SKKN bồi dưỡng HSG

Chia sẻ bởi Võ Doãn Duận | Ngày 12/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: SKKN bồi dưỡng HSG thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:


Sáng kiến kimh nghiệm:“Một số giải pháp quản lý, chỉ đạo, nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi ở trường THCS”.
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là một vấn đề cấp thiết hiện nay được cả xã hội và toàn ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) có vai trò rất quan trọng. Bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước và là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng.
Bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc Trung học cơ sở (THCS) là một quá trình mang tính khoa học, nghiêm túc, không thể chỉ một vài tháng thực hiện có hiệu quả, mà phải có tính chiến lược dài hơi trong suốt cả bốn năm học. Chỉ có quá trình này mới cung cấp được tương đối đầy đủ các kiến thức cần thiết cho học sinh và phát hiện chính xác khả năng học tập của các em, từ đó mới có thể thành lập các đội tuyển tham dự kỳ thi HSG các cấp đạt kết quả.
Với ý nghĩa đó, trong những năm qua bản thân tôi đã luôn quan tâm, tìm tòi, chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường cùng với đội ngũ giáo viên và đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào, khẳng định được vị thế của nhà trường, góp phần không nhỏ vào thành tích chung của giáo dục huyện nhà.
2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về Giáo dục & Đào tạo, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang tích cực từng bước đổi mới nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Công tác quản lý, chỉ đạo dạy bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, nhằm hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Trong bài viết này tôi xin trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp, những người quan tâm đến công tác Bồi dưỡng học sinh giỏi một số vấn đề mà theo tôi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đó là:“Một số giải pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh giỏi ở trường THCS”; Sáng kiến kinh nghiệm tuy không mới, nhưng những vấn đề tôi nêu ra ở đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi tổng kết lại công tác quản lí, chỉ đạo của nhà trường đã được kiểm định qua thực tế và đạt hiệu quả cao mà trong những năm qua thực hiện có hiệu quả ở nhà trường; giải đáp một phần các câu hỏi: cách bồi dưỡng học sinh giỏi như thế nào để có kết quả?; muốn có học sinh giỏi thì thì giáo viên bồi dưỡng phải làm gì và làm như thế nào?...; đây là những vấn đề mà cán bộ quản lí và giáo viên đang lúng túng, chưa có định hướng rõ ràng.


II. PHẦN NỘI DUNG:
1. Thực trạng của công tác Bồi dưỡng HSG ở trường THCS hiện nay:
Đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS, từ công tác tuyển chọn học sinh ở các môn bồi dưỡng, xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng, quy trình bồi dưỡng giảng dạy, tài liệu bồi dưỡng, công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng, sử dụng kết quả kiểm định... đều chưa được quan tâm chỉ đạo thống nhất giữa cán bộ quản lí nhà trường và đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì vậy kết quả chất lượng học sinh giỏi đạt chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Bên cạnh đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi nhiệt tình có trách nhiệm, song không ít giáo viên kinh nghiệm còn hạn chế, lúng túng trong việc chọn nội dung và phương pháp bồi dưỡng... Vai trò của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, chỉ đạo chưa cụ thể và khoa học, còn giao phó cho giáo viên dạy. Một bộ phận học sinh thiếu tự giác trong học tập, nhất là các môn không phải là khoa học tự nhiên (Sử ; Địa; Văn).
        Mặc dù có sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT, nhưng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường còn chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính chất bắt buộc, tùy vào khả năng, kinh nghiệm của từng giáo viên bồi dưỡng, tùy từng trường, không có kế hoạch chỉ đạo thống nhất trong nhà trường, đặc biệt chưa đầu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Doãn Duận
Dung lượng: 96,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)