Skkn

Chia sẻ bởi Vũ Toán Tin | Ngày 05/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: skkn thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

Thứ 4, ngày 18 tháng 1 năm 2017
Người soạn và dạy Đỗ Thị Ngoãn
I. Mục đích
* Trẻ nhớ tên truyện, biết tên một số nhân vật trong truyện, hiểu nội dung truyện “ Rau thì là”
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi của cây rau mồng tơi.
- Nhớ tên bài nghe hát “ Lý cây bông”
* Trẻ trả lời câu hỏi của cô đầy đủ, rõ ràng, rành mạch
- Trẻ chú ý lắng nghe bài nghe hát “ Lý cây bông”.
* Trẻ có ý thức  đoàn kết giúp đỡ bạn
- Tích cực tham gia vào mọi hoạt động
II. Chuẩn bị
- Tranh truyện “ Rau thìa là”, cay rau thìa là, cây rau mồng tơi, băng đĩa bài nghe hát “ Lý cây bông".
III. Tiến hành

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
GC

1. Hoạt động học: Truyện “ Rau thì là”( Đa số trẻ chưa biết)
a. Phần 1: Gây hứng thú
- Giới thiệu quà tặng của bác nông dân
( Rau thì là)
b. Trọng tâm
* Hoạt động 1: Cô kể chuyện cho trẻ nghe.
- Lần 1: Cô kể diễn cảm
- Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì? Do ai sưu tầm?
( Rau thì là của Nhược Thuỷ)
- Lần 2 : Cô kể diễn cảm kết hợp tranh

* Hoạt động 2 : Đàm thoại giảng giải nội dung câu chuyện
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
( Rau thì là của Nhược Thuỷ)
- Trong chuyện có những nhân vật nào?
( ông trời, rau cải trắng, rau thì là…)
- Ngày xưa ....củ cải, cải bắp, cải xoong)
+ Tại sao các loại rau phải kéo nhau lên nhờ Ông Trời đặt tên?( Do các loại rau, củ, quả chưa có tên)
+ Các chú rau đã nhờ ai đặt tên cho mình?( Nhờ ông trời)
+ Nhà trời đã đặt tên cho những rau nào?
(cải bắp, cải xoong cải cúc...)
- Thế rồi...vội vã ra về.
+ Vì sao rau Thì Là lại có tên gọi đó?( Do rau hấp tấp chưa kịp để Nhà Trời đặt tên)
+ Các con có biết hấp tấp là gì không?( hấp tấp là vội vã)
- GD: Các con thấy bạn rau cuối cùng vì quá hấp tấp, chưa nghe hết lời nên bạn có tên rất là ngộ nghĩnh. Vì vậy, các con khi nghe người lớn nói chuyện thì mình không được  xen vào mà hãy nghe hết câu để xem người lớn nói gì các con nhớ chưa.
- Vậy bạn nào cho cô biết ăn các loại rau củ cung cấp chất gì cho cơ thể chúng ta?
- Khi ăn các loại rau củ thì chúng ta phải như thế nào?( ăn chín)
 * GD: C/c ơi. Trong rau củ có chứa nhiều vitamin và chất khoáng rất tốt cho cơ thể, nên chúng ta phải ăn nhiều loại rau củ cho cơ thể được khỏe mạnh. Nhưng khi ăn chúng ta cần phải nhớ rửa sạch và nấu chín trước khi ăn.
* : Cô kể lần 3: Cô kể truyện kết hợp hình ảnh
c. Kết thúc
- Cô nhận xét động viên khen trẻ
2. Hoạt động ngoài trời
a. Trò chơi: Cây cao cỏ thấp
- Luật chơi: Ai không thực hiện đúng theo hiệu lệnh phải nhảy lò cò.
- Cách chơi: Khi cô nói cây cao thì các con đứng dậy khi cô nói cỏ thấp thì các con ngồi xuông
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần
- Nhận xét, động viên trẻ
b. Hoạt động có mục đích: Quan sát cây rau mồng tơi.
- Cô cùng trẻ đi ra sân vừa đi vừa hát bài “Khúc hát dạo chơi”
- Các con quan sát xem cô có cây gì?
( cây rau mồng tơi)
- Ai có nhận xét gì về cây rau mồng tơi? Cây rau mồng tơi có những bộ phận nào?
( Lá, thân cây và rễ cây)
- Cho trẻ sờ tay vào thân cây, lá cây, nhận xét thế nào?
- Con được ăn rau mồng tơi chưa? Rau mồng tơi thường dùng để làm gì ? 
( rau mồng tơi thường dùng để nấu canh…)
- Rau mồng tơi chứa chất gì ?
(chứa nhiều vitamin và muối khoáng)
- Trồng cây rau mồng tơi để làm gì ?
( lấy rau ăn)
- Cây rau mồng tơi là sản phẩm của nghề gì?
( nghề nông nghiệp)
* Giáo dục trẻ biết yêu quý chăm sóc và bảo vệ cây rau.
c. Chơi tự chọn
- Cô cho trẻ chơi xích đu, cầu trượt, nhà bóng
- Cô bao quát trẻ chơi
3. Hoạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Toán Tin
Dung lượng: 30,00KB| Lượt tài: 4
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)