SKKN- boi duong phu trach sao nhi dong

Chia sẻ bởi Trần Hải Yến | Ngày 12/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: SKKN- boi duong phu trach sao nhi dong thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang ở thời kỳ hội nhập quốc tế, chiến lược về con người trở thành trung tâm chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. Tại điều 3, Chương III hiến pháp Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2009) đã nêu rõ: “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến thế hệ trẻ, đặc biệt đối với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, Người dành cho các em một tình thương yêu vô bờ bến. Trong di chúc của mình Bác viết: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và cần thiết” (di chúc của Hồ Chí Minh – BCHTW Đảng cộng sản Việt Nam – 1989). Bác còn căn dặn Đảng ta: “Đảng cần chăm lo, giáo dục cách mạng cho họ thành những người kế thừa, xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên”.
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, có nhiệm vụ hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản khác. Trẻ em sống, vui chơi được pháp luật bảo vệ, được toàn xã hội quan tâm chăm sóc. Trẻ em đi học chính là thực hiện quyền và bổn phận của mình mà luật pháp đã quy định. Trẻ em là tương lai của mỗi quốc gia, chúng ta có trách nhiệm tham gia chăm lo, vun đắp một cách hoàn chỉnh, toàn diện với một chương trình khoa học. Trẻ em được tham gia hội nhập nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Nhà trường có nhiệm vụ cung cấp, trang bị, truyền đạt nguồn tri thức của nhân loại. Song song cùng với nhà trường, Đội TNTP Hồ Chí Minh mà Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, chịu sự phụ trách của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tổ chức Đội Là một lực lượng giáo dục tích cực, là nơi mà thiếu niên nhi đồng có thể phát huy tính sáng tạo, tự lập, tự quản.
Sinh hoạt Sao nhi đồng là một mảng rất quan trọng của hoạt động Đội, một hoạt động tập thể bổ ích, hấp dẫn đối với thiếu nhi. Nó là một trong những hoạt động quan trọng trong trường Tiểu học, góp phần xây dựng nhân cách cho các em nhi đồng, đội viên và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Các hình thức nội dung sinh hoạt Sao nhi đồng giúp các em nhi đồng, đội viên được học tập, vui chơi, giao lưu bè bạn một cách chủ động với phương châm: “Học mà chơi, chơi mà học”, được thể hiện mình và điều quan trọng là nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nhi đồng, được các em nhi đồng yêu thích.
Thực tế hoạt động sinh hoạt Sao nhi đồng ở trường Tiểu học Tô Thị Hiển còn chưa sôi nổi, nội dung chưa phong phú. Các buổi sinh hoạt Sao nhi đồng còn chưa phát huy hết tính chủ động, năng động, sáng tạo của các em nhi đồng, đội viên. Các buổi Sinh hoạt Sao chủ yếu diễn ra trong lớp học, các Sao cùng sinh hoạt chung và mỗi tháng chỉ sinh hoạt một lần do thời gian dành cho hoạt động này còn hơi ít. Nội dung các buổi sinh hoạt chủ yếu do Giáo viên - Tổng phụ trách thiết kế rồi hướng dẫn phụ trách Sao điều hành, triển khai. Nhiều đội viên khi được mời tham gia làm phụ trách Sao không muốn tham gia, hoặc còn rất rụt rè khi tham gia. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt sao nhi đồng? Làm thế nào để thu hút được các em nhi đồng, đội viên tham gia các buổi sinh hoạt? Làm thế nào để hoạt động Sao nhi đồng phát huy được tính giáo dục của tổ chức Đội? Bao câu hỏi đó, tôi đã trăn trở suy nghĩ để tìm lời giải đáp và tôi nhận ra một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả của công tác Đội, cụ thể là công tác Sao nhi đồng, đó là lực lượng phụ trách Sao. Đây là những “Nhạc trưởng” chỉ huy cả một “dàn nhạc nhi đồng”. Nếu như những những “nhạc trưởng” đó là những người tài ba năng động, có kỹ năng tổ chức các hoạt động thì cả “dàn nhạc” đó sẽ phát huy được hết khả năng của mình, hoạt động đó sẽ có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục nhi đồng. Chính những lý do trên đã thôi thúc tôi nghiên cứu và áp dụng: “ Một số giải pháp bồi dưỡng đội ngũ phụ trách Sao nhi đồng ở trườngTiểu học Tô Thị Hiển”.
Bằng cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hải Yến
Dung lượng: 4,16MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)