối tượng học sinh, người thực hiện (người dạy) trình bày khả năng áp dụng lý thuyết (phương pháp, nội dung, phương tiện) đã được kiểm chứng về tính đúng đắn và sự sáng tạo của cá nhân vào hoạt động dạy–học.
- Thảo luận nhằm đánh giá lại khả năng thực hành của người dạy qua đó góp phần củng cố thêm về chuyên môn, nghiệp vụ cho mỗi giáo viên.
Chuyên đề về trọng tâm là thể nghiệm nhằm kiểm tra một ý kiến mới, hoặc gợi ra những ý kiến mới (Từ điện Việt Nam). Như vậy một tiết dạy chuyên đề có yêu cầu cơ bản đó là:
- Trình bày được ý tưởng mới, hoặc kiểm tra ý tưởng mới.
- Cuộc thảo luận ở hoạt động chuyên đề cần phải xem xét tỉ mỉ từng chi tiết của ý tưởng mới nhằm thậm định chân lý của ý tưởng hoặc phụ định ý tưởng đó.
- Sau th
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Đức Thái
Dung lượng: 21,91KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)