Sinh lý học trẻ em
Chia sẻ bởi Bùi Thảo Nguyên |
Ngày 12/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: Sinh lý học trẻ em thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CHƯƠNG 5: SINH LÝ TUẦN HOÀN
A – MÁU
I - CHỨC NĂNG CỦA MÁU
1. Chức năng vận chuyển: O2, CO2, dinh dưỡng, chất thải, hoocmon
2. Chức năng bảo vệ: nhờ khả năng thực bào và tiết ra kháng thể
3. Điều hoà phản ứng nội môi và điều hoà cơ thể: Điều hoà nhiệt độ và ổn định pH máu.
II – THÀNH PHẦN CỦA MÁU
Huyết tương: Chiếm 55 – 60% thể tích máu, màu hơi vàng, vị hơi mặn gồm 90% H2O + 7% protein + 1% muối khoáng + 0,12% gluxit + 0,8 % lipit.
- Protein: albumin, globulin, fibrinogen.
+ Chức năng:
* Tạo thành dòng chảy trong hệ mạch, giúp các tế bào máu di chuyển.
* Ổn định độ pH và áp suất máu
* Tham gia vào phản ứng đông máu
2. Hồng cầu
Thành phần quan trọng nhất của hồng cầu là Hb (Fe2+), chiếm 35% khối lượng -> hồng cầu có màu đỏ
* Số lượng: khoảng 4,4 triệu/mm3 máu, có thể dao động trong một phạm vi nhất định.
- Thời gian sống: 100 – 120 ngày.
Nơi sản xuất: từ các tế bào gốc vạn năng trong tủy đỏ của xương.
Nơi tiêu hủy: gan và lá lách
- Chức năng: Vận chuyển O2 và CO2
Hb dễ kết hợp bền vững với CO hơn O2: 250 lần -> Hồng cầu mất khả năng vận chuyển O2 và có thể gây ngạt thở.
Xem clip “Sự kết hợp của Hb với oxi và cacbonic”
3. Bạch cầu: Là những tế bào có nhân, có hình dạng biến đổi và di động được.
- Ở người lớn: * Nam : 7000 ± 700 bạch cầu/mm3
* Nữ: 6200 ± 550 bạch cầu/ mm3
Số lượng bạch cầu thay đổi theo các trạng thái của cơ thể. (tăng khi mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính và giảm khi nhiễm độc, phản xạ suy tuỷ, sau bữa ăn số lượng bạch cầu tăng lên chút ít.)
Đời sống bạch cầu rất ngắn, ở trong máu khoảng 6 – 8h, sau đó xuyên qua mạch máu vào các mô và ở đó 2 – 3 ngày, riêng bạch cầu lympho sống 100 – 300 ngày.
Công thức bạch cầu:
- Chức năng: bảo vệ cơ thể nhờ 2 khả năng thực bào và tiết ra kháng thể
* Sự thực bào: được thực hiện chủ yếu do bạch cầu mono, bạch cầu trung tính và bạch cầu ưa axit.
Sơ đồ quá trình thực bào của bạch cầu
A: Mạch máu mở rộng, bạch cầu chui ra khỏi mạch máu tới ổ viêm
B: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng
* Khả năng tiết ra kháng thể: do các bạch cầu lympho thực hiện
4. Tiểu cầu
Là những tế bào nhỏ, không nhân, đường kính 2 – 4 µm
Số lượng: 200000 – 400000/ mm3 máu, số lượng tiểu cầu thường dao động, tăng khi ăn nhiều thịt, khi bị dị ứng hay chảy máu; giảm khi nhiễm trùng hoặc thiếu máu ác tính.
Đời sống của tiểu cầu rất ngắn 4 – 6 ngày
Nơi sản sinh: tế bào có nhân khổng lồ ở tuỷ xương.
- Chức năng chủ yếu: giải phóng Tromboplastin gây đông máu.
III – TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA MÁU
1. Trọng lượng máu chiếm 1/13 trọng lượng cơ thể. Tổng số máu trong cơ thể khoảng 4 – 5 lít
- Khối lượng máu trẻ em thay đổi trong một phạm vi lớn theo lứa tuổi và đặc điểm cơ thể.
2. Tỷ trọng và độ nhớt
- Tỷ trọng: 1,05 – 1,06, tỷ trọng của huyết tương 1,028 và của hồng cầu là 1,1
- Độ nhớt: lớn gấp 4 – 5 lần nước. Máu trẻ em quánh hơn người lớn.
3. Nhóm máu: Dựa vào ngưng kết nguyên trong hồng cầu và nhưng kết tố trong huyết tương, máu được chia thành 4 nhóm: A, B, O, AB.
- Sự ngưng kết xảy ra khi A gặp α hoặc B gặp β.Sơ đồ truyền máu:
Nguyên tắc truyền máu:
+ Chung: Không để kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau.
+ Tối thiểu: Tuân theo sơ đồ truyền máu
+ Khi truyền khác máu: chỉ được truyền 1 lần, lượng truyền không quá 250 ml và tốc độ truyền chậm.
Ở đa số người Việt Nam (99,93%) còn có kháng nguyên Rh (Rh+), người không có kháng nguyên là Rh-, hai nhóm máu này cũng không thể truyền cho nhau.
4. Đông máu: là phản ứng bảo vệ cơ thể giữ cho cơ thể khỏi bị mất máu khi bị thương. Đó là một qúa trình lý hoá phức tạp, có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:
Xem clip “Quá trình đông máu”
Hiện tượng máu khó đông: khi bị tổn thương máu chảy liên tục rất khó hoặc không cầm được máu.
* Nguyên nhân: thiếu hụt các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu (Vit K, Ca, bệnh nhân mắc các bệnh về gan không tổng hợp được fibrinogen: viêm gan, xơ gan…hay bệnh nhân bị thiếu máu ác tính do đột biến gen).
Ứng dụng cơ chế đông máu trong việc chống mất máu
IV - ĐẶC ĐIỂM CỦA MÁU Ở TRẺ EM
1. Sự tạo máu: bắt đầu khi thai 3 tuần, máu được sản xuất ở tuỷ xương, gan, lá lách, sau khi ra đời chỉ có tuỷ xương sản xuất máu.
- Sự tạo máu ở trẻ rất mạnh và không ổn định
2. Cấu tạo máu
- Thành phần các chất vô cơ trong máu trẻ em giống người lớn, còn các chất hữu cơ thì thay đổi theo tuổi.
- Hồng cầu ở trẻ em có kích thước đa dạng, hàm lượng Hb lớn hơn 1,5 lần so với người lớn -> máu đặc quánh.
B - HỆ TUẦN HOÀN MÁU
I - CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN: Lưu thông máu để đảm bảo chức năng của máu.
II - CẤU TẠO: Gồm có tim và các mạch máu, tạo thành hệ thống kín, chia thành 2 vòng tuần hoàn
Tim
Nằm trong lồng ngực, chếch sang trái và ra phía trước
Tim hình nón, đáy hướng lên trên, mỏm quay xuống dưới. Tim ở nam nặng 265g, ở nữ: 240g.
Tim gồm hai nửa trái và phải hoàn toàn tách biệt nhau bởi vách ngăn. Mỗi nửa gồm tâm nhĩ ở trên và tâm thất ở dưới thông với nhau bởi các van nhĩ - thất. Van tim làm cho máu chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Giữa tâm thất và các động mạch cũng như giữa tâm nhĩ và tĩnh mạch cũng có van bán nguyệt và van tổ chim.
2. Mạch máu
- Gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
+ Càng xa tim các mạch càng phân nhánh và càng nhỏ. Mao mạch rất nhỏ nhưng tổng chiều dài khoảng 100000 km và diện tích tiếp xúc khoảng 6000 m2.
+ Thành động mạch, tĩnh mạch gồm có 3 lớp và có khả năng đàn hồi cao. Thành động mạch dày hơn thành tĩnh mạch.
+ Thành mao mạch rất mỏng, chỉ có một lớp tế bào dẹt tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi chất giữa mao mạch và tế bào.
Vòng tuần hoàn nhỏ: Xuất phát từ tâm thất phải -> động mạch phổi -> hệ thống mao mạch phổi -> tĩnh mạch phổi -> tâm nhĩ trái. Máu từ tâm nhĩ trái -> tâm thất trái.
- Vòng tuần hoàn lớn: Xuất phát từ tâm thất trái theo quai động mạch -> động mạch chủ -> các động mạch -> hệ thống mao mạch -> các tĩnh mạch -> các tĩnh mạch chủ -> về tâm nhĩ phải. Máu từ tâm nhĩ phải đổ xuống tâm thất phải.
II – SINH LÝ TUẦN HOÀN
1 Sinh lý của tim
- Mỗi lần tim co bóp trải qua 3 thời kỳ -> chu kỳ tim
+ Thời kỳ tâm nhĩ co: van nhĩ thất mở máu từ tâm nhĩ dồn xuống tâm thất, kéo dài 0,1s.
+ Thời kỳ tâm thất co: Van nhĩ thất đóng, van bán nguyệt mở, máu từ tâm thất dồn vào động mạch, kéo dài 0,3s.
+ Thời kỳ giãn chung (0,4s): cả tâm thất và tâm nhĩ đều giãn, máu từ tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ và máu từ tâm nhĩ đổ xuống tâm thất.
- Nhịp tim: Là số lần tim co bóp trong một phút.
2. Sự vận chuyển máu
- Máu chảy trong mạch do lực đẩy của tim và tính đàn hồi của mạch máu, cho nên huyết áp ở các động mạch gần tim cực lớn, càng xa tim huyết áp càng giảm. Huyết áp tối đa ứng với pha co tâm thất và huyết áp tối thiểu ứng với pha giãn chung.
3. Điện tâm đồ
- Khi tim hoạt động cũng phát sinh ra một dòng điện và truyền ra khắp cơ thể, thành một điện trường có sự phân cực. Đồ thị đo hoạt động của tim gọi là điện tâm đồ
- Một chu kỳ co bóp của tim gồm 5 dao động: P, Q, R, S, T
Sơ đồ điện tâm đồ:
4. Huyết áp
- Tim co bóp tạo nên lực đẩy máu chảy trong động mạch. Máu chảy trong mạch với một áp lực nhất định gọi là huyết áp. Huyết áp khi tim co là huyết áp tối đa và khi tim dãn là huyết áp tối thiểu -> hiệu số 2 huyết áp là điều kiện để tuần hoàn máu.
Huyết áp là kết quả tổng hợp của: sức co bóp của tim, sức cản của dòng máu, khối lượng máu và độ quánh của máu.
Huyết áp phụ thuộc vào tuổi và biến đổi có tính chất chu kỳ.
Huyết áp còn thay đổi theo giới tính và phụ thuộc vào các hoạt động của con người.
III - ĐẶC ĐIỂM TUẦN HOÀN Ở TRẺ EM
Ở trẻ sơ sinh tim hình tròn và nằm ngang, tâm nhĩ lớn , sau đó tâm nhĩ và tâm thất lớn đều, các sợi tim dày thêm và các van tim chắc thêm.
Lòng động mạch của trẻ rộng hơn so với người lớn và phát triển hơn so với tĩnh mạch.
- Nhịp tim giảm dần và thể tích co tim tăng dần theo tuổi.
Ở trẻ em tim co bóp không đều về cả nhịp và cường độ. Trong trạng thái nằm yên nhịp tim đổi một vài lần. Ở 7 – 8 tuổi nhịp tim của một số trẻ đã ổn định. Đa số trẻ đến 14 – 15 tuổi nhịp tim mới ổn định.
* Một số bệnh về hệ tuần hoàn: Sốc tuần hoàn, huyết áp cao, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim…
+ Bệnh thấp tim (viêm màng trong tim): Gây hẹp van 2 lá của tim và để lại di chứng vĩnh viễn.
Nguyên nhân khởi đầu từ viêm họng nhiều lần và kéo dài, sau 2 -3 tuần bị viêm họng bệnh nhân chuyển sang viêm khớp kéo dài 5 -7 ngày. Sau khi khỏi viêm khớp chính kháng thể xuất hiện để đối phó với liên cầu khuẩn gây viêm họng lại phá huỷ mô màng tim và cơ tim.
Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 3 – 20.
* Vệ sinh tuần hoàn
Tăng cường tập thể dục, không hút thuốc lá, không uống rượu, tránh các stress, có chế động lao động và nghỉ ngơi phù hợp,.
Điều tiết ăn uống (VD: ăn đủ chất, cân đối giữa các nhóm chất, ăn vừa đủ lượng chất béo không no, ăn ít đường, muối...),
Đối với trẻ cần tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch bằng cách cho trẻ ăn uống đủ và cân đối giữa các nhóm chất, giữ vệ sinh cơ thể và vệ sinh môi trường.
- Khi mắc các bệnh về hệ tuần hoàn, ngoài chế độ ăn uống, luyện tập, lao động... cần điều trị đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
A – MÁU
I - CHỨC NĂNG CỦA MÁU
1. Chức năng vận chuyển: O2, CO2, dinh dưỡng, chất thải, hoocmon
2. Chức năng bảo vệ: nhờ khả năng thực bào và tiết ra kháng thể
3. Điều hoà phản ứng nội môi và điều hoà cơ thể: Điều hoà nhiệt độ và ổn định pH máu.
II – THÀNH PHẦN CỦA MÁU
Huyết tương: Chiếm 55 – 60% thể tích máu, màu hơi vàng, vị hơi mặn gồm 90% H2O + 7% protein + 1% muối khoáng + 0,12% gluxit + 0,8 % lipit.
- Protein: albumin, globulin, fibrinogen.
+ Chức năng:
* Tạo thành dòng chảy trong hệ mạch, giúp các tế bào máu di chuyển.
* Ổn định độ pH và áp suất máu
* Tham gia vào phản ứng đông máu
2. Hồng cầu
Thành phần quan trọng nhất của hồng cầu là Hb (Fe2+), chiếm 35% khối lượng -> hồng cầu có màu đỏ
* Số lượng: khoảng 4,4 triệu/mm3 máu, có thể dao động trong một phạm vi nhất định.
- Thời gian sống: 100 – 120 ngày.
Nơi sản xuất: từ các tế bào gốc vạn năng trong tủy đỏ của xương.
Nơi tiêu hủy: gan và lá lách
- Chức năng: Vận chuyển O2 và CO2
Hb dễ kết hợp bền vững với CO hơn O2: 250 lần -> Hồng cầu mất khả năng vận chuyển O2 và có thể gây ngạt thở.
Xem clip “Sự kết hợp của Hb với oxi và cacbonic”
3. Bạch cầu: Là những tế bào có nhân, có hình dạng biến đổi và di động được.
- Ở người lớn: * Nam : 7000 ± 700 bạch cầu/mm3
* Nữ: 6200 ± 550 bạch cầu/ mm3
Số lượng bạch cầu thay đổi theo các trạng thái của cơ thể. (tăng khi mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính và giảm khi nhiễm độc, phản xạ suy tuỷ, sau bữa ăn số lượng bạch cầu tăng lên chút ít.)
Đời sống bạch cầu rất ngắn, ở trong máu khoảng 6 – 8h, sau đó xuyên qua mạch máu vào các mô và ở đó 2 – 3 ngày, riêng bạch cầu lympho sống 100 – 300 ngày.
Công thức bạch cầu:
- Chức năng: bảo vệ cơ thể nhờ 2 khả năng thực bào và tiết ra kháng thể
* Sự thực bào: được thực hiện chủ yếu do bạch cầu mono, bạch cầu trung tính và bạch cầu ưa axit.
Sơ đồ quá trình thực bào của bạch cầu
A: Mạch máu mở rộng, bạch cầu chui ra khỏi mạch máu tới ổ viêm
B: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng
* Khả năng tiết ra kháng thể: do các bạch cầu lympho thực hiện
4. Tiểu cầu
Là những tế bào nhỏ, không nhân, đường kính 2 – 4 µm
Số lượng: 200000 – 400000/ mm3 máu, số lượng tiểu cầu thường dao động, tăng khi ăn nhiều thịt, khi bị dị ứng hay chảy máu; giảm khi nhiễm trùng hoặc thiếu máu ác tính.
Đời sống của tiểu cầu rất ngắn 4 – 6 ngày
Nơi sản sinh: tế bào có nhân khổng lồ ở tuỷ xương.
- Chức năng chủ yếu: giải phóng Tromboplastin gây đông máu.
III – TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA MÁU
1. Trọng lượng máu chiếm 1/13 trọng lượng cơ thể. Tổng số máu trong cơ thể khoảng 4 – 5 lít
- Khối lượng máu trẻ em thay đổi trong một phạm vi lớn theo lứa tuổi và đặc điểm cơ thể.
2. Tỷ trọng và độ nhớt
- Tỷ trọng: 1,05 – 1,06, tỷ trọng của huyết tương 1,028 và của hồng cầu là 1,1
- Độ nhớt: lớn gấp 4 – 5 lần nước. Máu trẻ em quánh hơn người lớn.
3. Nhóm máu: Dựa vào ngưng kết nguyên trong hồng cầu và nhưng kết tố trong huyết tương, máu được chia thành 4 nhóm: A, B, O, AB.
- Sự ngưng kết xảy ra khi A gặp α hoặc B gặp β.Sơ đồ truyền máu:
Nguyên tắc truyền máu:
+ Chung: Không để kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau.
+ Tối thiểu: Tuân theo sơ đồ truyền máu
+ Khi truyền khác máu: chỉ được truyền 1 lần, lượng truyền không quá 250 ml và tốc độ truyền chậm.
Ở đa số người Việt Nam (99,93%) còn có kháng nguyên Rh (Rh+), người không có kháng nguyên là Rh-, hai nhóm máu này cũng không thể truyền cho nhau.
4. Đông máu: là phản ứng bảo vệ cơ thể giữ cho cơ thể khỏi bị mất máu khi bị thương. Đó là một qúa trình lý hoá phức tạp, có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:
Xem clip “Quá trình đông máu”
Hiện tượng máu khó đông: khi bị tổn thương máu chảy liên tục rất khó hoặc không cầm được máu.
* Nguyên nhân: thiếu hụt các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu (Vit K, Ca, bệnh nhân mắc các bệnh về gan không tổng hợp được fibrinogen: viêm gan, xơ gan…hay bệnh nhân bị thiếu máu ác tính do đột biến gen).
Ứng dụng cơ chế đông máu trong việc chống mất máu
IV - ĐẶC ĐIỂM CỦA MÁU Ở TRẺ EM
1. Sự tạo máu: bắt đầu khi thai 3 tuần, máu được sản xuất ở tuỷ xương, gan, lá lách, sau khi ra đời chỉ có tuỷ xương sản xuất máu.
- Sự tạo máu ở trẻ rất mạnh và không ổn định
2. Cấu tạo máu
- Thành phần các chất vô cơ trong máu trẻ em giống người lớn, còn các chất hữu cơ thì thay đổi theo tuổi.
- Hồng cầu ở trẻ em có kích thước đa dạng, hàm lượng Hb lớn hơn 1,5 lần so với người lớn -> máu đặc quánh.
B - HỆ TUẦN HOÀN MÁU
I - CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN: Lưu thông máu để đảm bảo chức năng của máu.
II - CẤU TẠO: Gồm có tim và các mạch máu, tạo thành hệ thống kín, chia thành 2 vòng tuần hoàn
Tim
Nằm trong lồng ngực, chếch sang trái và ra phía trước
Tim hình nón, đáy hướng lên trên, mỏm quay xuống dưới. Tim ở nam nặng 265g, ở nữ: 240g.
Tim gồm hai nửa trái và phải hoàn toàn tách biệt nhau bởi vách ngăn. Mỗi nửa gồm tâm nhĩ ở trên và tâm thất ở dưới thông với nhau bởi các van nhĩ - thất. Van tim làm cho máu chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Giữa tâm thất và các động mạch cũng như giữa tâm nhĩ và tĩnh mạch cũng có van bán nguyệt và van tổ chim.
2. Mạch máu
- Gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
+ Càng xa tim các mạch càng phân nhánh và càng nhỏ. Mao mạch rất nhỏ nhưng tổng chiều dài khoảng 100000 km và diện tích tiếp xúc khoảng 6000 m2.
+ Thành động mạch, tĩnh mạch gồm có 3 lớp và có khả năng đàn hồi cao. Thành động mạch dày hơn thành tĩnh mạch.
+ Thành mao mạch rất mỏng, chỉ có một lớp tế bào dẹt tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi chất giữa mao mạch và tế bào.
Vòng tuần hoàn nhỏ: Xuất phát từ tâm thất phải -> động mạch phổi -> hệ thống mao mạch phổi -> tĩnh mạch phổi -> tâm nhĩ trái. Máu từ tâm nhĩ trái -> tâm thất trái.
- Vòng tuần hoàn lớn: Xuất phát từ tâm thất trái theo quai động mạch -> động mạch chủ -> các động mạch -> hệ thống mao mạch -> các tĩnh mạch -> các tĩnh mạch chủ -> về tâm nhĩ phải. Máu từ tâm nhĩ phải đổ xuống tâm thất phải.
II – SINH LÝ TUẦN HOÀN
1 Sinh lý của tim
- Mỗi lần tim co bóp trải qua 3 thời kỳ -> chu kỳ tim
+ Thời kỳ tâm nhĩ co: van nhĩ thất mở máu từ tâm nhĩ dồn xuống tâm thất, kéo dài 0,1s.
+ Thời kỳ tâm thất co: Van nhĩ thất đóng, van bán nguyệt mở, máu từ tâm thất dồn vào động mạch, kéo dài 0,3s.
+ Thời kỳ giãn chung (0,4s): cả tâm thất và tâm nhĩ đều giãn, máu từ tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ và máu từ tâm nhĩ đổ xuống tâm thất.
- Nhịp tim: Là số lần tim co bóp trong một phút.
2. Sự vận chuyển máu
- Máu chảy trong mạch do lực đẩy của tim và tính đàn hồi của mạch máu, cho nên huyết áp ở các động mạch gần tim cực lớn, càng xa tim huyết áp càng giảm. Huyết áp tối đa ứng với pha co tâm thất và huyết áp tối thiểu ứng với pha giãn chung.
3. Điện tâm đồ
- Khi tim hoạt động cũng phát sinh ra một dòng điện và truyền ra khắp cơ thể, thành một điện trường có sự phân cực. Đồ thị đo hoạt động của tim gọi là điện tâm đồ
- Một chu kỳ co bóp của tim gồm 5 dao động: P, Q, R, S, T
Sơ đồ điện tâm đồ:
4. Huyết áp
- Tim co bóp tạo nên lực đẩy máu chảy trong động mạch. Máu chảy trong mạch với một áp lực nhất định gọi là huyết áp. Huyết áp khi tim co là huyết áp tối đa và khi tim dãn là huyết áp tối thiểu -> hiệu số 2 huyết áp là điều kiện để tuần hoàn máu.
Huyết áp là kết quả tổng hợp của: sức co bóp của tim, sức cản của dòng máu, khối lượng máu và độ quánh của máu.
Huyết áp phụ thuộc vào tuổi và biến đổi có tính chất chu kỳ.
Huyết áp còn thay đổi theo giới tính và phụ thuộc vào các hoạt động của con người.
III - ĐẶC ĐIỂM TUẦN HOÀN Ở TRẺ EM
Ở trẻ sơ sinh tim hình tròn và nằm ngang, tâm nhĩ lớn , sau đó tâm nhĩ và tâm thất lớn đều, các sợi tim dày thêm và các van tim chắc thêm.
Lòng động mạch của trẻ rộng hơn so với người lớn và phát triển hơn so với tĩnh mạch.
- Nhịp tim giảm dần và thể tích co tim tăng dần theo tuổi.
Ở trẻ em tim co bóp không đều về cả nhịp và cường độ. Trong trạng thái nằm yên nhịp tim đổi một vài lần. Ở 7 – 8 tuổi nhịp tim của một số trẻ đã ổn định. Đa số trẻ đến 14 – 15 tuổi nhịp tim mới ổn định.
* Một số bệnh về hệ tuần hoàn: Sốc tuần hoàn, huyết áp cao, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim…
+ Bệnh thấp tim (viêm màng trong tim): Gây hẹp van 2 lá của tim và để lại di chứng vĩnh viễn.
Nguyên nhân khởi đầu từ viêm họng nhiều lần và kéo dài, sau 2 -3 tuần bị viêm họng bệnh nhân chuyển sang viêm khớp kéo dài 5 -7 ngày. Sau khi khỏi viêm khớp chính kháng thể xuất hiện để đối phó với liên cầu khuẩn gây viêm họng lại phá huỷ mô màng tim và cơ tim.
Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 3 – 20.
* Vệ sinh tuần hoàn
Tăng cường tập thể dục, không hút thuốc lá, không uống rượu, tránh các stress, có chế động lao động và nghỉ ngơi phù hợp,.
Điều tiết ăn uống (VD: ăn đủ chất, cân đối giữa các nhóm chất, ăn vừa đủ lượng chất béo không no, ăn ít đường, muối...),
Đối với trẻ cần tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch bằng cách cho trẻ ăn uống đủ và cân đối giữa các nhóm chất, giữ vệ sinh cơ thể và vệ sinh môi trường.
- Khi mắc các bệnh về hệ tuần hoàn, ngoài chế độ ăn uống, luyện tập, lao động... cần điều trị đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thảo Nguyên
Dung lượng: 1,19MB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)