SKKN
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thuỵ Vi |
Ngày 17/10/2018 |
56
Chia sẻ tài liệu: SKKN thuộc Địa lí 8
Nội dung tài liệu:
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG THCS
PHẦN THỨ NHẤT
DẪN NHẬP
I. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Môn giáo dục công dân là môn học có ưu thế trong việc hình thành nhân cách học sinh, nhưng trên thực tế chưa được coi trọng, học sinh coi đây là môn học phụ.
Môn giáo dục công dân cung cấp cho học sinh một hệ thống giá trị chuẩn mực đạo đức, Pháp luật phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với yêu cầu xã hội, giúp các em hình thành nhân cách, biết hòa nhập cuộc sống. Ở trường THCS, môn GDCD góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông: “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách, trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên THPT hoặc đi vào cuộc sống tham gia lao động và bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường khả năng hội nhập trong xu thế phát triển của thời đại.
Kiểm tra và đánh giá là khâu cuối cùng của một quá trình giảng dạy và là khởi đầu của một quá trình giảng dạy mới. Từ đây, người dạy đúc rút kinh nghiệm giảng dạy của mình. Vì sau khi có kết quả kiểm tra; đánh giá là công cụ để điều chỉnh quá trình dạy và học, là cơ sở để đổi mới phương pháp giảng dạy. Cần coi trọng đổi mới KTĐG theo hướng hạn chế ghi nhớ máy móc, không yêu cầu học sinh làm bài kiểm tra theo mẫu mà khuyến khích từng bước loại đề mở, học sinh phải vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng cần thiết và biểu đạt chính kiến của bản thân các em khi làm bài.
Từ những lý do về mặt lý luận, lý do về thực tiễn, về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng học tập môn GDCD cho học sinh nói riêng. Ngoài việc phải thực hiện các giải pháp đồng bộ: Thông qua Chỉ đạo hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục; qua quá trình giảng dạy đổi mới phương pháp và đúc rút kinh nghiệm, tôi nhận thấy cần phải chú trọng đổi mới việc kiểm tra đánh giá môn học này. Đó là lý do tôi chọn đề tài này để thử nghiệm.
1.2 Mục đích phạm vi: Đổi mới việc kiểm tra đánh giá môn GDCD để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và nhất là tác dụng hiệu quả của đổi mới việc kiểm tra đánh giá trong việc hình thành nhân cách học sinh, giáo dục đào tạo các em trở thành người công dân chủ nghĩa xã hội.
Bản chất cần được làm rõ trong đề tài này là đổi mới kiểm tra như thế nào? Đối tượng nghiên cứu không ai khác chính là học sinh lớp 6,7,8,9 bậc THCS. Từ khi đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, trò chủ động, thầy chủ đạo, thầy phải là người thúc đẩy việc học tập rèn luyện cho học sinh chứ không xem mình là người dạy mà là người đồng hành cùng các em tìm hiểu đạo đức, pháp luật. Đây chính là phương pháp nghiên cứu cơ bản mà bản thân tôi áp dụng trong thời gian qua khi “ giảng dạy” môn GDCD ở các lớp 6,7,8,9 ở trường THCS Chu Văn An, thị trấn Chư Sê.
PHẦN THỨ HAI
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
II. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận: Vai trò của việc kiểm tra, đánh giá
- Trong quá trình dạy học thì việc kiểm tra đánh giá có thể coi là khâu cuối cùng của hoạt động dạy học, nhưng kiểm tra đánh giá phải luôn được thực hiện trong suốt cả quá trình dạy học để kịp thời nhận ra những ưu khuyết điểm của học sinh trong quá trình nhận thức và rèn luyện kĩ năng, biểu hiện thái độ phát triển tình cảm, niềm tin kịp thời. Kiểm tra các em không những lĩnh hội được kiến thức mà nó còn là biện pháp kích thích hoạt động nhận thức của học sinh. Kiểm tra đánh giá không chỉ nhằm mục tiêu đánh giá kết quả cuối cùng của hoạt động lĩnh hội kiến thức mà nó còn là biện pháp kích thích hoạt động nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động dạy và học. Vì vậy việc kiểm tra cũng là một phương pháp dạy học.
- Theo quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục đã được thể hiện rõ trong các văn bản pháp quy của nhà nước như: Chỉ thị 30/1998/CT- TTg; Chỉ thị 14/2001/CT- TTg của thủ tướng chính phủ; nghị quyết 40/2000/QH 10 của Quốc hội
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG THCS
PHẦN THỨ NHẤT
DẪN NHẬP
I. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Môn giáo dục công dân là môn học có ưu thế trong việc hình thành nhân cách học sinh, nhưng trên thực tế chưa được coi trọng, học sinh coi đây là môn học phụ.
Môn giáo dục công dân cung cấp cho học sinh một hệ thống giá trị chuẩn mực đạo đức, Pháp luật phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với yêu cầu xã hội, giúp các em hình thành nhân cách, biết hòa nhập cuộc sống. Ở trường THCS, môn GDCD góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông: “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách, trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên THPT hoặc đi vào cuộc sống tham gia lao động và bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường khả năng hội nhập trong xu thế phát triển của thời đại.
Kiểm tra và đánh giá là khâu cuối cùng của một quá trình giảng dạy và là khởi đầu của một quá trình giảng dạy mới. Từ đây, người dạy đúc rút kinh nghiệm giảng dạy của mình. Vì sau khi có kết quả kiểm tra; đánh giá là công cụ để điều chỉnh quá trình dạy và học, là cơ sở để đổi mới phương pháp giảng dạy. Cần coi trọng đổi mới KTĐG theo hướng hạn chế ghi nhớ máy móc, không yêu cầu học sinh làm bài kiểm tra theo mẫu mà khuyến khích từng bước loại đề mở, học sinh phải vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng cần thiết và biểu đạt chính kiến của bản thân các em khi làm bài.
Từ những lý do về mặt lý luận, lý do về thực tiễn, về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng học tập môn GDCD cho học sinh nói riêng. Ngoài việc phải thực hiện các giải pháp đồng bộ: Thông qua Chỉ đạo hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục; qua quá trình giảng dạy đổi mới phương pháp và đúc rút kinh nghiệm, tôi nhận thấy cần phải chú trọng đổi mới việc kiểm tra đánh giá môn học này. Đó là lý do tôi chọn đề tài này để thử nghiệm.
1.2 Mục đích phạm vi: Đổi mới việc kiểm tra đánh giá môn GDCD để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và nhất là tác dụng hiệu quả của đổi mới việc kiểm tra đánh giá trong việc hình thành nhân cách học sinh, giáo dục đào tạo các em trở thành người công dân chủ nghĩa xã hội.
Bản chất cần được làm rõ trong đề tài này là đổi mới kiểm tra như thế nào? Đối tượng nghiên cứu không ai khác chính là học sinh lớp 6,7,8,9 bậc THCS. Từ khi đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, trò chủ động, thầy chủ đạo, thầy phải là người thúc đẩy việc học tập rèn luyện cho học sinh chứ không xem mình là người dạy mà là người đồng hành cùng các em tìm hiểu đạo đức, pháp luật. Đây chính là phương pháp nghiên cứu cơ bản mà bản thân tôi áp dụng trong thời gian qua khi “ giảng dạy” môn GDCD ở các lớp 6,7,8,9 ở trường THCS Chu Văn An, thị trấn Chư Sê.
PHẦN THỨ HAI
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
II. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận: Vai trò của việc kiểm tra, đánh giá
- Trong quá trình dạy học thì việc kiểm tra đánh giá có thể coi là khâu cuối cùng của hoạt động dạy học, nhưng kiểm tra đánh giá phải luôn được thực hiện trong suốt cả quá trình dạy học để kịp thời nhận ra những ưu khuyết điểm của học sinh trong quá trình nhận thức và rèn luyện kĩ năng, biểu hiện thái độ phát triển tình cảm, niềm tin kịp thời. Kiểm tra các em không những lĩnh hội được kiến thức mà nó còn là biện pháp kích thích hoạt động nhận thức của học sinh. Kiểm tra đánh giá không chỉ nhằm mục tiêu đánh giá kết quả cuối cùng của hoạt động lĩnh hội kiến thức mà nó còn là biện pháp kích thích hoạt động nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động dạy và học. Vì vậy việc kiểm tra cũng là một phương pháp dạy học.
- Theo quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục đã được thể hiện rõ trong các văn bản pháp quy của nhà nước như: Chỉ thị 30/1998/CT- TTg; Chỉ thị 14/2001/CT- TTg của thủ tướng chính phủ; nghị quyết 40/2000/QH 10 của Quốc hội
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thuỵ Vi
Dung lượng: 86,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)