Sinh lý học trẻ em
Chia sẻ bởi Bùi Thảo Nguyên |
Ngày 12/10/2018 |
51
Chia sẻ tài liệu: Sinh lý học trẻ em thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CHƯƠNG 4: HỆ VẬN ĐỘNG
A - HỆ XƯƠNG
I - CHỨC NĂNG CỦA HỆ XƯƠNG
Là bộ khung của cơ thể, tạo thành hình dáng cho cơ thể, là chỗ dựa cho các cơ quan.
Tạo thành khoang chứa và bảo vệ các nội quan.
- Cùng với hệ cơ làm cho cơ thể vận động được
II - CẤU TẠO
Cấu tạo xương: Mặt ngoài của xương được cấu tạo bởi mô liên kết, tạo thành màng xương. Có 2 loại mô xương: mô xương cứng và mô xương xốp. Trục giữa của các xương dài thường rỗng chứa tuỷ xương.
Các xương được nối với nhau bởi các khớp. Có ba loại khớp là; khớp động, khớp bán động và khớp bất động.
Thành phần cấu tạo: 1/3 chất hữu cơ + 2/3 chất vô cơ. Chất hữu cơ dẻo, bền, chắc và có tính đàn hồi cao. Chất vô cơ chủ yếu là CaCO3 và Ca3(PO4)2 làm cho xương cứng rắn. Nhờ có sự phối hợp của hai chất này mà xương có thuộc tính bền chắc và cứng rắn.
- Ở trẻ em: chất hữu cơ chiếm ưu thế nên xương mềm, dễ bị biến dạng nếu trẻ đi, đứng, ngồi không đúng tư thế. Ở người già chất vô cơ chiếm ưu thế nên xương giòn, dễ gẫy.
2. Cấu tạo của bộ xương : Bộ xương người có khoảng 200 xương chia làm 3 phần: Xương đầu, Xương mình, Xương chi
+ Xương đầu
* Xương sọ: gồm 8 xương dẹp nối với nhau bởi khớp bất động tạo thành khoang rỗng chứa não.
* Xương mặt: gồm 14 xương bất động và một xương động (xương hàm dưới)
Ở xương đầu có nhiều hốc, chủ yếu chứa cơ quan cảm giác như: mắt. tai, mũi, miệng…
+ Xương mình
- Cột sống: có nhiều đốt, các khớp có sụn đàn hồi và nối nhau bởi khớp bán động. Cột sống không thẳng mà có những khúc uốn ở các vị trí: cổ, lưng, mông, hông.
* Lồng ngực: Do cột sống, xương sườn và xương ức tạo thành, 10 đôi xương sườn nối với xương ức bởi sụn, còn 2 đôi cuối tự do gọi là sườn cụt.
+ Xương chi:
* Xương chi trên: gồm có xương đai vai và xương tay. Xương tay gồm xương cánh tay, xương cẳng tay (xương trụ và xương quay) và xương bàn tay (8 xương cổ tay + 5 xương đốt bàn tay + xương đốt ngón tay)
- Xương chi dưới: gồm có xương đai hông (xương chậu) và xương chân: xương đùi, xương ống chân (Xương chày và xương mác) và xương bàn chân
III - ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN XƯƠNG CỦA TRẺ EM.
Hợp tử: xương sụn -> 6 tháng tuổi: xương được cốt hoá -> mới sinh: xương nhiều sụn, thóp lớn và thóp bé -> 1 năm: xương tiếp tục được cốt hoá mạnh -> 22 – 23 tuổi: xương dài hoàn thành sự cốt hoá.
Chiều dài tăng mạnh trong những năm đầu, sau đó giảm dần, chiều dày của xương có thể tăng suốt đời.
Xương sọ phát triển không đều, mạnh nhất trong năm đầu -> 3 tuổi đạt 80% -> 7 – 8 tuổi: 90% so với người lớn. Tỷ lệ phát triển giữa xương sọ và xương mặt , giữa các xương mặt không đều làm thay đổi hình dạng đầu và mặt.
Xương cột sống chưa ổn định, lúc đầu thẳng và còn nhiều sụn, sau mới hình thành dáng cong và cốt hoá dần.
Chiều ngang của lồng ngực phát triển mạnh hơn chiều trước sau nên lồng ngực chuyển dần từ dạng tròn sang dạng dẹp trước sau.
- Trước 7 tuổi sự phát triển xương chậu của bé trai và gái giống nhau, sau đó phát triển theo hướng phân hoá dần và đến 20 – 21 tuổi thì dừng lại
B - HỆ CƠ
I - CHỨC NĂNG
Kiến tạo cơ thể
Nối các xương và giữ tư thế cho cơ thể
Cùng với xương làm cho cơ thể vận động được
- Ngoài ra cơ co giải phóng năng lượng làm cơ thể nóng lên, tham gia vào bộ phận phát âm…
II - CẤU TẠO
Hệ cơ của người có khoảng 600 cơ. chia thành 3 nhóm: cơ đầu, cơ thân và cơ chi.
+ Cơ đầu:cơ vùng đầu, mặt và cổ. Cơ vùng đầu mặt gồm có cơ nhai và cơ nét mặt. Cơ nét mặt có 1 hoặc 2 đầu bám vào da nên khi co dãn sẽ tạo ra những biểu hiện khác nhau của nét mặt. Cơ vùng cổ làm ngửa đầu quay sang 2 bên hoặc cúi xuống.
+ Cơ thân: cơ vùng bụng, lưng, ngực. Cơ vùng lưng giữ cột sống thẳng đứng, cơ vùng ngực thực hiện động tác thở, cơ vùng bụng tạo thành ổ bụng, tham gia hô hấp và thực hiện các động tác gập, nghiêng người.
+ Cơ chi: Các cơ của chi trên đảm bảo sự cử động của tay và cơ chi dưới gây ra cử động của chân. Trong các cơ cử động của chi ngoài cơ gập, cơ duỗi còn có các cơ gây cử động xoay tròn (cơ xoay cổ tay) và những cơ làm cho tay, chân dang ra hoặc khép lại.
* Các loại cơ:
- Cơ trơn:
- Cơ vân:
- Cơ tim:
III – CƠ CHẾ CO CƠ
Khi bị kích thích, xung động thần kinh từ trung ương thần kinh -> cơ, dòng điện động xuất hiện và lan toả theo 2 chiều của sợi cơ với vận tốc 3 – 5 m/s, làm co cơ.
Trong trạng thái yên tĩnh các sợi actin nằm cách biệt với sợi miozin. Dưới tác dụng của dòng điện các sợi actin chui vào khoảng giữa các sợi miozin làm cho chiều dài của cơ rút ngắn lại.
- Sự chuyển động của các sợi actin và miozin:
Xem clip “Hoạt động của hệ cơ”
Năng lượng co cơ: trực tiếp là ATP, gián tiếp là glucoz qua hô hấp nội bào
Sự mỏi cơ: Là hiện tượng giảm sút hoặc ngừng hẳn hoạt động của các cơ do làm việc.
- Nguyên nhân do axit lactic tích tụ trong cơ gây ức chế sự co dãn của cơ hoặc có thể cơ cần năng lượng bổ sung cho năng lượng dự trữ hết dần.
* Các chế độ co cơ
Chế độ co đơn (0,1s): pha tiềm tàng (0,01s), pha co cơ (0,04s), pha dãn cơ (0,05s)
Chế độ co cứng:
+ Co cứng răng cưa (co cứng không hoàn toàn)
+ Co cứng trơn (co cứng hoàn toàn)
IV - ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CƠ Ở TRẺ EM: Không đều
- Cơ phát triển cả chiều dài và chiều dày. Các cơ lớn phát triển sớm, còn các cơ nhỏ phát triển muộn hơn nên trẻ khó thực hiện các động tác tinh vi phức tạp. Đến 6 – 7 tuổi các cơ đảm bảo tư thế đứng thẳng và đi phát triển mạnh trẻ trở nên hiếu động. Trương lực của cơ gập lớn hơn cơ duỗi -> trẻ không ngồi thẳng lưng trong một thời gian dài.
7 – 9 tuổi các cơ tay chân phát triển mạnh nên động tác trở nên mạnh mẽ nhưng khả năng thực hiện động tác tinh vi khó khăn.
9 – 11 tuổi, xương bàn hoàn chỉnh, các cơ nhỏ ở bàn tay, chân khá phát triển nên động tác vừa mạnh mẽ lại khéo léo chính xác hơn.
Ở trẻ em, các sợi cơ còn mảnh, lực co cơ yếu nên khi làm việc trẻ sẽ chóng mệt.
* Các biện pháp phòng ngừa sai lệch tư thế của trẻ
Cho trẻ ăn uống đủ chất, lượng và phù hợp với nhu cầu lứa tuổi sao cho giúp cơ thể phát triển tốt, tránh còi xương, suy dinh dưỡng.
- Thường xuyên cho trẻ tập thể dục thể thao, chơi các trò chơi vận động, dạo chơi nơi thoáng mát củng cố sức khoẻ và bộ máy vận động.
Quan tâm đến tư thế của trẻ mọi lúc mọi nơi
- Trong khi ngủ không nên cho trẻ nằm trên đệm quá cứng hoặc quá mềm hoặc nằm nghiêng lâu một bên vì điều đó ảnh hưởng đến cột sống của trẻ.
A - HỆ XƯƠNG
I - CHỨC NĂNG CỦA HỆ XƯƠNG
Là bộ khung của cơ thể, tạo thành hình dáng cho cơ thể, là chỗ dựa cho các cơ quan.
Tạo thành khoang chứa và bảo vệ các nội quan.
- Cùng với hệ cơ làm cho cơ thể vận động được
II - CẤU TẠO
Cấu tạo xương: Mặt ngoài của xương được cấu tạo bởi mô liên kết, tạo thành màng xương. Có 2 loại mô xương: mô xương cứng và mô xương xốp. Trục giữa của các xương dài thường rỗng chứa tuỷ xương.
Các xương được nối với nhau bởi các khớp. Có ba loại khớp là; khớp động, khớp bán động và khớp bất động.
Thành phần cấu tạo: 1/3 chất hữu cơ + 2/3 chất vô cơ. Chất hữu cơ dẻo, bền, chắc và có tính đàn hồi cao. Chất vô cơ chủ yếu là CaCO3 và Ca3(PO4)2 làm cho xương cứng rắn. Nhờ có sự phối hợp của hai chất này mà xương có thuộc tính bền chắc và cứng rắn.
- Ở trẻ em: chất hữu cơ chiếm ưu thế nên xương mềm, dễ bị biến dạng nếu trẻ đi, đứng, ngồi không đúng tư thế. Ở người già chất vô cơ chiếm ưu thế nên xương giòn, dễ gẫy.
2. Cấu tạo của bộ xương : Bộ xương người có khoảng 200 xương chia làm 3 phần: Xương đầu, Xương mình, Xương chi
+ Xương đầu
* Xương sọ: gồm 8 xương dẹp nối với nhau bởi khớp bất động tạo thành khoang rỗng chứa não.
* Xương mặt: gồm 14 xương bất động và một xương động (xương hàm dưới)
Ở xương đầu có nhiều hốc, chủ yếu chứa cơ quan cảm giác như: mắt. tai, mũi, miệng…
+ Xương mình
- Cột sống: có nhiều đốt, các khớp có sụn đàn hồi và nối nhau bởi khớp bán động. Cột sống không thẳng mà có những khúc uốn ở các vị trí: cổ, lưng, mông, hông.
* Lồng ngực: Do cột sống, xương sườn và xương ức tạo thành, 10 đôi xương sườn nối với xương ức bởi sụn, còn 2 đôi cuối tự do gọi là sườn cụt.
+ Xương chi:
* Xương chi trên: gồm có xương đai vai và xương tay. Xương tay gồm xương cánh tay, xương cẳng tay (xương trụ và xương quay) và xương bàn tay (8 xương cổ tay + 5 xương đốt bàn tay + xương đốt ngón tay)
- Xương chi dưới: gồm có xương đai hông (xương chậu) và xương chân: xương đùi, xương ống chân (Xương chày và xương mác) và xương bàn chân
III - ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN XƯƠNG CỦA TRẺ EM.
Hợp tử: xương sụn -> 6 tháng tuổi: xương được cốt hoá -> mới sinh: xương nhiều sụn, thóp lớn và thóp bé -> 1 năm: xương tiếp tục được cốt hoá mạnh -> 22 – 23 tuổi: xương dài hoàn thành sự cốt hoá.
Chiều dài tăng mạnh trong những năm đầu, sau đó giảm dần, chiều dày của xương có thể tăng suốt đời.
Xương sọ phát triển không đều, mạnh nhất trong năm đầu -> 3 tuổi đạt 80% -> 7 – 8 tuổi: 90% so với người lớn. Tỷ lệ phát triển giữa xương sọ và xương mặt , giữa các xương mặt không đều làm thay đổi hình dạng đầu và mặt.
Xương cột sống chưa ổn định, lúc đầu thẳng và còn nhiều sụn, sau mới hình thành dáng cong và cốt hoá dần.
Chiều ngang của lồng ngực phát triển mạnh hơn chiều trước sau nên lồng ngực chuyển dần từ dạng tròn sang dạng dẹp trước sau.
- Trước 7 tuổi sự phát triển xương chậu của bé trai và gái giống nhau, sau đó phát triển theo hướng phân hoá dần và đến 20 – 21 tuổi thì dừng lại
B - HỆ CƠ
I - CHỨC NĂNG
Kiến tạo cơ thể
Nối các xương và giữ tư thế cho cơ thể
Cùng với xương làm cho cơ thể vận động được
- Ngoài ra cơ co giải phóng năng lượng làm cơ thể nóng lên, tham gia vào bộ phận phát âm…
II - CẤU TẠO
Hệ cơ của người có khoảng 600 cơ. chia thành 3 nhóm: cơ đầu, cơ thân và cơ chi.
+ Cơ đầu:cơ vùng đầu, mặt và cổ. Cơ vùng đầu mặt gồm có cơ nhai và cơ nét mặt. Cơ nét mặt có 1 hoặc 2 đầu bám vào da nên khi co dãn sẽ tạo ra những biểu hiện khác nhau của nét mặt. Cơ vùng cổ làm ngửa đầu quay sang 2 bên hoặc cúi xuống.
+ Cơ thân: cơ vùng bụng, lưng, ngực. Cơ vùng lưng giữ cột sống thẳng đứng, cơ vùng ngực thực hiện động tác thở, cơ vùng bụng tạo thành ổ bụng, tham gia hô hấp và thực hiện các động tác gập, nghiêng người.
+ Cơ chi: Các cơ của chi trên đảm bảo sự cử động của tay và cơ chi dưới gây ra cử động của chân. Trong các cơ cử động của chi ngoài cơ gập, cơ duỗi còn có các cơ gây cử động xoay tròn (cơ xoay cổ tay) và những cơ làm cho tay, chân dang ra hoặc khép lại.
* Các loại cơ:
- Cơ trơn:
- Cơ vân:
- Cơ tim:
III – CƠ CHẾ CO CƠ
Khi bị kích thích, xung động thần kinh từ trung ương thần kinh -> cơ, dòng điện động xuất hiện và lan toả theo 2 chiều của sợi cơ với vận tốc 3 – 5 m/s, làm co cơ.
Trong trạng thái yên tĩnh các sợi actin nằm cách biệt với sợi miozin. Dưới tác dụng của dòng điện các sợi actin chui vào khoảng giữa các sợi miozin làm cho chiều dài của cơ rút ngắn lại.
- Sự chuyển động của các sợi actin và miozin:
Xem clip “Hoạt động của hệ cơ”
Năng lượng co cơ: trực tiếp là ATP, gián tiếp là glucoz qua hô hấp nội bào
Sự mỏi cơ: Là hiện tượng giảm sút hoặc ngừng hẳn hoạt động của các cơ do làm việc.
- Nguyên nhân do axit lactic tích tụ trong cơ gây ức chế sự co dãn của cơ hoặc có thể cơ cần năng lượng bổ sung cho năng lượng dự trữ hết dần.
* Các chế độ co cơ
Chế độ co đơn (0,1s): pha tiềm tàng (0,01s), pha co cơ (0,04s), pha dãn cơ (0,05s)
Chế độ co cứng:
+ Co cứng răng cưa (co cứng không hoàn toàn)
+ Co cứng trơn (co cứng hoàn toàn)
IV - ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CƠ Ở TRẺ EM: Không đều
- Cơ phát triển cả chiều dài và chiều dày. Các cơ lớn phát triển sớm, còn các cơ nhỏ phát triển muộn hơn nên trẻ khó thực hiện các động tác tinh vi phức tạp. Đến 6 – 7 tuổi các cơ đảm bảo tư thế đứng thẳng và đi phát triển mạnh trẻ trở nên hiếu động. Trương lực của cơ gập lớn hơn cơ duỗi -> trẻ không ngồi thẳng lưng trong một thời gian dài.
7 – 9 tuổi các cơ tay chân phát triển mạnh nên động tác trở nên mạnh mẽ nhưng khả năng thực hiện động tác tinh vi khó khăn.
9 – 11 tuổi, xương bàn hoàn chỉnh, các cơ nhỏ ở bàn tay, chân khá phát triển nên động tác vừa mạnh mẽ lại khéo léo chính xác hơn.
Ở trẻ em, các sợi cơ còn mảnh, lực co cơ yếu nên khi làm việc trẻ sẽ chóng mệt.
* Các biện pháp phòng ngừa sai lệch tư thế của trẻ
Cho trẻ ăn uống đủ chất, lượng và phù hợp với nhu cầu lứa tuổi sao cho giúp cơ thể phát triển tốt, tránh còi xương, suy dinh dưỡng.
- Thường xuyên cho trẻ tập thể dục thể thao, chơi các trò chơi vận động, dạo chơi nơi thoáng mát củng cố sức khoẻ và bộ máy vận động.
Quan tâm đến tư thế của trẻ mọi lúc mọi nơi
- Trong khi ngủ không nên cho trẻ nằm trên đệm quá cứng hoặc quá mềm hoặc nằm nghiêng lâu một bên vì điều đó ảnh hưởng đến cột sống của trẻ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thảo Nguyên
Dung lượng: 882,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)