Sinhvật.HSG.BacNinh2012
Chia sẻ bởi Chu Văn Quý |
Ngày 15/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: Sinhvật.HSG.BacNinh2012 thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN THI: SINH HỌC – LỚP 9 – THCS
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 20 tháng 3 năm 2012
==============
Câu 1 (5,0 điểm):
Ở ruồi giấm, gen trội B quy định thân xám, gen lặn b quy định thân đen; gen trội S quy định lông ngắn, gen lặn s quy định lông dài. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau.
Cho hai ruồi giấm đực giao phối với hai ruồi giấm cái. Tất cả 4 con ruồi này đều có kiểu hình thân xám, lông ngắn. Kết quả giao phối như sau:
- Trường hợp 1: cho F1 gồm 75% số cá thể thân xám, lông ngắn và 25% số cá thể thân xám, lông dài.
- Trường hợp 2: cho F1 gồm 75% số cá thể thân xám, lông ngắn và 25% số cá thể thân đen, lông ngắn.
- Trường hợp 3: cho F1 gồm 100% số cá thể thân xám, lông ngắn.
- Trường hợp 4: do phép lai khác cũng cho 100% số cá thể thân xám, lông ngắn.
Hãy xác định kiểu gen của 4 con ruồi giấm kể trên và kiểu gen, kiểu hình của các cá thể F1.
Câu 2 ( 3,5 điểm):
1. Tại sao các đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất.
2. Giả sử cặp nhiễm sắc thể 21 ở một người mang cặp gen Bb. Gen B có chiều dài bằng 0,408µm và số nuclêôtit loại T chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen b có khối lượng phân tử bằng 9.105 đvC và số lượng bốn loại nuclêôtit bằng nhau. (Biết khối lượng phân tử trung bình của mỗi nuclêôtit bằng 300 đvC).
a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen.
b. Nếu người trên có cặp thứ 21 chứa 3 nhiễm sắc thể, hãy tính số nuclêôtit từng loại của các gen thuộc cặp nhiễm sắc thể đó.
Câu 3 (2,0 điểm):
Một tế bào ở một loài thực vật có 2n = 24 nguyên phân một số lần liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 3072. Hãy tính:
a. Số tế bào con được hình thành sau quá trình nguyên phân và số lần nguyên phân của tế bào ban đầu.
b. Số nhiễm sắc thể đơn mà môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nguyên phân trên.
c. Số thoi phân bào được hình thành và số thoi phân bào bị phá vỡ trong quá trình nguyên phân đó.
Câu 4 (1,5 điểm):
Một quần thể thực vật ban đầu có tỉ lệ kiểu gen là 0,3 AA : 0,5 Aa : 0,2 aa. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn liên tiếp thì tỉ lệ kiểu gen của quần thể sẽ như thế nào?
Câu 5 ( 5,0 điểm):
Cho các loài sinh vật sau: cào cào, ếch, thỏ, rắn, thực vật, chuột, đại bàng và vi sinh vật.
1. Nêu các điều kiện để các loài sinh vật trên tạo thành một quần xã sinh vật.
2. Hãy thành lập lưới thức ăn có thể có từ tất cả các loài sinh vật trên.
3. Phân tích mối quan hệ giữa hai loài sinh vật trong quần xã trên để chứng minh rằng:
a. Bảo vệ loài này bằng việc bảo vệ loài kia.
b. Bảo vệ loài này đồng thời lại gây tác hại cho loài kia.
4. Nếu loại trừ quần thể thực vật hoặc đại bàng ra khỏi lưới thức ăn thì trạng thái cân bằng của quần xã sẽ biến biến động như thế nào?
Câu 6 (3,0 điểm):
a. Thể dị hợp là gì? Cho ví dụ minh họa? Những thể dị hợp có ý nghĩa gì trong tiến hóa và chọn giống?.
b. Cho 2 cây thuần chủng giao phấn với nhau được F2 có tỷ lệ kiểu hình:
25% cây thân cao, lá ngắn
50% cây thân cao, lá dài
25% cây thân thấp, lá dài
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.
--------------Hết --------------
(Đề thi gồm 02 trang)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN THI: SINH HỌC – LỚP 9 – THCS
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 20 tháng 3 năm 2012
==============
Câu 1 (5,0 điểm):
Ở ruồi giấm, gen trội B quy định thân xám, gen lặn b quy định thân đen; gen trội S quy định lông ngắn, gen lặn s quy định lông dài. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau.
Cho hai ruồi giấm đực giao phối với hai ruồi giấm cái. Tất cả 4 con ruồi này đều có kiểu hình thân xám, lông ngắn. Kết quả giao phối như sau:
- Trường hợp 1: cho F1 gồm 75% số cá thể thân xám, lông ngắn và 25% số cá thể thân xám, lông dài.
- Trường hợp 2: cho F1 gồm 75% số cá thể thân xám, lông ngắn và 25% số cá thể thân đen, lông ngắn.
- Trường hợp 3: cho F1 gồm 100% số cá thể thân xám, lông ngắn.
- Trường hợp 4: do phép lai khác cũng cho 100% số cá thể thân xám, lông ngắn.
Hãy xác định kiểu gen của 4 con ruồi giấm kể trên và kiểu gen, kiểu hình của các cá thể F1.
Câu 2 ( 3,5 điểm):
1. Tại sao các đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất.
2. Giả sử cặp nhiễm sắc thể 21 ở một người mang cặp gen Bb. Gen B có chiều dài bằng 0,408µm và số nuclêôtit loại T chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen b có khối lượng phân tử bằng 9.105 đvC và số lượng bốn loại nuclêôtit bằng nhau. (Biết khối lượng phân tử trung bình của mỗi nuclêôtit bằng 300 đvC).
a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen.
b. Nếu người trên có cặp thứ 21 chứa 3 nhiễm sắc thể, hãy tính số nuclêôtit từng loại của các gen thuộc cặp nhiễm sắc thể đó.
Câu 3 (2,0 điểm):
Một tế bào ở một loài thực vật có 2n = 24 nguyên phân một số lần liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 3072. Hãy tính:
a. Số tế bào con được hình thành sau quá trình nguyên phân và số lần nguyên phân của tế bào ban đầu.
b. Số nhiễm sắc thể đơn mà môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nguyên phân trên.
c. Số thoi phân bào được hình thành và số thoi phân bào bị phá vỡ trong quá trình nguyên phân đó.
Câu 4 (1,5 điểm):
Một quần thể thực vật ban đầu có tỉ lệ kiểu gen là 0,3 AA : 0,5 Aa : 0,2 aa. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn liên tiếp thì tỉ lệ kiểu gen của quần thể sẽ như thế nào?
Câu 5 ( 5,0 điểm):
Cho các loài sinh vật sau: cào cào, ếch, thỏ, rắn, thực vật, chuột, đại bàng và vi sinh vật.
1. Nêu các điều kiện để các loài sinh vật trên tạo thành một quần xã sinh vật.
2. Hãy thành lập lưới thức ăn có thể có từ tất cả các loài sinh vật trên.
3. Phân tích mối quan hệ giữa hai loài sinh vật trong quần xã trên để chứng minh rằng:
a. Bảo vệ loài này bằng việc bảo vệ loài kia.
b. Bảo vệ loài này đồng thời lại gây tác hại cho loài kia.
4. Nếu loại trừ quần thể thực vật hoặc đại bàng ra khỏi lưới thức ăn thì trạng thái cân bằng của quần xã sẽ biến biến động như thế nào?
Câu 6 (3,0 điểm):
a. Thể dị hợp là gì? Cho ví dụ minh họa? Những thể dị hợp có ý nghĩa gì trong tiến hóa và chọn giống?.
b. Cho 2 cây thuần chủng giao phấn với nhau được F2 có tỷ lệ kiểu hình:
25% cây thân cao, lá ngắn
50% cây thân cao, lá dài
25% cây thân thấp, lá dài
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng.
--------------Hết --------------
(Đề thi gồm 02 trang)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Chu Văn Quý
Dung lượng: 35,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)