Sinh lý học trẻ em
Chia sẻ bởi Bùi Thảo Nguyên |
Ngày 12/10/2018 |
51
Chia sẻ tài liệu: Sinh lý học trẻ em thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chương 7: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I . VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
- Trao đổi chất và năng lượng là điều kiện sống, sinh trưởng và phát triển của con người.
II . SỰ TRAO ĐỔI CHẤT
1. Sự trao đổi gluxit (C6H12O6)n
Thành phần: C, H, O; chiếm từ 4 – 6% khối lượng khô của tế bào.
Vai trò: kiến tạo tế bào và sản sinh năng lượng (2/3 năng lượng của tế bào).
Gluxit được hấp thụ dưới dạng gluco vào máu. Hàm lượng gluco trong máu ổn định 0,08 – 0,12%. Phần gluco còn lại sẽ biến thành glycogen dự trữ ở gan và cơ.
Ở tế bào gluco bị phân huỷ thành CO2 + H2O và năng lượng, 1g gluco -> 4,1 kcal.
Người lớn mỗi ngày cần: 450g gluxit.
- Ở tế bào protein, lipit có thể chuyển hoá thành gluxit.
2. Trao đổi lipit
Thành phần: C, H, O chiếm 20% khối lượng khô của tế bào
Vai trò chủ yếu: Kiến tạo tế bào và cung cấp năng lượng.
Lipit được hấp thụ dưới dạng glyxerin và a.béo. Một phần lipit trong cơ thể được dự trữ dưới dạng mỡ.
- Lipit bị phân huỷ thành CO2 + H2O và năng lượng: 1g lipit ->9,3 kcal
Ở tế bào protein, gluxit có thể chuyển hoá thành lipit.
- Người lớn cần mỗi ngày 70 – 90g.
3. Trao đổi protein
Thành phần: C, H, O, N, S, P; chiếm 65% - 75% trọng lượng khô của tế bào
Protein được hấp thụ dưới dạng axit amin, đến tế bào các axit amin được tổng hợp thành protein đặc trưng cho cơ thể.
Có 25 loại axit amin, chia thành 2 nhóm: Nhóm axit amin không thay thế (Val, Leu, Ile, Met, Thr, Phe, Trp, Lys, Agr, His, Cys)
và nhóm axit amin thay thế
Protein được dự trữ ở gan và có thể chuyển hoá thành gluxit, lipit. Ở tế bào protein được phân huỷ thành ure, amoniac và giải phóng năng lượng. 1g protein -> 4,1 Kcal
- Người lớn cần 100 – 120g protein/ ngày.
4. Trao đổi nước
Nước là dung môi và là điều kiện cần cho mọi quá trình sinh hoá của tế bào. Nước chiếm 70% khối lượng cơ thể, ít nhất là mô xương (22%), nhiều nhất là mô mỡ (83%).
Nước lấy vào cơ thể qua thức ăn nước uống hàng ngày. Mỗi ngày một người cần 2 – 2,5 lít nước. Nhu cầu của nước thay đổi theo trạng thái cơ thể và tuỳ theo lứa tuổi.
- Nước được thải ra ngoài qua hệ bài tiết, hệ hô hấp và bốc hơi qua da.
5. Trao đổi muối khoáng
Là thành phần không thể thiếu được trong các mô, enzim, hoocmon -> ảnh hưởng đến tất cả các quá trình sống.
Các loại muối khoáng tồn tại trong cơ thể với một tỷ lệ xác định. Một số có hàm lượng lớn như: K, Na, Mg, P, Cl…một số có hàm lượng nhỏ như: I, Fe, Cu, Mn…
Muối khoáng được lấy vào cơ thể dưới dạng hoà tan trong nước hoặc sẵn có trong thức ăn và được thải ra ngoài qua nước tiểu và mồ hôi.
- Nhu cầu các loại muối khoáng tuỳ tuổi, tuỳ trạng thái cơ thể. Ví dụ: 1 ngày cần 10 – 12g NaCl.
6. Vitamin
Là trung tâm hoạt động của các enzim và tham gia cấu tạo của hoocmon -> quan trọng với trao đổi chất.
Vitamin được lấy vào dưới dạng thức ăn và dạng tổng hợp.
Nhu cầu vitamin ở trẻ em lớn hơn người lớn.
Các vitamin phổ biến như: Vit A cần cho mắt, Vit B1 cần cho thần kinh, trao đổi nước, Vit C chống hoại huyết, Vit D chống còi xương, Vit E cần cho sinh sản, Vit B12 chống thiếu máu…
VI - VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
- Hàng ngày trẻ cần ăn đủ các nhóm chất sau:
+ Thức ăn cung cấp protein (thức ăn xây dựng): làm trẻ mau lớn, thông minh như thịt. cá, trứng, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc, vừng…
+ Thức ăn cung cấp Vit và muối khoáng (thức ăn bảo vệ): giúp trẻ chống lại bệnh tật như các loại rau, quả…
+ Thức ăn cung cấp năng lượng (thức ăn vận động): Làm cho trẻ đủ sức, đủ nhiên liệu như các loại ngũ cốc, dầu, mỡ, đường, mật…
- Để có cách ăn uống khoa học, phải dựa vào nhu cầu của cơ thể và tính chất của thức ăn.
Khẩu phần là lượng thức ăn cần cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
Nguyên tắc lập khẩu phần:
+ Đảm bảo đủ chất: gluxit, lipit, protein, nước, muối khoáng, vit. Đặc biệt phải đủ protein (30% là protein động vật).
+ Tỷ lệ các loại thức ăn phải cân đối, đảm bảo đủ số lượng và đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể.
+ Phải tính đến mức độ hấp thu của thức ăn
+ Phải tính đến sự cân bằng thu chi năng lượng, đảm bảo mức thu bằng mức chi năng lượng.
I . VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
- Trao đổi chất và năng lượng là điều kiện sống, sinh trưởng và phát triển của con người.
II . SỰ TRAO ĐỔI CHẤT
1. Sự trao đổi gluxit (C6H12O6)n
Thành phần: C, H, O; chiếm từ 4 – 6% khối lượng khô của tế bào.
Vai trò: kiến tạo tế bào và sản sinh năng lượng (2/3 năng lượng của tế bào).
Gluxit được hấp thụ dưới dạng gluco vào máu. Hàm lượng gluco trong máu ổn định 0,08 – 0,12%. Phần gluco còn lại sẽ biến thành glycogen dự trữ ở gan và cơ.
Ở tế bào gluco bị phân huỷ thành CO2 + H2O và năng lượng, 1g gluco -> 4,1 kcal.
Người lớn mỗi ngày cần: 450g gluxit.
- Ở tế bào protein, lipit có thể chuyển hoá thành gluxit.
2. Trao đổi lipit
Thành phần: C, H, O chiếm 20% khối lượng khô của tế bào
Vai trò chủ yếu: Kiến tạo tế bào và cung cấp năng lượng.
Lipit được hấp thụ dưới dạng glyxerin và a.béo. Một phần lipit trong cơ thể được dự trữ dưới dạng mỡ.
- Lipit bị phân huỷ thành CO2 + H2O và năng lượng: 1g lipit ->9,3 kcal
Ở tế bào protein, gluxit có thể chuyển hoá thành lipit.
- Người lớn cần mỗi ngày 70 – 90g.
3. Trao đổi protein
Thành phần: C, H, O, N, S, P; chiếm 65% - 75% trọng lượng khô của tế bào
Protein được hấp thụ dưới dạng axit amin, đến tế bào các axit amin được tổng hợp thành protein đặc trưng cho cơ thể.
Có 25 loại axit amin, chia thành 2 nhóm: Nhóm axit amin không thay thế (Val, Leu, Ile, Met, Thr, Phe, Trp, Lys, Agr, His, Cys)
và nhóm axit amin thay thế
Protein được dự trữ ở gan và có thể chuyển hoá thành gluxit, lipit. Ở tế bào protein được phân huỷ thành ure, amoniac và giải phóng năng lượng. 1g protein -> 4,1 Kcal
- Người lớn cần 100 – 120g protein/ ngày.
4. Trao đổi nước
Nước là dung môi và là điều kiện cần cho mọi quá trình sinh hoá của tế bào. Nước chiếm 70% khối lượng cơ thể, ít nhất là mô xương (22%), nhiều nhất là mô mỡ (83%).
Nước lấy vào cơ thể qua thức ăn nước uống hàng ngày. Mỗi ngày một người cần 2 – 2,5 lít nước. Nhu cầu của nước thay đổi theo trạng thái cơ thể và tuỳ theo lứa tuổi.
- Nước được thải ra ngoài qua hệ bài tiết, hệ hô hấp và bốc hơi qua da.
5. Trao đổi muối khoáng
Là thành phần không thể thiếu được trong các mô, enzim, hoocmon -> ảnh hưởng đến tất cả các quá trình sống.
Các loại muối khoáng tồn tại trong cơ thể với một tỷ lệ xác định. Một số có hàm lượng lớn như: K, Na, Mg, P, Cl…một số có hàm lượng nhỏ như: I, Fe, Cu, Mn…
Muối khoáng được lấy vào cơ thể dưới dạng hoà tan trong nước hoặc sẵn có trong thức ăn và được thải ra ngoài qua nước tiểu và mồ hôi.
- Nhu cầu các loại muối khoáng tuỳ tuổi, tuỳ trạng thái cơ thể. Ví dụ: 1 ngày cần 10 – 12g NaCl.
6. Vitamin
Là trung tâm hoạt động của các enzim và tham gia cấu tạo của hoocmon -> quan trọng với trao đổi chất.
Vitamin được lấy vào dưới dạng thức ăn và dạng tổng hợp.
Nhu cầu vitamin ở trẻ em lớn hơn người lớn.
Các vitamin phổ biến như: Vit A cần cho mắt, Vit B1 cần cho thần kinh, trao đổi nước, Vit C chống hoại huyết, Vit D chống còi xương, Vit E cần cho sinh sản, Vit B12 chống thiếu máu…
VI - VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
- Hàng ngày trẻ cần ăn đủ các nhóm chất sau:
+ Thức ăn cung cấp protein (thức ăn xây dựng): làm trẻ mau lớn, thông minh như thịt. cá, trứng, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc, vừng…
+ Thức ăn cung cấp Vit và muối khoáng (thức ăn bảo vệ): giúp trẻ chống lại bệnh tật như các loại rau, quả…
+ Thức ăn cung cấp năng lượng (thức ăn vận động): Làm cho trẻ đủ sức, đủ nhiên liệu như các loại ngũ cốc, dầu, mỡ, đường, mật…
- Để có cách ăn uống khoa học, phải dựa vào nhu cầu của cơ thể và tính chất của thức ăn.
Khẩu phần là lượng thức ăn cần cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
Nguyên tắc lập khẩu phần:
+ Đảm bảo đủ chất: gluxit, lipit, protein, nước, muối khoáng, vit. Đặc biệt phải đủ protein (30% là protein động vật).
+ Tỷ lệ các loại thức ăn phải cân đối, đảm bảo đủ số lượng và đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể.
+ Phải tính đến mức độ hấp thu của thức ăn
+ Phải tính đến sự cân bằng thu chi năng lượng, đảm bảo mức thu bằng mức chi năng lượng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thảo Nguyên
Dung lượng: 177,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)