Sinh lý học trẻ em
Chia sẻ bởi Bùi Thảo Nguyên |
Ngày 12/10/2018 |
48
Chia sẻ tài liệu: Sinh lý học trẻ em thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CHƯƠNG 3: SINH LÝ PHÂN TÍCH QUAN
I - CẤU TRÚC PHÂN TÍCH QUAN
Phân tích quan: Là cơ quan tiếp nhận và phân tích các tác nhân kích thích tác động vào cơ thể gây ra cảm giác. Một phân tích quan gồm có 3 phần:
+ Phần ngoại biên (cơ quan thụ cảm): Tiếp nhận tác nhân kích thích và biến kích thích thành xung động thần kinh.
+ Dẫn truyền – các sợi thần kinh hướng tâm: Dẫn truyền xung thần kinh từ thụ quan về não.
+ Phần trung ương: Gồm các trung khu cảm giác nằm ở vỏ não và các phần dưới vỏ phân tích các xung động thần kinh gây ra cảm giác.
II – CÁC CƠ QUAN PHÂN TÍCH CƠ BẢN
A - CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
Cấu tạo
- Gồm mắt (cơ quan thụ cảm), dây thần kinh thị giác, não giữa và vùng chẩm của bán cầu đại não.
- Sơ đồ cấu tạo mắt:
- Cấu tạo màng lưới (võng mạc)
2. Cơ chế cảm thụ ánh sáng
Xảy ra ở màng lưới (võng mạc). Ánh sáng từ vật phản chiếu vào mắt -> hệ thống quang học sẽ hội tụ và tạo thành ảnh ở màng lưới. Dưới tác dụng của ánh sáng Rodopxin sẽ phân giải thành opxin và Rêtinen.
Rêtinen làm thay đổi điện thế của tế bào que -> xung động thần kinh -> não: phân tích cho cảm giác. Hoạt động của Iodopxin cũng tương tự như Rodopxin. Rêtinen được tổng hợp từ VitaminA -> Vitamin A rất cần cho mắt
- Tế bào que có độ nhậy rất cao nên tiếp nhận ánh sáng yếu. Tế bào nón có độ nhậy cảm thấp nên tiếp nhận ánh sáng mạnh và màu sắc. Có 3 loại tế bào nón tiếp nhận 3 màu cơ bản: đỏ, lục, tím; còn các màu khác là sự pha trộn của 3 màu này với các thành phần và tỉ lệ khác nhau
3. Sự điều tiết của mắt
Muốn nhìn rõ vật ở các khoảng cách khác nhau thì mắt phải điều tiết bằng sự thay đổi độ hội tụ ánh sáng của thể thuỷ tinh. Nếu khoảng cách từ vật đến mắt thích hợp thì ảnh của vật hiện đúng trên võng mạc nên nhìn rõ vật.
Nếu vật ở xa thì ảnh hiện trước võng mạc. Muốn ảnh hiện đúng võng mạc thì độ hội tụ ánh sáng phải giảm nên thể thuỷ tinh xẹp.
Nếu vật ở gần thì ảnh hiện sau võng mạc. Muốn ảnh hiện đúng trên võng mạc thì độ hội tụ ánh sáng phải tăng nên thể thuỷ tinh phồng thêm.
- Tính đàn hồi của thể thuỷ tinh giảm dần theo tuổi nên khả năng điều tiết cũng giảm dần.
4. Các tật của mắt
a) Cận thị: Người bị cận thị chỉ có khả năng nhìn vật rất gần.
Nguyên nhân: Do cầu mắt quá dài hoặc thể thuỷ tinh quá phồng. Muốn khắc phục phải đeo kính lõm
* Trẻ em: Thường xuyên đọc và viết trong điều kiện thiếu ánh sáng, kích thước bàn ghế không phù hợp, nằm hoặc ngồi cúi đầu nhiều mắt thường xuyên phải điều tiết thì thể thuỷ tinh luôn luôn phồng, lâu dần thành tật gây cận thị -> Trong trường học cần phòng chống các bệnh về mắt cho trẻ.
* Các biện pháp phòng chống cận thị cho trẻ ở trường học:
+ Xây dựng phòng học đúng tiêu chuẩn vệ sinh, đủ ánh sáng
+ Tăng cường cho trẻ chơi ngoài trời
+ Kích thước bàn ghế phù hợp với tầm vóc của trẻ
+ Sách giáo khoa in chữ to, thẳng, rõ ràng.
+ Tránh cho trẻ nhìn tập trung lâu, cần 15 – 20 phút giải lao sau các giờ tập đọc, tập viết, hội hoạ…
+ Giáo viên phải chú ý rèn tư thế đúng cho trẻ, chú ý khoảng cách giữa mắt và sách, vở khi trẻ tập đọc, vẽ…
b) Viễn thị: Người bị viễn thị chỉ có khả năng nhìn vật ở rất xa.
Nguyên nhân: Do cầu mắt quá ngắn. Khắc phục bằng cách đeo kính lồi.
* Ở người già viễn thị là do giảm tính đàn hồi của thuỷ tinh thể nên cũng dùng kính lồi.
5. Đặc điểm thị giác ở trẻ em
Ngay sau khi sinh mắt trẻ em có thể thực hiện đầy đủ chức năng thị giác
Hốc mắt của trẻ em nông nên mắt hơi lồi.
Độ đàn hồi của thuỷ tinh thể ở trẻ em lớn và độ hội tụ nhỏ, sau đó độ đàn hồi giảm dần và hội tụ tăng lên.
Tuyến nước mắt hoạt động ngay sau khi trẻ lọt lòng.
- Các nơron thị giác hoàn thiện rất nhanh ngay sau khi trẻ mới được sinh và sự hoạt động của thị giác có tác dụng thúc đẩy quá trình hoàn thiện đó.
* Vệ sinh cơ quan phân tích thị giác
+ Trẻ em rất dễ mắc các bệnh về mắt, ngoài chứng cận thị, viễn thị còn có các dị tật loạn thị, lác mắt, quáng gà, mù màu, …Do vậy đối với trẻ cần hướng dẫn sao cho luôn đảm bảo khoảng cách từ vật đến mắt thích hợp.
+ Tăng cường cho trẻ luyện tập thể dục thể thao (bóng rổ, bóng chuyền…), ăn uống đủ các chất dinh dưỡng.
+ Không nên bắt mắt làm việc quá sức và phải điều tiết nhiều, tránh các dị tật về mắt.
+ Khám mắt định kỳ để phát hiện sớm các chứng bệnh về mắt, kịp thời điều chỉnh thị giác cho trẻ.
B – PHÂN TÍCH QUAN THÍNH GIÁC
1. Cấu tạo: gồm tai, dây thần kinh thính giác, thuỳ thái dương của bán cầu não.
2. Cơ chế cảm thụ âm thanh
- Tai người có khả năng cảm thụ âm thanh với tần số khoảng 16 – 20000 -> 30000 Hz
Âm thanh -> màng nhĩ -> hệ thống xương -> tai trong: chất dịch dao động -> sợi của màng cơ sở dao động -> tế bào thính giác dao động va chạm vào màng mái. Sự va chạm -> thay đổi điện thế màng -> xuất hiện xung động thần kinh -> não gây ra cảm giác
Xem clip “Cơ chế cảm thụ âm thanh”
3. Đặc điểm thính giác ở trẻ em
Đây là cơ quan ít biến đổi nhất trong quá trình phát triển của trẻ, không khác mấy so với người lớn.
+ Trẻ em có phản ứng âm thanh ngay từ khi mới lọt lòng
+ Có khả năng tiếp nhận những âm thanh có tần số cao (khoảng 32000 Hz)
+ Ống tai ngoài chứa đầy dịch nên tính cảm thụ thấp và khả năng phân biệt âm thanh chưa tốt -> phát triển dần. Tính cảm thụ tăng dần và đến 12 – 14 tuổi đạt mức cao nhất.
* Vệ sinh tai
+ Khả năng nghe và phân biệt âm thanh: tính di truyền + sự luyện tập của trẻ -> cho trẻ nghe những bài hát, bản nhạc hay, chơi những trò chơi trốn tìm, bịt mắt bắt dê…cho trẻ tìm hiểu thiên nhiên bằng các âm thanh quanh ta -> thính giác của trẻ phong phú hơn.
+ Khả năng cảm thụ của thính giác được tăng lên rõ rệt khi hoàn toàn yên tĩnh và giảm xuống trong điều kiện ồn ào (điều kiện ồn ào thường xuyên -> rối loạn không thể phục hồi được của bộ máy thính giác -> nghễnh ngãng, có khi điếc hoàn toàn) -> trường học phải được xây dựng ở nơi yên tĩnh.
+ Đối với trẻ cần chăm sóc và bảo vệ tai phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, (viêm tai giữa). Không được dùng các vật nhọn để ngoáy tai, lấy khăn sạch lau tai hàng ngày khi rửa mặt, dùng tăm bông để lau khô tai.
+ Hạn chế dùng các loại thuốc kháng sinh có tác dụng gây điếc, ù tai…
I - CẤU TRÚC PHÂN TÍCH QUAN
Phân tích quan: Là cơ quan tiếp nhận và phân tích các tác nhân kích thích tác động vào cơ thể gây ra cảm giác. Một phân tích quan gồm có 3 phần:
+ Phần ngoại biên (cơ quan thụ cảm): Tiếp nhận tác nhân kích thích và biến kích thích thành xung động thần kinh.
+ Dẫn truyền – các sợi thần kinh hướng tâm: Dẫn truyền xung thần kinh từ thụ quan về não.
+ Phần trung ương: Gồm các trung khu cảm giác nằm ở vỏ não và các phần dưới vỏ phân tích các xung động thần kinh gây ra cảm giác.
II – CÁC CƠ QUAN PHÂN TÍCH CƠ BẢN
A - CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
Cấu tạo
- Gồm mắt (cơ quan thụ cảm), dây thần kinh thị giác, não giữa và vùng chẩm của bán cầu đại não.
- Sơ đồ cấu tạo mắt:
- Cấu tạo màng lưới (võng mạc)
2. Cơ chế cảm thụ ánh sáng
Xảy ra ở màng lưới (võng mạc). Ánh sáng từ vật phản chiếu vào mắt -> hệ thống quang học sẽ hội tụ và tạo thành ảnh ở màng lưới. Dưới tác dụng của ánh sáng Rodopxin sẽ phân giải thành opxin và Rêtinen.
Rêtinen làm thay đổi điện thế của tế bào que -> xung động thần kinh -> não: phân tích cho cảm giác. Hoạt động của Iodopxin cũng tương tự như Rodopxin. Rêtinen được tổng hợp từ VitaminA -> Vitamin A rất cần cho mắt
- Tế bào que có độ nhậy rất cao nên tiếp nhận ánh sáng yếu. Tế bào nón có độ nhậy cảm thấp nên tiếp nhận ánh sáng mạnh và màu sắc. Có 3 loại tế bào nón tiếp nhận 3 màu cơ bản: đỏ, lục, tím; còn các màu khác là sự pha trộn của 3 màu này với các thành phần và tỉ lệ khác nhau
3. Sự điều tiết của mắt
Muốn nhìn rõ vật ở các khoảng cách khác nhau thì mắt phải điều tiết bằng sự thay đổi độ hội tụ ánh sáng của thể thuỷ tinh. Nếu khoảng cách từ vật đến mắt thích hợp thì ảnh của vật hiện đúng trên võng mạc nên nhìn rõ vật.
Nếu vật ở xa thì ảnh hiện trước võng mạc. Muốn ảnh hiện đúng võng mạc thì độ hội tụ ánh sáng phải giảm nên thể thuỷ tinh xẹp.
Nếu vật ở gần thì ảnh hiện sau võng mạc. Muốn ảnh hiện đúng trên võng mạc thì độ hội tụ ánh sáng phải tăng nên thể thuỷ tinh phồng thêm.
- Tính đàn hồi của thể thuỷ tinh giảm dần theo tuổi nên khả năng điều tiết cũng giảm dần.
4. Các tật của mắt
a) Cận thị: Người bị cận thị chỉ có khả năng nhìn vật rất gần.
Nguyên nhân: Do cầu mắt quá dài hoặc thể thuỷ tinh quá phồng. Muốn khắc phục phải đeo kính lõm
* Trẻ em: Thường xuyên đọc và viết trong điều kiện thiếu ánh sáng, kích thước bàn ghế không phù hợp, nằm hoặc ngồi cúi đầu nhiều mắt thường xuyên phải điều tiết thì thể thuỷ tinh luôn luôn phồng, lâu dần thành tật gây cận thị -> Trong trường học cần phòng chống các bệnh về mắt cho trẻ.
* Các biện pháp phòng chống cận thị cho trẻ ở trường học:
+ Xây dựng phòng học đúng tiêu chuẩn vệ sinh, đủ ánh sáng
+ Tăng cường cho trẻ chơi ngoài trời
+ Kích thước bàn ghế phù hợp với tầm vóc của trẻ
+ Sách giáo khoa in chữ to, thẳng, rõ ràng.
+ Tránh cho trẻ nhìn tập trung lâu, cần 15 – 20 phút giải lao sau các giờ tập đọc, tập viết, hội hoạ…
+ Giáo viên phải chú ý rèn tư thế đúng cho trẻ, chú ý khoảng cách giữa mắt và sách, vở khi trẻ tập đọc, vẽ…
b) Viễn thị: Người bị viễn thị chỉ có khả năng nhìn vật ở rất xa.
Nguyên nhân: Do cầu mắt quá ngắn. Khắc phục bằng cách đeo kính lồi.
* Ở người già viễn thị là do giảm tính đàn hồi của thuỷ tinh thể nên cũng dùng kính lồi.
5. Đặc điểm thị giác ở trẻ em
Ngay sau khi sinh mắt trẻ em có thể thực hiện đầy đủ chức năng thị giác
Hốc mắt của trẻ em nông nên mắt hơi lồi.
Độ đàn hồi của thuỷ tinh thể ở trẻ em lớn và độ hội tụ nhỏ, sau đó độ đàn hồi giảm dần và hội tụ tăng lên.
Tuyến nước mắt hoạt động ngay sau khi trẻ lọt lòng.
- Các nơron thị giác hoàn thiện rất nhanh ngay sau khi trẻ mới được sinh và sự hoạt động của thị giác có tác dụng thúc đẩy quá trình hoàn thiện đó.
* Vệ sinh cơ quan phân tích thị giác
+ Trẻ em rất dễ mắc các bệnh về mắt, ngoài chứng cận thị, viễn thị còn có các dị tật loạn thị, lác mắt, quáng gà, mù màu, …Do vậy đối với trẻ cần hướng dẫn sao cho luôn đảm bảo khoảng cách từ vật đến mắt thích hợp.
+ Tăng cường cho trẻ luyện tập thể dục thể thao (bóng rổ, bóng chuyền…), ăn uống đủ các chất dinh dưỡng.
+ Không nên bắt mắt làm việc quá sức và phải điều tiết nhiều, tránh các dị tật về mắt.
+ Khám mắt định kỳ để phát hiện sớm các chứng bệnh về mắt, kịp thời điều chỉnh thị giác cho trẻ.
B – PHÂN TÍCH QUAN THÍNH GIÁC
1. Cấu tạo: gồm tai, dây thần kinh thính giác, thuỳ thái dương của bán cầu não.
2. Cơ chế cảm thụ âm thanh
- Tai người có khả năng cảm thụ âm thanh với tần số khoảng 16 – 20000 -> 30000 Hz
Âm thanh -> màng nhĩ -> hệ thống xương -> tai trong: chất dịch dao động -> sợi của màng cơ sở dao động -> tế bào thính giác dao động va chạm vào màng mái. Sự va chạm -> thay đổi điện thế màng -> xuất hiện xung động thần kinh -> não gây ra cảm giác
Xem clip “Cơ chế cảm thụ âm thanh”
3. Đặc điểm thính giác ở trẻ em
Đây là cơ quan ít biến đổi nhất trong quá trình phát triển của trẻ, không khác mấy so với người lớn.
+ Trẻ em có phản ứng âm thanh ngay từ khi mới lọt lòng
+ Có khả năng tiếp nhận những âm thanh có tần số cao (khoảng 32000 Hz)
+ Ống tai ngoài chứa đầy dịch nên tính cảm thụ thấp và khả năng phân biệt âm thanh chưa tốt -> phát triển dần. Tính cảm thụ tăng dần và đến 12 – 14 tuổi đạt mức cao nhất.
* Vệ sinh tai
+ Khả năng nghe và phân biệt âm thanh: tính di truyền + sự luyện tập của trẻ -> cho trẻ nghe những bài hát, bản nhạc hay, chơi những trò chơi trốn tìm, bịt mắt bắt dê…cho trẻ tìm hiểu thiên nhiên bằng các âm thanh quanh ta -> thính giác của trẻ phong phú hơn.
+ Khả năng cảm thụ của thính giác được tăng lên rõ rệt khi hoàn toàn yên tĩnh và giảm xuống trong điều kiện ồn ào (điều kiện ồn ào thường xuyên -> rối loạn không thể phục hồi được của bộ máy thính giác -> nghễnh ngãng, có khi điếc hoàn toàn) -> trường học phải được xây dựng ở nơi yên tĩnh.
+ Đối với trẻ cần chăm sóc và bảo vệ tai phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, (viêm tai giữa). Không được dùng các vật nhọn để ngoáy tai, lấy khăn sạch lau tai hàng ngày khi rửa mặt, dùng tăm bông để lau khô tai.
+ Hạn chế dùng các loại thuốc kháng sinh có tác dụng gây điếc, ù tai…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thảo Nguyên
Dung lượng: 327,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)