Sinh lý học trẻ em

Chia sẻ bởi Bùi Thảo Nguyên | Ngày 12/10/2018 | 67

Chia sẻ tài liệu: Sinh lý học trẻ em thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chương 10: CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
I – KHÁI NIỆM

+ Tuyến ngoại tiết: Là những tuyến có ống dẫn kết thúc trên bề mặt da hay đổ vào một khoang nào đó của cơ thể.

+ Tuyến nội tiết: Là những tuyến không có ống dẫn, các chất hoá học do chúng tạo ra có hoạt tính cao và đổ thẳng vào máu.

Các tuyến nội tiết có nguồn gốc phát sinh không giống nhau nhưng đều có đặc điểm chung: Không có ống dẫn, kích thước nhỏ, có hệ thống mạch máu phong phú
II – CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
Tuyến sinh dục (nam)
Tuyến yên
Tuyến cận giáp
Tuyến tuỵ
Tuyến trên thận
Tuyến giáp
1. Tuyến yên

- Là phần phụ phía dưới của vỏ não, nặng 0,5 g, gồm có 3 thuỳ: thuỳ trước lớn, thuỳ sau nhỏ và thuỳ giữa phát triển yếu.

Thuỳ trước: Tiết ra hoocmon có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng

- Ưu năng: bệnh khổng lồ ở lứa tuổi trẻ, Ở người lớn: sẽ dẫn đến to đầu ngón,

- Nhược năng: ở trẻ ngừng tăng trưởng dẫn đến tật “người lùn”, trong khi trí tuệ vẫn phát triển bình thường, tỷ lệ phát triển thân thể vẫn giữ nguyên. Ở người lớn dẫn đến sự suy mòn cơ thể.
b) Thuỳ sau: Tiết ra 2 hoocmon chính:

Oxitoxin: phát động sự co của dạ con lúc đẻ và sự tiết sữa.

Vazoprexin (ADH): Kích thích sự tái hấp thu ở ống niệu

Tổn thương thuỳ sau gây đái tháo nước

c) Thuỳ giữa: có hoocmon MSH, kích thích sự tạo thành sắc tố trên da
- Sơ đồ vị trí tuyến giáp và tuyến cận giáp
2. Tuyến giáp

Hoocmon chủ yếu của tuyến giáp là tiroxin và canxitonin

Ưu năng tuyến giáp: gây bệnh Badơ (Basedow), bướu lồi mắt, bướu còi xương...Các triệu chứng: xuất hiện bướu cổ, người gầy, mắt lồi, mạch nhanh, các cơ run rẩy thần kinh dễ xúc cảm, tính tình thay đổi.

- Nhược năng: chuyển hoá giảm, cơ thể tích nước gây bệnh phù niêm (bệnh creatin), đần. Ở trẻ gây ra chứng lùn bé, trí óc kém phát triển thậm chí đần độn, sinh dục kém phát triển. Nếu chữa sớm trẻ sẽ phát triển bình thường.
3. Tuyến cận giáp: rất nhỏ, nằm cạnh tuyến giáp, nặng 0,15g.

Hoocmon chủ yếu là parathocmon có vai trò điều hoà chuyển hoá Ca, P.

Ưu năng: xuất hiện các bệnh về xương, xương mất Ca có hốc dễ gãy, răng rụng. Ca trong máu tăng, hoạt động tim bị biến loạn, hưng tính thần kinh giảm nên người đờ đẫn.

- Nhược năng: Do hàm lượng Ca thấp, hưng tính hệ thần kinh tăng gây co giật kéo dài (hiện tượng động kinh), khi lan tới các cơ hô hấp gây ngạt thở -> có thể gây tử vong. Ở trẻ em 1 – 2 tuổi đôi khi xuất hiện hiện tượng co cứng do bị thiểu năng tuyến cận giáp (do chấn thương, bị nhiễm độc, mắc các bệnh truyền nhiễm).
4. Tuyến ức

Chỉ hoạt động mạnh ở trẻ em, lớn dần đến tuổi dậy thì và sau đó giảm dần.

Tuyến ức có vai trò với sự phát triển giới tính của trẻ, đảm bảo cho tuyến sinh dục phát triển bình thường.

5. Tuyến tuỵ: Là một tuyến pha có 2 chức năng:

Chức năng ngoại tiết: tiết dịch tuỵ có tác dụng tiêu hoá

- Chức năng nội tiết: Do các đảo tuỵ tiết hoocmon
+ Insullin: Là hoocmon duy nhất làm giảm đường huyết do tăng tổng hợp glycogen vào các mô dự trữ (gan và cơ) và tăng chuyển hoá glucoz thành axit béo ở gan.

+ Glucagon: Có tác dụng ngược với Insullin

* Bệnh lý tuyến tuỵ: bệnh đái tháo đường.
6. Tuyến trên thận

Nằm trên 2 quả thận , nặng 6 – 10g, gồm 2 phần riêng biệt khác nhau về chức năng.

a) Phần vỏ: Tiết ra hoocmon tham gia vào quá trình chuyển hoá thuộc nhóm corticoit và nhóm hoocmon sinh dục Adrogen .
b) Phần tuỷ: Tiết adrenalin và noradrenalin

*Adrenalin; Tác dụng trực tiết lên tim, làm tăng hoạt động của tim, làm co những động mạch nhỏ ở mao mạch da, giãn mạch nuôi tim, do đó tăng huyết áp tối đa. Tăng chuyển hoá glycogen -> gluco -> tăng đường huyết.

* Noradrenalin: giống như adrenanin nhưng tác dụng mạnh hơn trong việc tăng huyết áp, làm co mạch toàn thân, làm tăng cả huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu.
7. Tuyến sinh dục

Là tuyến pha, vừa tiết sản phẩm sinh dục (tinh trùng ở nam và trứng ở nữ), vừa tiết hoocmon.

a) Cơ quan sinh dục nam: gồm 2 phần: phần nằm trong khoang bụng (tuyến sinh dục, túi tinh và ống dẫn tinh) và phần ở ngoài khoang bụng (tinh hoàn, dương vật).
- Hoocmon sinh dục nam: Hình thành trong các tế bào kẽ của tinh hoàn gồm:


Testosteron (hoocmon chính của tinh hoàn):

Có tác dụng biệt hoá sinh dục, làm phát triển cơ quan sinh dục phụ và các đặc điểm sinh dục thứ phát.

Kết hợp với FSH tác dụng lên sự hình thành phát triển hoạt động của tinh trùng và các chức năng dinh dưỡng của cơ quan sinh dục phụ.

* Tác dụng đến sự tăng trưởng, chuyển hoá đặc biệt là chuyển hoá protein. Ở thiếu niên gây gây hiện tượng dậy thì. Ở nữ cũng có một hàm lượng nhỏ testosteron do vỏ tuyến thượng thận và buồng trứng tiết ra, có tác dụng ức chế sự rụng trứng và tiết sữa.
b) Cơ quan sinh dục nữ

Gồm 2 phần: Trong khoang bụng (buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và âm đạo) và ngoài khoang bụng (âm hộ và tuyến vú)

Hoocmon sinh dục nữ:

Hoocmon buồng trứng: thuộc nhóm Ơstrogen -> dậy thì ở cơ thể thiếu nữ, làm phát triển cơ quan sinh dục, làm xuất hiện đặc điểm sinh dục phụ ở nữ gây tích nước trong cơ thể. Ngoài ra còn gây biến đổi theo chu kỳ của tử cung và âm đạo.

- Hoocmon thể vàng (thuộc nhóm Progesteron): là hoocmon trợ thai quan trọng nhất, chuẩn bị cho trứng làm tổ, tạo điều kiện cho thai phát triển , thiếu hoocmon này thai không phát triển được. Đồng thời ức chế bài tiết LH, làm tuyến vú phát triển.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thảo Nguyên
Dung lượng: 214,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)