SKKN

Chia sẻ bởi Đặng Ngọc Nhơn | Ngày 12/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: SKKN thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn lỗi chính tả cho HS lớp 6 1
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Phần I : Cơ sở vấn đề.
I - Cơ sở khoa học:
Từ lâu, việc dạy học tự chọn là một hình thức phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Hình thức này tăng cường hơn nữa tính “Phân hoá “ trong giáo dục. Ở nước ta, việc day học tự chọn còn khá mới mẻ, mới chỉ được đưa vào giảng dạy từ năm 2004 – 2005, theo kế hoạch giáo dục của trường THCS, của bộ Giáo dục ban hành kèm theo quyết định số 03 / 2002.
Trong những năm học đầu khi mới thay sách, việc dạy học tự chon chỉ được áp dụng ở khối lớp 8 – 9. Đến năm học 2006 – 2007 thì được áp dụng cho cả khối 6-7. Mỗi tuần học 2 tiết, quĩ thời gian dành cho dạy học tự chọn cho mỗi khối là 70 tiết / năm.
Mục tiêu của việc dạy học tự chọn là dần thay thế cho hình thức dạy học ngoại khoá trước đây; nhằm thực hiện phân hoá dạy học và dạy học hướng tới cá nhân. Ngoài ra còn nhằm củng cố, bổ sung và khai thác sâu chương trình các môn học của cấp học; đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của học sinh; rèn luyện tính tích cực, tự giác và khả năng tự học của học sinh.
Dạy học thực hiện đúng theo” hướng dẫn thực hiện dạy học tự chọn trong trường trung học cơ sở và trung học phổ thông” của Bộ Giáo dục là:
+ Tất cả các trường khi triển khai thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới đều phải tổ chức dạy học tự chọn.
+ Tất cả học sinh được học chương trìnhvà sách giáo khoa mới đều phải học các chủ đề tự chọn .
+ Thực hiện nghiêm túc thời gian dạy học tự chọn theo qui định.
Dạy học tự chọn nhằm thoả mãn nhu cầu của người học. Nâng cao sự hiểu biết, bù đắp những lỗ hổng kiến thức, phát huy tính độc lập, tư duy sáng tạo và tinh thần tự học của học sinh. Ngoài ra, học sinh còn biết vận dụng những kiến thức naỳ vào công việc, giao tiếp trong cuộc sống.v...v...
II – Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay việc dạy học môn tự chọn ở trường THCS đã đi vào nề nếp, qui cũ. Nhà trường đã có tổ chức, phân công dạy học, kiểm tra đánh giá môn học tự chọn.
Đối với những bài dạy trong chương trình chính khoá, để cung cấp nội dung bài học mà chưa khắc sâu hoặc mở rộng kiến thức để thoả mãn và đáp ứng những nhu cầu khác của kiến thức.
Các chủ đề dạy học tự chọn hiện nay chưa nhiều. Đối với môn ngữ vănBộ Giáo dục mới biên soạn một số chủ đề dạy học tự chọn, cho các khối lớp từ 6 đến 9. Nhưng chủ đề bám sát cho học sinh khối lớp 6 chưa đảm bảo.
Tinh thần của văn bản hướng dẫn” Một số vấn đề dạy học tự chọn ở trường trung học cơ sở”, Bộ Giáo dục có qui định: “ Giáo viên dạy các chủ đề tự chọn theo sự phân công của nhà trường và tham gia biên soạn tài liệu tự chọn”.
Đồng thời, theo thực tế ở trường, qua bài tập khảo sát chất lượng đầu năm


Sáng kiến kinh nghiệm 2
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
và một số bài kiểm tra của bộ môn ngữ văn và các bộ môn khác. Chúng tôi thấý rằng học sinh lớp 6 đa số viết bài còn sai lỗi chính tả nhiều, đặc biệt là sử dụng những từ có phụ âm đầu như: gi-v- d; hoặc những từ có phụ âm cuối như: n-ng;c-t, hay thanh hỏi- ngã; Các em còn lúng túng, nhầm lẫn,lộn xộn. Từ thực tế đó, chúng tôi mạnh dạn viết một chủ đề tự chọn đưa vào giảng dạy –
Chủ đề : “ RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 6 “.
Phần II : Nội dung vấn đề.
A . Giới thiệu vấn đề:
I / Tên chủ đề: Rèn luyện chính tả cho học sinh lớp 6
- Chủ đề bám sát.
- Tổng số tiết dạy: 6 tiết.
- Phạm vi áp dụng : khối 6.
II / Mục tiêu:
Qua chủ đề này học sinh sẽ nắm được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Ngọc Nhơn
Dung lượng: 106,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)