SKKN 2008-2009

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Hải | Ngày 12/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: SKKN 2008-2009 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Tên đề tài: “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử lớp 5”ø
Họ và tên: Nguyễn Phạm Bích Tuyền
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cẩm Thắng
A. MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học nói chung và lịch sử 5 nói riêng, năm học 2001- 2002, Bộ giáo dục và đào tạo đã chính thức ban hành chương trình Tiểu học 2000 và đến nay nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 5 được đưa vào sử dụng đại trà trên phạm vi cả nước. Để đáp ứng được nội dung chương trình sách giáo khoa mới đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học. Khi áp dụng phương pháp dạy học mới thì yêu cầu phải có hình thức tổ chức dạy học tương ứng, phù hợp để tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ và làm việc, trao đổi, thảo luận với nhau nhiều hơn. Vì vậy, việc sử dụng phiếu học tập có vai trò đáng kể trong quá trình dạy học môn Lịch sử ở tiểu học. Trước hết, nó là phương tiện luyện tập kĩ năng: đọc, hiểu, ... cho học sinh. Mặt khác, kết quả của phiếu học tập thu được từ học sinh không những nhanh chóng, kịp thời mà còn thể hiện được trình độ, khả năng của từng em, từ đó giúp cho giáo viên đánh giá chính xác và khách quan về năng lực của học sinh, để có những tác động tích cực đến đối tượng của mình

2. Đối tượng,pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử lớp 5- Trường Tiểu học Cẩm Thắng
Khách thể nghiên cứu: Tập thể học sinh lớp 5- Trường Tiểu học Cẩm Thắng
- Nghiên cứu tài liệu
- Điều tra: dự giờ đồng nghiệp và thực nghiệm trên kết quả học tập của học sinh.
- Thảo luận
- Quan sát

3. Đề tài đưa ra giải pháp mới

- Giáo viên nắm vững qui trình thiết kế phiếu học tập trong dạy học môn lịch sử lớp 5.
- Phương pháp sử dụng phiếu học tập trong các dạng bài học Lịch sử lớp 5

4. Hiệu quả áp dụng

- Do đây là một vấn đề mới, quá trình áp dụng chỉ mới hơn một năm nên chưa thể nói là hoàn mĩ, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực nhằm giúp học sinh nắm vững về sự kiện lịch sữ một cách có hệ thống.
5. Phạm vi áp dụng

- Đề tài này áp dụng trong môn lịch sử lớp 4,5 Trường tiểu học Cẩm Thắng.
Cẩm Thắng, ngày 16 tháng 3 năm 2009
Người thực hiện




Nguyễn Phạm Bích Tuyền













LỜI MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn đề tài

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học nói chung và môn Lịch sử 5 nói riêng, năm học 2001- 2002, Bộ giáo dục và đào tạo đã chính thức ban hành chương trình Tiểu học 2000 và đến nay nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 5 được đưa vào sử dụng đại trà trên phạm vi cả nước. Để đáp ứng được nội dung chương trình sách giáo khoa mới đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học. Khi áp dụng phương pháp dạy học mới thì yêu cầu phải có hình thức tổ chức dạy học tương ứng, phù hợp để tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ và làm việc, trao đổi, thảo luận với nhau nhiều hơn. Vì vậy, việc sử dụng phiếu học tập có vai trò đáng kể trong quá trình dạy học môn Lịch sử ở tiểu học. Trước hết, nó là phương tiện luyện tập kĩ năng: đọc, hiểu, ... cho học sinh. Mặt khác, kết quả của phiếu học tập thu được từ học sinh không những nhanh chóng, kịp thời mà còn thể hiện được trình độ, khả năng của từng em, từ đó giúp cho giáo viên đánh giá chính xác và khách quan về năng lực của học sinh, để có những tác động tích cực đến đối tượng của mình. Phiếu học tập có thể được sử dụng một cách linh hoạt trong các hoạt động của tiến trình bài dạy với nhiều hình thức dạy học (ngoài trời, trong lớp, ...) và nhiều hình thức tổ chức hoạt động dạy học (cá nhân, nhóm, tổ, ...). Đó còn là điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành dạy học cá biệt hóa, phân biệt hóa. Bên cạnh đó, phiếu học tập còn kích thích hứng thú học tập của các em.
Đặc biệt, với môn Lịch sử nói chung và môn Lịch sử lớp 5 nói riêng, nội dung của môn học là những sự kiện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Hải
Dung lượng: 96,32KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)