Skkn cấp tỉnh
Chia sẻ bởi Trần Thị Hận |
Ngày 12/10/2018 |
131
Chia sẻ tài liệu: skkn cấp tỉnh thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở các đô thị và thành phố lớn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng này. Một trong những nguyên nhân đó là học sinh trung học cơ sở chưa được tiếp cận với chương trình giáo dục kỹ năng sống ( KNS ).
Việc tăng cường giáo dục đạo đức, rèn luyện KNS cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2012 - 2013. Một trong những yếu tố góp phần quan trọng để hoàn thành tốt nhiệm vụ này chính là đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên tổng phụ trách Đội ở bậc THCS.
Ngoài giáo viên chủ nhiệm thì giáo viên tổng phụ trách Đội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nhà trường với học sinh; là người gần gũi, tiếp xúc thường xuyên với học sinh; là kênh truyền đạt những mong muốn, suy nghĩ của các em tới nhà trường và ngược lại. Trong một tháng giáo viên tổng phụ trách có ít nhất một buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với học sinh toàn trường để gặp gỡ, trao đổi với học sinh của mình. Nhưng hầu hết những giờ hoạt động này đều bị học sinh đánh giá là khô khan, nhàm chán, ít có sự sáng tạo để mối quan hệ giữa thầy và trò thực sự vui vẻ thoải mái.
Việc khai thác thế mạnh của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường của giáo viên tổng phụ trách Đội cũng như giáo viên chủ nhiệm còn nhiều hạn chế. Đó cũng là lý do để tôi lựa chọn đề tài : " Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm tích hợp kỹ năng sống cho học sinh THCS Phúc Thịnh- Ngọc Lặc".
Giáo dục KNS cho học sinh là giáo dục cho các em có lối sống tích cực trong xã hội hiện đại với nhiều cám dỗ; Là xây dựng hoặc thay đổi ở các em những hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học dựa trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.
Giáo dục đạo đức, KNS cho học sinh trong nhà trường vẫn được xem là một trong những hướng đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh hiện nay. Tuy nhiên những bài học đạo đức không gắn liền với đời sống, miễn cưỡng hay chỉ mang tính lý thuyết sẽ không phát huy hiệu quả.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. cơ sở lý luận của vấn đề
1. Khái niệm kỹ năng sống
Kỹ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả.
Hiểu một cách đơn giản thì kỹ năng sống là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả (cách sống tích cực trong xã hội hiện đại).
2. Kỹ năng cần thiết cho học sinh trung học cơ sở:
Theo Thạc sĩ giảng viên tâm lý học Nguyễn Hữu Long, 10 nhóm kỹ năng sống cần thiết cho khối học sinh trung học cơ sở là:
- Kỹ năng tự phục vụ bản thân
- Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời
- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
- Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
- Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân
- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ
- Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
- Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống
- Kỹ năng đánh giá người khác.
Việc giáo dục kỹ năng sống nhằm xây dựng cho học sinh 12 giá trị của cuộc sống là: tôn trọng, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do và đoàn kết.
II. Thực trạng của vấn đề.
Trường THCS Phúc Thịnh là một trường chuẩn Quốc gia, đóng tại xã Phúc Thịnh - Ngọc Lặc - Thanh Hóa. Là một ngôi trường có bề dày truyền thống và thành tích về công tác giảng dạy và giáo dục. Học sinh của trường đa số xuất thân từ gia đình làm nghề nông, đời sống tuy còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đa số các em có ý thức học tập và rèn luyện rất tốt, luôn nhiệt tình trong các hoạt động tập thể và công tác xã hội.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người. Nếu như trong xã hội truyền thống, các
Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng, đặc biệt là ở các đô thị và thành phố lớn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng này. Một trong những nguyên nhân đó là học sinh trung học cơ sở chưa được tiếp cận với chương trình giáo dục kỹ năng sống ( KNS ).
Việc tăng cường giáo dục đạo đức, rèn luyện KNS cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2012 - 2013. Một trong những yếu tố góp phần quan trọng để hoàn thành tốt nhiệm vụ này chính là đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên tổng phụ trách Đội ở bậc THCS.
Ngoài giáo viên chủ nhiệm thì giáo viên tổng phụ trách Đội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nhà trường với học sinh; là người gần gũi, tiếp xúc thường xuyên với học sinh; là kênh truyền đạt những mong muốn, suy nghĩ của các em tới nhà trường và ngược lại. Trong một tháng giáo viên tổng phụ trách có ít nhất một buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với học sinh toàn trường để gặp gỡ, trao đổi với học sinh của mình. Nhưng hầu hết những giờ hoạt động này đều bị học sinh đánh giá là khô khan, nhàm chán, ít có sự sáng tạo để mối quan hệ giữa thầy và trò thực sự vui vẻ thoải mái.
Việc khai thác thế mạnh của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường của giáo viên tổng phụ trách Đội cũng như giáo viên chủ nhiệm còn nhiều hạn chế. Đó cũng là lý do để tôi lựa chọn đề tài : " Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm tích hợp kỹ năng sống cho học sinh THCS Phúc Thịnh- Ngọc Lặc".
Giáo dục KNS cho học sinh là giáo dục cho các em có lối sống tích cực trong xã hội hiện đại với nhiều cám dỗ; Là xây dựng hoặc thay đổi ở các em những hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học dựa trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.
Giáo dục đạo đức, KNS cho học sinh trong nhà trường vẫn được xem là một trong những hướng đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh hiện nay. Tuy nhiên những bài học đạo đức không gắn liền với đời sống, miễn cưỡng hay chỉ mang tính lý thuyết sẽ không phát huy hiệu quả.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. cơ sở lý luận của vấn đề
1. Khái niệm kỹ năng sống
Kỹ năng sống chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả.
Hiểu một cách đơn giản thì kỹ năng sống là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả (cách sống tích cực trong xã hội hiện đại).
2. Kỹ năng cần thiết cho học sinh trung học cơ sở:
Theo Thạc sĩ giảng viên tâm lý học Nguyễn Hữu Long, 10 nhóm kỹ năng sống cần thiết cho khối học sinh trung học cơ sở là:
- Kỹ năng tự phục vụ bản thân
- Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời
- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
- Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
- Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân
- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ
- Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
- Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống
- Kỹ năng đánh giá người khác.
Việc giáo dục kỹ năng sống nhằm xây dựng cho học sinh 12 giá trị của cuộc sống là: tôn trọng, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, nhân đạo, tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do và đoàn kết.
II. Thực trạng của vấn đề.
Trường THCS Phúc Thịnh là một trường chuẩn Quốc gia, đóng tại xã Phúc Thịnh - Ngọc Lặc - Thanh Hóa. Là một ngôi trường có bề dày truyền thống và thành tích về công tác giảng dạy và giáo dục. Học sinh của trường đa số xuất thân từ gia đình làm nghề nông, đời sống tuy còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đa số các em có ý thức học tập và rèn luyện rất tốt, luôn nhiệt tình trong các hoạt động tập thể và công tác xã hội.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người. Nếu như trong xã hội truyền thống, các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Hận
Dung lượng: 647,25KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)